Table of Contents
Công nghệ Bluetooth đã quá đổi quen thuộc với người dùng thiết bị công nghệ từ điện thoại, tai nghe, loa thông minh,… Vậy bạn đã từng nghe đến một công nghệ mang tên Bluetooth Low Energy (BLE) và thắc mắc nó là gì không. Hãy cùng GhienCongNghe đi khám phá câu trả lời cho câu hỏi BLE là gì và nó có khác biệt gì với công nghệ Bluetooth thông thường ngay ở bài viết dưới đây.
Công nghệ Bluetooth Low Energy hay BLE là gì?
Công nghệ Bluetooth Low Energy là gì? Là một công nghệ ban đầu được thiết kế bởi Nokia vào năm 2006 với tên gọi là Wibree, trước khi được công bố và triển khai bởi Bluetooth SIG song song với việc ra mắt của phiên bản Bluetooth 4.0 vào năm 2010 với tên gọi là Bluetooth Low Energy (viết tắt là BLE hay có tên khác nữa là Bluetooth Smart).
BLE là một công nghệ kết nối, giao tiếp tầm gần không dây sử dụng băng tần 2.4 GHz với đặc điểm nổi bật là khả năng tiêu thụ rất ít điện năng mà vẫn duy trì ổn định kết nối trong phạm vi rộng hơn Bluetooth.
Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu Bluetooth là gì có thể tham khảo bài viết sau đây của GhienCongNghe ở đường dẫn dưới đây:
Bluetooth và BLE khác biệt ra sao
Bluetooth và BLE thực chất không có giống nhau về mặt cơ chế hoạt động cũng như cách chúng được ứng dụng.
Cả hai công nghệ thực sự có những mục đích rất khác nhau. Truyền thống Bluetooth là phù hợp để xử lý, chuyển giao và trao đổi một lượng lớn dữ liệu trên cơ sở không ngừng (ví dụ như trong truyền tải âm thanh đến tai nghe). Tuy nhiên, nó tiêu tốn nhiều điện năng hơn và chi phí đắt hơn rất nhiều.
Mặt khác, công nghệ BLE phù hợp với các ứng dụng không yêu cầu chuyển lượng lớn dữ liệu và do đó có thể chỉ khôi phục một số thông tin (chẳng hạn như thời gian hoặc nhiệt độ). Do đó, thiết bị có thể chạy bằng pin trong vài năm với chi phí thấp hơn Bluetooth, vì nó không yêu cầu kết nối liên tục. Điều này làm cho BLE phù hợp với IoT (Internet of Things).
BLE có thể thiết lập tối đa 20 kết nối cùng một lúc. Nó hỗ trợ các kết nối đồng thời hơn vì nó truyền các gói dữ liệu nhỏ và thiết lập các kết nối nhanh. Bluetooth chỉ có thể thiết lập 7 kết nối đồng thời.
Sao đây là bảng tóm tắt so sánh giữa công nghệ Bluetooth thông thường và BLE.
BLE áp dụng cho những lĩnh vực nào
BLE được phát triển dựa nhu cầu đáp ứng một số thị trường cho công nghệ năng lượng thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà thông minh, sức khỏe, thể thao và thể dục. Những ứng dụng có thể kể tên bao gồm:
- Xác định tài sản bằng những thẻ có gắn chip sử dụng BLE để định vị ở phạm vi gần. Có thể thấy ở xe hơi, xe máy, hành lí sân bay,…
- Vòng đeo tay chăm sóc sức khỏe, thiết bị đeo tay thông minh như Apple Watch, Samsung Fit.
- Các thiết bị IoT trong các căn nhà thông minh như khóa cửa, cửa tự động, điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng.
Những mặt hạn chế của Bluetooth Low Energy
Với những điểm nổi bật của công nghệ BLE so với Bluetooth như đã nói ở trên thì nó có những mặt hạn chế của nó. Có thể liệt kê khái quát như sau:
- Để kết nối BLE được với Bluetooth thông thường cần phải sử dụng chuẩn Bluetooth Smart Ready để có thể giao tiếp ngang hàng. Còn đối với chuẩn Bluetooth Smart thì chỉ có thể giao tiếp với Bluetooth Smart hoặc Bluetooth Smart Ready mà thôi.
- Thông tin dữ liệu truyền tải được rất nhỏ, kèm với khoảng thời gian truyền không liên tục không thể ứng dụng vào các lĩnh vực đòi hỏi truyền tải dữ liệu liên tục.
- Tuy là khoảng cách kết nối có thể xa hơn Bluetooth thông thường một chút, tầm 100 mét đổ lại tùy vào có vật cản hay không mà khoảng cách này có thể thay đổi. Nhưng vẫn còn thua xa với kết nối WiFi.
Trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe dành cho bạn đọc tìm hiểu về Bluetooth Low Energy hay BLE là gì và các nội dung liên quan. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy để lại Like & Share để ủng hộ GhienCongNghe đưa ra thêm được nhiều bài viết khác. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.
Tham khảo Wikipedia