Table of Contents
Với sự phát triển của các phần mềm cũng như các tựa game ngày càng nặng hơn và đòi hỏi một cấu hình phần cứng đủ mạnh để có thể chạy được thì một chiếc card rời là điều không thể thiếu. Tuy nhiên bạn đã hiểu rõ card rời là gì cũng như những tính năng ưu việt của nó chưa? Hãy cùng khám phá qua bài chia sẻ dưới đây của GhienCongNghe. Bắt đầu thôi
Card rời là gì?
Card rời hay card màn hình rời, là loại card màn hình phổ biến hiện nay và được thiết kế tách biệt hoàn toàn khỏi mainboard và những linh kiện khác của máy tính. Nó đóng vai trò riêng biệt chuyên xử lý những tác vụ nặng về hình ảnh hay đồ họa của một tọa game hay một chương trình.
Card rời được trang bị các bộ phận chuyên dụng và không hề sử dụng tài nguyên bộ nhớ hệ thống, do đó, tốc độ xử lý của card rời với những tác vụ đồ họa nặng luôn vượt trội so với loại card tích hợp hay card onboard.
Hiện nay, NVIDIA chính là nhà sản xuất card rời lớn nhất trên thế giới với những dòng card như GTX hay RTX. Ngoài ra còn có AMD cũng là nhà sản xuất card rời có tiếng với những tính năng không hề kém cạnh.
Quy tắc đặt tên cho card rời là gì?
Ngày nay, các nhà sản xuất đều có những quy tắc đặt tên cho card màn hình của mình một cách quy chuẩn và thống nhất chung.
Hãng sản xuất – series sản phẩm – dòng sản phẩm – thế hệ / phiên bản sản phẩm
Ví dụ: Một chiếc card rời tên NVIDIA Geforce GTX 1650, trong đó:
NVIDIA là tên hãng
Geforce là Series sản phẩm
GTX là dòng sản phẩm
16 là card này thuộc thế hệ 10
5X là sức mạnh của sản phẩm đó.
Và hãng AMD cũng tuân theo quy luật đặt tên kia. Ví dụ như AMD Radeon RX 570 XT cũng theo thứ tự trên.
Nguyên lý hoạt động của card rời là gì?
Card rời có 2 bộ phận chính đó là GPU (bộ vi xử lý đồ họa) và bộ nhớ đồ họa (RAM).
Vì cách hoạt động của card màn hình khá phức tạp nên dưới đây chỉ là nguyên lý chung cho cách mà nó vận hành. Khi CPU nhận được yêu cầu xem hình ảnh từ phía người dùng, nó sẽ chuyển yêu cầu này tới card màn hình để nó xử lý. Sau khi xử lý xong thì nó sẽ gửi lại thông tin sau khi được xử lý để hiện lên màn hình.
Quá trình xử lý hình ảnh khá phức tạp. Để tạo ra một hình ảnh 3D, card màn hình phải tạo ra một khung điện từ, sau đó xử lý hình ảnh như quét độ sáng, màu, độ tương phản,… Đối với những tác vụ cần xử lý nhiều hình 3D, CPU phải lặp lại quá trình này nhiều lần tầm 60 lần trên giây.
Card màn hình cần sự hỗ trợ của mainboard, vi xử lý, bộ nhớ và màn hình để có thể thực hiện xử lý hình ảnh. Chúng sẽ được kết nối với mainboard để lấy dữ liệu và nguồn điện, bộ vi xử lý sẽ gửi đưa ra các mệnh lệnh còn bộ nhớ là nơi lưu trữ thông tin tạm thời trong quá trình xử lý, và màn hình sẽ là nơi hiển thị những hình ảnh đã được xử lý.
Lưu ý khi chọn card rời là gì?
Vì mỗi dòng card rời sẽ có sức mạnh mạnh khác nhau do đó, nó cũng sẽ phù hợp với những nhu cầu công việc khác nhau. Có những loại card phổ thông dùng cho những tác vụ bình thường có kèm với việc chơi game nhẹ và đồ họa nhẹ nhàng, nhưng cũng có loại dành cho những tác vụ nặng hơn và mức đồ họa cao hơn.
Còn một loại card nữa dành riêng cho những công việc đa nhiệm với khả năng tính toán khổng lồ như dòng Quadro hay RTX của NVIDIA. Chắc hẳn bạn có nghe qua Bitcoin, các loại card rời cũng được các dân đào Bitcoin mua về để xây dựng những cỗ máy đào coin với dung lượng hàng TB RAM.
Còn nếu bạn đang băn khoăn về việc nên chọn card rời của hãng nào thì bạn nên chú ý điều này. Về card màn hình của NVIDIA, bởi vì nó quá nổi tiếng và nhiều người đang sử dụng hiện nay nên đồng nghĩa với việc nó sẽ đắt đỏ hơn card rời của AMD. Tuy nhiên, phần lớn các tựa game đều được tương thích hơn với dòng card này vì nên bạn sẽ có đôi chút lợi thế với nó.
Còn đối với card rời của AMD, vì là một công ty phát triển sau nên nó kém nổi tiếng hơn so với NVIDIA. Tuy nhiên nó cũng có những lợi thế riêng biệt của mình. Bạn có thể ép xung dễ dàng hơn, tương thích tốt hơn nếu dùng chung với CPU cũng của từ AMD. Và cuối cùng, nó rẻ hơn và bạn có thể tiếp cận chúng một cách dễ hơn.
Bài viết liên quan đến Card rời bạn có thế quan tâm:
Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về card rời là gì. Mong những chia sẻ trên có ích cho bạn trong việc tìm kiếm cho mình một chiếc card rời ưng ý để chiến game hay làm việc. Nhớ Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ bổ ích mỗi ngày.
Tham khảo Techopedia