Table of Contents

Thương mại điện tử là gì? 9 mô hình thương mại điện tử phổ biến
Khám phá

Thương mại điện tử là gì? 9 mô hình thương mại điện tử phổ biến

Thương mại điện tử có lẽ đã trở nên phổ biến trong thế giới hiện nay. Cùng GhienCongNghe tìm hiểu kỹ hơn về thương mại điện tử là gì nhé.

Khi nói đến thương mại điện tử, hầu hết chúng ta có thể nghĩ ngay đến các ông lớn trong ngành nổi tiếng như Alibaba, Amazon, ở Việt Nam thì phải kể đến Shopee, Tiki, Lazada,… Vậy thương mại điện tử là gì và có những mô hình nào? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu qua bài viết sau.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, có khái niệm bao gồm các quy trình từ sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và giao hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng các phương tiện điện tử.

Nói dễ hiểu hơn, đây chính là hình thức buôn bán giao dịch thông qua Internet và các nền tảng điện tử. Có lẽ thương mại điện tử đã giúp cho người dùng thanh toán và giao hàng thuận tiện hơn phương pháp truyền thống, là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay. Thương mại điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển, là cầu nối giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch dễ dàng, nhanh chóng.

Thương mại điện tử tiếng Anh là gì? Thương mại điện tử trong tiếng Anh gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce, là hình thức giao dịch hàng hóa qua các phương tiện điện tử.

Có rất nhiều bạn thắc mắc thương mại điện tử học gì, thương mại điện tử là làm gì và thế nào là thương mại điện tử. Qua những khái niệm trên chắc đã làm rõ được những câu hỏi đó rồi nhỉ.

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

So sánh thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử hay còn được gọi với tên tiếng Anh là E-Business, có nghĩa rộng hơn so với E-commerce là thương mại điện tử.

Kinh doanh điện tử bao gồm các hình thức hoạt động thương mại trên các phương tiện công nghệ và nền tảng điện tử như: Kinh doanh, hợp tác với khách hàng, trao đổi sản phẩm, dịch vụ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay các giao dịch khác nội bộ trong công ty.

Có thể thấy điểm khác biệt nhất giữa hai khái niệm này là phạm vi thực hiện các giao dịch trên nền tảng điện tử. Trong khi kinh doanh điện tử là tất cả mọi hoạt động kinh doanh cả bên trong lẫn bên ngoài nội bộ được thực hiện thông qua các nền tảng điện tử thì thương mại điện tử chỉ là hình thức mua bán, giao dịch hàng hóa với khách hàng bên ngoài thông qua phương tiện điện tử.

Có thể nói, thương mại điện tử là một phần chính của kinh doanh điện tử.

Các giao dịch của thương mại điện tử chủ yếu liên quan đến tiền và sử dụng Internet để kết nối với khách hàng, còn kinh doanh điện tử sẽ bao gồm cả hoạt động liên minh và tiền tệ, sử dụng Internet, Extranet và Intranet để kết nối với các bên liên quan.

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

Các mô hình thương mại điện tử

Sau khi tìm hiểu về thương mại điện tử là gì thông qua các khái niệm, cùng khám phá các mô hình của thương mại điện tử nhé.

Mô hình thương mại điện tử B2B là gì

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1-2

B2B là viết tắt của Business to Business, là công ty mua hàng hóa, dịch vụ thông qua nền tảng trực tuyến từ một doanh nghiệp bên ngoài. B2B còn có thể là các phần mềm kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hay những công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. Đây chính là hình thức bán hàng trực tuyến phức tạp vì có nhiều danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú.

Mô hình B2C

B2C là viết tắt của Business to customer, là hình thức bán lẻ trực tuyến. Mô hình này dường như nổi bật và có tính thu hút nhưng so với mô hình B2B thì quy mô của B2C còn khá hạn chế.

Mô hình B2E

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

B2E là viết tắt của Business to Employee, là mô hình nội bộ trong công ty, giữa doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ là người cung cấp hàng hóa, thông tin và các dịch vụ cho người lao động chủ yếu qua Intranet.

Mô hình B2G

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

Mô hình B2G là viết tắt của Business to Great, đôi khi được gọi với cái tên là B2A (Business to Administration. Là hình thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa một công ty tư nhân và một cơ quan công cộng.

Mô hình G2B

G2B là mô hình giữa doanh nghiệp và chính phủ, thường là các giao dịch về cung cấp thông tin về các quy định, quy chế, luật, các chính sách và dịch vụ hàng hóa trực tuyến qua Internet.

Mô hình thương mại điện tử G2G

G2G là hình thức trực tuyến giữa các bên chính phủ với nhau, không mang tính thương mại. Được áp dụng chủ yếu ở các nước đa chính phủ như Anh.

