Table of Contents
Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, chắc hẳn nhiều người đã biết đến các kĩ xảo nghệ thuật, và một trong số đó chính là 3D. Vậy, trong bài viết này, cùng GhienCongNghe khám phá xem 3D là gì và tác dụng của nó trong cuộc sống thực tiễn nhé.
3D là gì?
1. Kỹ thuật 3D là gì?
3D (three-dimensional) có nghĩa là ba chiều, tức là thứ gì đó có chiều rộng, chiều cao và chiều sâu (chiều dài). Môi trường vật lý của chúng ta là không gian ba chiều và chúng ta di chuyển trong không gian 3D hàng ngày.
Khi hình ảnh 3D được tạo ra tương tác để người dùng cảm thấy tham gia vào khung cảnh, trải nghiệm này được gọi là thực tế ảo VR. Trải nghiệm thực tế ảo cũng có thể yêu cầu thiết bị đi kèm như kính VR.
2. Quy trình tạo nên hình ảnh 3D
Việc tạo hình ảnh 3D có thể được xem như là một quá trình gồm ba giai đoạn: Tessellation (Sự giao thoa), Geometry (Hình học) và Rendering (Kết xuất).
Trong giai đoạn đầu, các mô hình được tạo ra từ các đối tượng riêng lẻ bằng cách sử dụng các điểm liên kết được tạo thành một số đa giác (ô) riêng lẻ. Trong giai đoạn tiếp theo, các đa giác được biến đổi theo nhiều cách khác nhau và các hiệu ứng ánh sáng được áp dụng. Cuối cùng, các hình ảnh biến đổi được hiển thị thành các đối tượng với độ chi tiết cao.
3. Mô hình 3D hoạt động như thế nào
Mô hình 3D là một quy trình làm việc thường liên quan đến việc đặt các đỉnh riêng lẻ một cách tỉ mỉ để đạt được đường nét chính xác của đối tượng mong muốn.
Bên ngoài của lưới bao gồm các đa giác có thể được chia thành các hình dạng nhỏ hơn để tạo ra nhiều chi tiết hơn. Những sự chia nhỏ này đặc biệt cần thiết nếu mô hình 3D được làm động.
Bất kỳ khớp nào cần uốn cong, chẳng hạn như đầu gối hoặc khuỷu tay của nhân vật, sẽ cần các đa giác bổ sung để đảm bảo chuyển động một cách tự nhiên.
Một số công cụ tồn tại để tăng tốc quá trình mô hình hóa. Hầu hết các chương trình đều bao gồm kỹ thuật phản chiếu cho phép xây dựng một mô hình đối xứng bằng cách chỉ làm việc trên một nửa hoặc một phần tư của đối tượng.
Điều này đặc biệt hữu ích trong thiết kế nhân vật vì chỉ cần mô hình một bên của nhân vật thì phần mềm sẽ phản chiếu dọc theo một trục và tạo ra vật thể đối xứng hoàn hảo.
4. Ứng dụng kĩ thuật 3D trong thực tế
Kỹ thuật này lần đầu tiên được sử dụng nhờ phần mềm đồ hoạ vi tính ở bộ phim Toy Story (Thế giới đồ chơi) của Walt Disney vào năm 1995. Nhờ vậy, bộ phim này đã mở đầu cho cuộc cách mạng phim 3D và đã trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất màn ảnh năm đó.
Tuy nhiên, Toy Story 1995 vẫn chưa đủ mãn nhãn bởi vì nó vẫn bị khuôn khổ trên không gian phẳng 2D. Chính vì thế, Walt Disney đã cố gắng phát triển dòng phim real 3D, tạo ra một không gian 3 chiều thật sự, hình ảnh có thể thoát ra khỏi màn hình. Vì vậy, bộ phim Chicken Little ra đời năm 2005 và có doanh thu gần 100 triệu USD trong tháng đầu công chiếu.
5. Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến
Các sản phẩm phổ biến để tạo hiệu ứng 3-D bao gồm Extreme 3D, LightWave 3D, Ray Dream Studio, 3D Studio MAX, Softimage 3D và Virtual Reality. Ngôn ngữ tạo mô hình thực tế ảo (VRML) cho phép người dùng chỉ định hình ảnh và các quy tắc cho hiển thị và tương tác bằng cách sử dụng các câu lệnh ngôn ngữ văn bản.
Bên cạnh bài viết này, bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề bên dưới.
Trên đây GhienCongNghe đã giới thiệu bạn tất tần tật về 3D là gì và các ứng dụng của 3D trên thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy Comment ngay bên dưới để được giải đáp nhanh nhất có thể và đừng quên Like, Share để nhiều người biết hơn nhé.
Tham khảo: Mediacollege, Whatis.techtarget và Conceptartempire