Table of Contents

Đồng bộ hoá là gì? Những vấn đề cần biết khi sử dụng đồng bộ hóa
Khám phá

Đồng bộ hoá là gì? Những vấn đề cần biết khi sử dụng đồng bộ hóa

Rất nhiều người dùng các thiết bị thông minh thắc mắc đồng bộ hoá là gì. Nếu bạn cũng vậy, chần chừ gì mà chưa đọc ngay bài đăng này của GhienCongNghe để khám phá thêm về tính năng tuyệt vời này?

GhienCongNghe sẽ giải đáp toàn bộ những khúc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi đồng bộ hóa là gì. Đảm bảo bạn sẽ cảm thấy đây là tính năng cực kỳ hữu ích sau khi hiểu thêm về những lợi ích mà nó đem lại.

Đồng bộ hoá là gì?

Về khái niệm chung, đồng bộ hoá là việc phối hợp các sự kiện riêng lẻ để vận hành một hệ thống cùng lúc. Chính vì lẽ đó, đồng bộ hóa dữ liệu chính là quá trình trao đổi, đồng bộ hóa thông tin giữa hai nguồn dữ liệu theo thời gian, chẳng hạn giữa máy tính và điện thoại của bạn.

Đồng bộ hoá là gì?

Ứng dụng phổ biến của việc đồng bộ hoá dữ liệu có thể kể đến như các công việc: Đồng bộ hóa tập tin, đồng bộ hóa cho PDA hay việc đồng bộ hóa đối với máy chủ khóa công cộng với nhau,…

Lợi ích của Đồng bộ hóa là gì?

Đương nhiên, nếu việc đồng bộ hóa không đem lại bất kỳ lợi ích nào thì sẽ không có ai thực hiện việc này. Vậy lợi ích của việc đồng bộ hóa là gì mà nhiều người cần thực hiện đến vậy?

Đồng bộ hoá dữ liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và các nguồn chi phí cần thiết trong việc mua các máy móc vật lý để triển khai lưu trữ. Không chỉ vậy, khi bạn cần truy xuất, sử dụng các nguồn thông tin cũng sẽ dễ dàng hơn.

Khi bật tính năng đồng bộ hoá trên Chrome, bạn sẽ có thể dễ dàng xem, cập nhật thông tin đã đồng bộ hoá trên các thiết bị của bạn, tự động cập nhật vào Gmail, YouTube, Tìm kiếm và các dịch vụ khác của Google,…

Có nên bật tính năng đồng bộ hóa?

Câu hỏi mà nhiều người sẽ đặt ra đó là việc có nên hay không bật tính năng đồng bộ hóa này. Bởi nếu bật, dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ và cập nhật ở những thiết bị bạn đã liên kết và kết nối. Vậy câu trả lời cho câu hỏi có nên hay không bật tính năng đồng bộ hóa là gì?

Có nên bật tính năng đồng bộ hóa?

Đối với thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay thì việc áp dụng đồng bộ hóa có thể giúp các cá nhân, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được nguồn chi phí cần thiết trong việc mua các máy móc vật lý để triển khai lưu trữ mà còn tiện lợi trong việc truy xuất để sử dụng.

Ngược lại, nếu các dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp không được đồng bộ, sẽ có thể dẫn đến một số tiêu cực như sau:

  • Chỉ nhận được các nguồn dữ liệu thô mà chỉ có một phòng ban trong công ty có thể truy cập.
  • Hiển thị các xung đột và trùng lặp giữa các ứng dụng khác nhau.
  • Thiết bị có quá nhiều dữ liệu và không thể biết được mục nào là hữu ích.
  • Các nhóm, bộ phận, phòng ban trong công ty gặp khó khăn trong vấn đề cộng tác và giao tiếp có hiệu quả.
  • Các nguồn dữ liệu bị lỗi thời hay chất lượng quá thấp.
  • Những người đại diện hỗ trợ cho khách hàng sẽ không thể xem tất cả lịch sử của khách hàng với doanh nghiệp, khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và phải lặp lại nhiều lần các thao tác.
  • Báo cáo về các nguồn dữ liệu không thể chính xác, vì các dữ liệu đều nằm rải rác trên nhiều ứng dụng và phần mềm khác nhau.