Mô hình G2C

G2C là hình thức thương mại điện tử giữa chính phủ với cá nhân hoặc công dân. Ở Việt Nam, hình thức này được biểu hiện bằng cách gửi thư trực tiếp, các chiến dịch truyền thông.

Mô hình C2C

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

C2C chính là mô hình trao đổi, mua bán giữa những người bán hàng cho nhau. Họ sẽ thực hiện các giao dịch thông qua Internet, sử dụng hình thức là các đồ thủ công tự làm hoặc hàng hóa mà mình sở hữu,

Mô hình C2B

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

C2B là hình thức thương mại mà người tiêu dùng sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Họ có thể đưa ra những phản hồi tích cực, ý kiến đánh giá tốt cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ về các mô hình thương mại điện tử

Một ví dụ cho mô hình điện tử B2G là các hội chợ khu vực được tổ chức trên quy mô lớn, dành cho cộng đồng. Thông qua hội chợ này, các công ty, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ có cơ hội đem đến những sản phẩm của mình để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Hay ví dụ khác về mô hình B2B ở nước ta, với mô hình B2B thiên về người bán, một doanh nghiệp sẽ đứng ra làm chủ website thương mại điện tử, trên đó sẽ có các danh mục sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Các sản phẩm đó sẽ được phân phối đến khách hàng, người tiêu dùng hay các shop bán lẻ,…

Vai trò của thương mại điện tử

Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và người mua nhé.

Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Điều mà doanh nghiệp được lợi nhất từ việc trao đổi các hàng hóa, dịch vụ của mình thông qua thương mại điện tử chính là thời gian và tiền bạc. Thời gian để đi từng địa bàn, phân phối từng sản phẩm sẽ được thay thế và rút ngắn. Nhờ đó, chi phí cũng giảm đi đáng kể, không những thế còn tạo ra nhiều giá trị, tiết kiệm nhiều tài nguyên để phát triển hơn.

Vai trò của thương mại điện tử đối với người mua

Đối với khách hàng, chính là những người mua hàng, họ sẽ được trải nghiệm dịch vụ mua bán hàng hóa trực tuyến, tự do lựa chọn những sản phẩm mà mình ưng ý, xem các đánh giá, khám phá nhiều địa điểm để so sánh chất lượng sản phẩm mà mình cần. Từ đó, đi đến quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà, cũng tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí khác.

Một số khái niệm khác

Một số khái niệm liên quan đến thương mại điện tử như: Website thương mại điện tử là gì, sàn thương mại điện tử là gì, kênh thương mại điện tử là gì, nền tảng thương mại điện tử là gì? Tiếp tục tìm hiểu qua các mục sau.

Website thương mại điện tử là gì

Website thương mại điện tử là trang web được lập để nhằm phục vụ một phần hoặc có thể là toàn bộ quá trình của các hoạt động trao đổi, mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ. Các hoạt động trên Website này từ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đến dịch vụ giao kết hợp đồng, cung ứng các dịch vụ khác có liên quan đến khách hàng như thanh toán và dịch vụ hậu mãi.

Sàn thương mại điện tử là gì?

thuong-mai-dien-tu-la-gi-1

Sàn thương mại điện tử tiếng Anh là gì? San thương mại điện tử, tiếng anh gọi là E-commerce Exchange, khác với Website thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng mà người bán sẽ hoạt động trưng bày sản phẩm của mình để thu hút người mua và cung cấp các dịch vụ về bán hàng trực tuyến. Hình thức kinh doanh online này đang dần phổ biến hơn bởi tính tiện lợi của nó.

Kênh thương mại điện tử là gì

Kênh thương mại điện tử là phương tiện mà qua đó, khách hàng và doanh nghiệp có thể trao đổi các sản phẩm của mình, thông tin về các chiến dịch, điều khoản cụ thể. Ví dụ về kênh thương mại điện tử là Email, Website, cửa hàng, Word of mouth (truyền miệng),..

Nền tảng thương mại điện tử là gì

Nền tảng thương mại điện tử ra đời đã thực sự giúp các hoạt động kinh doanh thương mại truyền thống chuyển sang trực tuyến, nền tảng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian chi phí, đồng thời tăng hiệu suất các hoạt động kinh doanh của mình.

Khi tham gia nền tảng này, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về luật thương mại điện tử để đảm bảo các giao dịch được pháp luật bảo hộ và đúng đắn.

Xem thêm:

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu tất tần tật về thương mại điện tử là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn mở rộng kiến thức hơn về ngành thương mại điện tử này. Đừng quên theo dõi GhienCongNghe để khám phá và cập nhật nhiều tin tức hữu ích nhé.