Table of Contents

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính
Khám phá

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

Bạn muốn làm chủ hoàn toàn máy tính của mình mà không biết đến BIOS là gì thì đó quả là một thiếu sót. Sau đây hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu về BIOS là gì nhé.

Bạn đã từng mắc phải những lỗi liên quan đến hệ thống, bạn thường nghe về BIOS mà không hiểu nó là gì? Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu xem BIOS là gì và những điều liên quan đến nó trong bài chia sẻ dưới đây. Bắt đầu thôi.

Bios là gì?

BIOS là gì?

BIOS hay hệ thống nhập xuất cơ bản (Basic Input/Output System). Là một lệnh nằm trong chip firmware trên bo mạch chủ của máy tính và có nhiệm vụ tham gia vào việc khởi động máy tính.

Xem thêm:

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

Một con chip BIOS.

BIOS có nhiệm vụ nữa là kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính, kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi  (chuột, bàn phím, usb…), đọc thứ tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình v.v… Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là “đánh thức” từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.

Làm sao để truy cập vào BIOS?

Vì mỗi loại máy tính của mỗi hãng lại được sản xuất với hệ thống khác nhau, do đó, việc truy cập vào BIOS của mỗi máy lại khác nhau.

Để thử truy cập vào BIOS máy tính, bạn làm như sau. Khởi động máy tính, lúc máy tính đang chạy bạn nhấn phím Del (Delete). Bạn cũng có thể thử nhấn phím ESC hay phím F2 để truy cập vào BIOS.

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

Màn hình thực thi của BIOS.

Một cách khác là bạn có thể đọc thông tin của máy tính để biết được đâu là nút khởi động BIOS. Trong màn hình BIOS, bạn sẽ phải duyệt qua các menu bằng nút mũi tên, hoặc các phím F như F5, F6, F9, F10… và nhấn Enter để chọn, Esc để thoát/hủy bỏ. Trong phần lớn các trường hợp, nhấn phím F10 sẽ lưu các cài đặt của bạn và khởi động lại hệ thống.

Chức năng của BIOS là gì?

Có rất nhiều mục đích mà bạn có thể làm bằng BIOS, dưới đây là một vài ví dụ minh họa:

  • Thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa

BIOS có rất nhiều tính năng nhưng tính năng đầu tiên phải nói đến đó là nó có thể giúp bạn thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa. Nếu bạn bị lỗi win hay là bạn đang cài nhiều hệ điều hành lên các ổ đĩa khác nhau thì bạn có thể thiết lập thứ tự đọc ổ đĩa trong BIOS để giải quyết các yêu cầu của mình.

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

  • Theo dõi nhiệt độ và tốc độ quạt

Trong một vài trường hợp, bạn muốn xem nhiệt độ của CPU như thế nào hay là tốc độ quạt có ổn định hay không, bạn có thể vào BIOS để kiểm tra những điều đó.

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

  • Ép xung CPU

Một tính năng khá là hay ho trong thời điểm hiện tại đó chính là ép xung CPU. Vâng, bạn có thể thực hiện ép xung thông qua BIOS. Tính năng giúp tăng hiệu suất máy tính cho những ai thiếu kinh phí nâng cấp máy tính.

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

Các cách cập nhật BIOS là gì?

Hiện nay, lý do tốt nhất để bạn nâng cấp BIOS của bạn là khi bạn vừa nâng cấp các thành phần phần cứng chính, chẳng hạn một bộ vi xử lý, ổ cứng hoặc card màn hình.

Đầu tiên, bạn hãy ghé vào website của nhà sản xuất BIOS của bạn. Nếu bản nâng cấp có ở trong website này, nó sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn từng bước về cách tải xuống và cài đặt tập tin này.

Bios là gì? Những điều cơ bản ai cũng cần biết về bios máy tính

Tất nhiên là quy trình này sẽ thay đổi đối với từng website. Có site thì yêu cầu bạn điền vào một mẫu hoặc cho phép site đó quét qua hệ thống của bạn trước khi bạn có thể tải xuống tập tin nâng cấp phù hợp. Bạn hãy lưu tập tin đó vào ổ đĩa cứng, giải nén nó rồi lưu vào một đĩa mềm. Sau đó, bạn đưa đĩa này vào ổ mềm và để tập tin thi hành có trong đĩa thực hiện nhiệm vụ của nó.

Xêm thêm:

Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về BIOS là gì. Mong những kiến thức trên có ích cho bạn, Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo TechTarget