Cách bật tắt tính năng đồng bộ hóa trên thiết bị

Bật tắt Đồng bộ hóa trên iPhone

Một tính năng cực kỳ hay ho mà Apple cung cấp cho người dùng iPhone đó là việc người sử dụng có thể hoàn toàn đồng bộ được dữ liệu của mình lên dữ liệu iCloud. Vậy cách bật tắt tính năng đồng bộ hóa là gì trên iPhone?

Bước 1: Để bật tắt được tính năng này, bạn cần truy cập vào mục Settings (Cài đặt) trên điện thoại. Sau đó vào mục tài khoản iCloud của bạn hiện lên ngay trên đầu khung Cài đặt.

Bật tắt Đồng bộ hóa trên iPhone

Bước 2: Tại đây, bạn nhấn chọn mục iCloud.

Bật tắt Đồng bộ hóa trên iPhone

Bước 3: Trong phần dung lượng iCloud, bạn tìm đến mục Photos (Ảnh).

Bật tắt Đồng bộ hóa trên iPhone

Bước 4: Để bật tính năng đồng bộ hóa, bạn chỉ cần gạt nút tròn màu trắng của dòng iCloud Photos (Ảnh iCloud) sang phải (hiện màu xanh lá cây). Ngược lại, bạn gạt sang trái (màu xám) để tắt tính năng này.

Bật tắt Đồng bộ hóa trên iPhone

Bật tắt Đồng bộ hóa Google trên Android

Đối với các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, bạn cũng có thể bật tắt được tính năng đồng bộ hóa Google trên những thiết bị này:

Bước 1: Mở ứng dụng Chrome  Nếu bạn chưa có ứng dụng Google Chrome, hãy tải ngay ứng dụng trên công cụ Google Play.

Bước 2: Ở bên phải thanh địa chỉ, hãy nhấn vào biểu tượng 3 chấm > Cài đặt  > Bật tính năng đồng bộ hóa.

Bước 3: Chọn tài khoản mà bạn muốn dùng.

Bước 4: Nếu bạn muốn bật tính năng đồng bộ hóa, hãy nhấn vào Có, tôi đồng ý.

Chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã có thể tự mình bật được công cụ đồng bộ hóa Google trên thiết bị của mình.

Các công cụ Đồng bộ hóa hiệu quả hiện nay

Dropbox

Dropbox là ứng dụng lưu trữ phổ biến có nhiều khả năng hỗ trợ người dùng và tiện ích nâng cao. Dropbox giúp người dùng thoải mái sử dụng dữ liệu và trao đổi trong môi trường an toàn, tiện lợi nhất. Nó phổ biến vì giao diện dễ sử dụng cho cả người mới sử dụng lần đầu tiên.

Dropbox là gì

Google Drive

Một nơi lưu trữ và dễ dàng đồng bộ hóa dữ liệu của bạn mà có thể bạn đã bỏ qua đó chính là Google Drive. Đây có lẽ không phải công cụ xa lạ với bất kỳ người dùng Google nào. Đây là một ứng dụng quen thuộc đến từ Google, người dùng chỉ cần đăng ký Gmail sẽ được sử dụng 15GB dung lượng miễn phí.

Ngoài ra, nó cũng tương thích với nhiều hệ điều hành nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Khắc phục một số vấn đề thường gặp khi Đồng bộ hóa

Hầu hết các điện thoại hoặc các thiết bị khi gặp sự cố về đồng bộ hóa đều chỉ mang tính chất tạm thời và có thể được sử dụng bình thường sau khoảng vài phút, vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng hay thắc mắc cách khắc phục khi xảy ra lỗi đồng bộ hóa là gì.

Chẳng hạn, điện thoại của bạn có vấn đề khi đồng bộ hóa với Tài khoản Google, thì bạn sẽ thấy thông báo “Tính năng đồng bộ hóa hiện đang gặp sự cố. Tính năng này sẽ sớm hoạt động trở lại.” hoặc biểu tượng Sự cố đồng bộ hóa.

Đúng như thông báo của nó, bạn chỉ cần thoát ra và mở lại trong khoảng vài phút sau đó thì tính năng này sẽ hoạt động trở lại mà không còn gặp lỗi.

Bạn cũng có thể xem thêm các bài viết khác của GhienCongNghe về chuyên mục này:

Hy vọng sau bài đăng này, bạn đã không còn thắc mắc đồng bộ hóa là gì và lợi ích của nó ra sao khi sử dụng. Đừng quên ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để khám phá thêm nhiều điều thú vị bạn nhé.