Table of Contents
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều có những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Và chúng ta nên lưu ý một số cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc sao cho phù hợp, ý nghĩa và mang hương sắc tươi mới, hạnh phúc của những ngày đầu năm. Bài viết sau, GhienCongNghe sẽ giới thiệu cho bạn những mẫu trang trí bàn thờ đẹp, cũng như nét đặc trưng trong trang trí bàn thờ của ba miền Việt Nam.
Bàn thờ ngày Tết gồm những gì?
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Thông thường, bàn thờ ngày Tết sẽ gồm có:
- Mâm ngũ quả.
- Mâm cơm cúng.
- Đồ trang trí.
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ gồm:
- Mâm ngũ quả gồm: Bưởi, chuối, quất, đào và hồng.
- Mâm cơm cúng có: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa rau xào, 1 đĩa xôi; 1 chiếc bánh chưng và 1 đĩa thịt lợn luộc.
- Đồ trang trí: 2 cây nến hoặc 1 cây đèn dầu, 1 lọ hoa tươi và 1 lọ hoa cắm cây vàng cây bạc.
Bàn thờ ngày Tết miền Trung
Với người dân miền Trung, bàn thờ ngày Tết sẽ gồm:
- Mâm ngũ quả: Thanh long, nải chuối, dưa hấu, mãng cầu.
- Mâm cơm cúng: Bánh tét, xôi, gà luộc, thịt luộc.
- Đồ trang trí: Lọ hoa tươi, các loại hoa được chọn là hoa vạn thọ, hoa cúc, hoa lay ơn,…
Bàn thờ ngày Tết miền Nam
Với người dân miền Nam, mâm cơm cúng sẽ gồm:
- Mâm ngũ quả: Sung, đu đủ, dứa, dưa hấu hoặc dừa, mãng cầu, xoài, quả phật thủ,…
- Mâm cơm cúng: Bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò,…
- Đồ trang trí: Lọ hoa tươi, các loại hoa được chọn là hoa cúc, hoa huệ, một số ít dùng hoa lay ơn.
Cách bày bàn thờ ngày Tết
Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Đối với mâm ngũ quả, những loại quả cần chuẩn bị là 1 quả bưởi, 1 nải chuối, trái đào, trái hồng và chùm quả quất. Những loại trái cây nên được rửa sạch sẽ và chọn lựa kỹ, bày trí một cách bắt mắt và gọn gàng.
Mâm cơm cúng cần được đặt ở giữa, cân xứng với cả bàn thờ ngày Tết miền Bắc.
Bên cạnh đó, cần có 2 đèn hoặc 2 giá nến ở hai bên bàn thờ để thắp sáng, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
Đồ trang trí nên bày một cách vừa phải, không nên quá rối rắm. Đồ trang trí cần có là một lọ hoa tươi, người miền Bắc kiêng kỵ việc đặt hoa giả trên bàn thờ, và không nên cắm hoa ly nhé.
Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Trung
Đối với người miền Trung, bên cạnh mâm ngũ quả gồm thanh long, nải chuối, dưa hấu, mãng cầu thì mâm cơm cúng cũng được chuẩn bị chu tất.
Mọi thứ sắp xếp trên bàn thờ phải gọn gàng và dễ nhìn, đặc biệt cần có ánh đèn hoặc ánh nến để thắp sáng.
Đồ trang trí cho bàn thờ có thể được chọn là một lọ hoa tươi, có thể là hoa cúc hoặc hoa huệ. Hoa chưng bàn thờ ngày Tết của người miền Trung tuyệt đối không thể là hoa ly, vì họ cho rằng hoa ly tượng trưng cho sự ly biệt, xa cách.
Đặc biệt, còn có một bộ vàng mã, cây đèn cầy đỏ, rượu gạo, trầu cau để dâng lên tổ tiên, với mong ước, cầu nguyện bình an, ấm áp cho một năm sắp tới.
Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Nam
Khác với bàn thờ ngày Tết miền Bắc và miền Trung, người miền Nam kiêng kỵ để chuối lên bàn thời, vì họ quan niệm chuối là chúi nhủi, nghĩa là trong chuyện làm ăn sẽ không thể khấm khá.
Thông thường, trên bàn thờ của người miền Nam vào dịp Tết sẽ còn chưng các loại thực phẩm như bánh tét, canh măng, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, thịt kho tàu, …
Một số mẫu trang trí bàn thờ đẹp
Sau đây là một số hình ảnh trang trí bàn thờ đẹp mà bạn có thể tham khảo.
Xem thêm:
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2022 – Đếm ngược Tết Nguyên đán
- Lưu ý khi soạn mâm cúng giao thừa cho ngày Tết Nguyên Đán
- Mách bạn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp và ý nghĩa
Trên đây là những gợi ý của GhienCongNghe về bàn thờ ngày Tết miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nếu thấy hay, bạn hãy chia sẻ để bài viết được nhiều người biết đến nhé.