Table of Contents
Như các bạn cũng đã biết thì ép xung CPU là cách phổ biến nhất mà nhiều người sử dụng để tăng hiệu năng của máy tính mà không phải chi ra quá nhiều tiền để nâng cấp phần cứng. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết của GhienCongNghe về cách ép xung CPU. Bắt đầu thôi.
Ép xung CPU là gì?
Ép xung CPU là quá trình đưa CPU đang chạy với các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất công bố lên chạy ở các thông số cao hơn. Nhờ vậy, máy tính sẽ đạt được hiệu suất cũng như tốc độ xử lý nhanh hơn so với mức bình thường so sánh với chính chiếc máy đó với thông số cũ.
Tuy nhiên quá trình ép xung CPU không hề đơn giản, phải có kiến thức và kỹ năng mới có thể ép xung được. Cũng như những rửi ro có thể hiện hữu vậy nên cần chắc chắn trước khi quyết định ép xung CPU.
Xem thêm:
Lý do phải ép xung CPU là gì?
Vậy thì tại sao phải ép xung CPU? Như bạn có thể biết nếu như muốn tăng hiệu suất của một chiếc máy tính thì cách đơn giản nhất đó là nâng cấp nó với những phần cứng mới nhất, tuy nhiên nó lại tốn một khoản chi phí khá lớn vì hầu hết linh kiện điện tử hiện nay khá đắt đỏ. Do đó, ép xung ra đời như là một con đường tắt dẫn đến niềm vui cho người sử dụng với hầu bao không cao.
Cách ép xung CPU trên máy tính
Vì việc thực hiện ép xung CPU sẽ can thiệp sâu vào phần cứng và phần mềm của máy tính cũng như làm thay đổi chúng. Điều này sẽ khiến máy tính của bạn bị mất khả năng bảo hành trong tương lai nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định muốn thực hiện nó. Nếu đã quyết định rồi thì bắt đầu thôi.
Bước 1: Thực hiện kiểm tra tổng quát CPU
Để đảm bảo bạn nắm đúng và rõ về CPU của mình thì hãy kiểm tra nó trước khi bạn thực hiện ép xung bằng cách cài đặt phần mềm Core Temp và Prime98
Ở đây có hiển thị tất cả các thông số mà bạn cần như số bus, số nhân, nhiệt độ,… Các bạn hãy chú ý những thông số này vì chúng sẽ liên quan đến quá trình ép xung của chúng ta.
Bước 2: Truy cập vào BIOS
Các bạn thực hiện khởi động lại máy sau khi cho Core Temp chạy xong. Sau khi màn hình bắt đầu khởi động lại, bạn nhấn các phím chức năng như F2, F10 và F12 để truy cập vào BIOS. Các phím chức năng này sẽ phụ thuộc vào các dòng máy mà các bạn sử dụng để có thể truy cập vào BIOS.
Bước 3: Tiến hành ép xung
Sau khi các bạn vào được BIOS, các bạn hãy tìm và chọn Tab “OC Tweaker”. Sau khi chọn sẽ có các tùy chọn hiện ra.
Lúc này các bạn hãy để Mainboard tự động ép xung cho mình và đừng can thiệp vào quá trình ép xung. Các hãng sẽ đưa ra một vài lựa chọn mức độ ép xung mà bạn có thể áp dụng cho Mainboard của mình. Hãy chọn trong múc mà máy tính của bạn có thể kiểm soát được và đảm bảo việc ép xung được thực hiện một cách trơn tru và thành công.
Tuy nhiên nên nhớ rằng đây chỉ là phương pháp ép xung từ khoảng 3.5 GHz cho đến 4.0 GHz vậy nên nếu bạn nào muốn ép xung ở mức độ cao hơn thì đây có lẽ không phải là phương án bạn đang tìm.
Bước 4: Điều chỉnh hệ số nhân
Giờ là lúc bạn phải thay đổi thiết lập CPU cụ thể là số nhân trên các lõi xử lý của CPU để đạt tới mức xung nhịp mà bạn đã muốn ép xung.
Đa số các nhân sẽ nằm trong khoảng 100 để đạt xung nhịp 3.5 GHz do đó, mọi người có thể điều chỉnh con số này để đạt được mức xung nhịp từ 3.5 đến 4.0 GHz.
Bước 5: Kiểm tra tốc độ tải tối đa
Sau khi số nhận được hiệu chỉnh thành 40, các bạn chọn SAVE để lưu lại cài đặt và sau đó thoát khỏi BIOS.
Tiếp theo bạn mở máy tính lên và truy cập vào phần mềm Prime95. Chọn Options > Torture Test > Blend Test để bắt đầu kiểm tra tốc độ xử lý của các con chip sau khi được thay đổi xung nhịp.
Nhớ đợi tầm 5 phút sau để chắc chắn rằng máy tính hoạt động bình thường, bạn có thể điều chỉnh hệ số nhân để nâng tốc độ ép xung lên cao.
Bước 6: Tìm giới hạn xung nhịp
Để tìm được giới hạn xung nhịp thì bạn nên nâng xung từ từ. Và thay vì để CPU nóng lên thì bạn hãy kiểm tra bằng cách để nó hiển thị màn hình xanh.
Bước 7: Tăng mức điện áp
Lúc này, để giải quyết lỗi màn hình xanh bạn điều chỉnh mức điện áp Vcore.
Bạn vào lại BIOS như bước 2, chọn CPU Vcore Voltage và nhấn Fixed. Sau đó bạn tăng mức điện áp lên 0.01 volt cho đến khi máy tính khởi động lại là được. Bạn cũng có thể tăng lên 0.05 hay 0.1 nếu tần số đã ổn định.
Bước 8: Test lại phần cứng
Bạn nên làm điều này trước và sau khi thực hiện việc ép xung, để đảm bảo máy tính của bạn có thể trụ được trong quá trình ép cũng như có thể chạy tốt sau khi quá trình này hoàn thành.
Một số bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:
Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về cách ép xung CPU. Mong rằng bạn cũng có thể thực hiện được và nâng cao trải nghiệm của mình. Nhớ Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên nhé.
Tham khảo DigitalTrends