Table of Contents

Cách tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
Tin tức

Cách tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất

Quy định đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Bài viết sau đây, GhienCongNghe sẽ hướng dẫn bạn cách tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất nhé.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ phải đóng bao nhiêu cho một lần thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích của mình? Cách tính đóng bảo hiểm xã hội bây giờ sẽ ra sao so với những năm về trước? Bài viết dưới đây, cùng GhienCongNghe tham khảo cách tính đóng bảo hiểm xã hội cũng như một số câu hỏi xoay quanh vấn đề này nhé.

Cách tính đóng bảo hiểm xã hội và ví dụ

Theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cách tính đóng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như sau.

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x MBQTL x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014) + (2 x MBQTL x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014).

Advertisements

Trong đó:

  • Thời gian tính đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện tính như sau: Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.
  • Trong trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì chuyển các tháng lẻ đó sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.
  • MBQTL: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

MBQTL = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Và để hiểu hơn về cách tính đóng bảo hiểm xã hội thì sau đây, GhienCongNghe sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về cách tính bảo hiểm xã hội.

Cách tính đóng bảo hiểm xã hội và ví dụ

Advertisements

Ví dụ: Chị A quyết định ra nước ngoài để định cư với chồng. Chị A đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018, cụ thể như sau:

  • Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng
  • Từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 04 năm 2017: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng

Nay, chị A ra nước ngoài định cư, vì vậy thỏa điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của chị A là 01 năm 07 tháng (được làm tròn lên 02 năm).

Từ tháng 05/2019, chị A đã đủ điều kiện để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Advertisements

Năm 2021, khi chị A làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần thì sẽ được nhận số tiền tính như sau:

Mức lương bình quân bảo hiểm xã hội 1 lần = {(6 x 4.500.000 x 1,14) + (12 x 5.000.000 x 1,1) + (3 x 5.000.000 x 1,06)} : 19 = 5.930.527 đồng/tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 5.930.527 x 2 = 23.722.105 đồng.

FAQs

Lương 5tr đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Căn cứ theo mức đóng bảo hiểm xã hội như trên, đối với người lao động có mức lương cơ bản là 5 triệu/tháng thì cần đóng tổng cộng là 1.600.000 đồng. Trong đó, người lao động đóng 525.000 đồng, người sử dụng lao động đóng 1.075.000 đồng.

Advertisements

Cách tính bảo hiểm xã hội trên VssID

Trên ứng dụng VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Và chúng ta hoàn toàn có thể đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng này mà không cần đi đến bất kỳ cơ quan nào khác.

Dưới đây là cách tính đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID, App tính bảo hiểm xã hội cực kỳ hữu ích.

Bước 1: Đầu tiên, bạn tải ứng dụng VssID theo link bên dưới.

Cách tính bảo hiểm xã hội trên VssID

Advertisements

Bước 2: Tiến hành Đăng ký tài khoản hoặc Đăng nhập vào ứng dụng. Tại giao diện Quản lý cá nhân > chọn Thông tin hưởng.

Cách tính bảo hiểm xã hội trên VssID

Bước 3: Tại mục Một lần sẽ hiện thông tin hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần của bạn. Bạn chọn Quá trình tham gia > Bảo hiểm xã hội để xem toàn bộ lịch sử tham gia Bảo hiểm xã hội của mình.

Cách tính bảo hiểm xã hội trên VssID

Advertisements

Lưu ý: Tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần trên ứng dụng VssID chỉ áp dụng cho:

  • Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 01 năm trở lên.
  • Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội có toàn thời gian đóng bắt buộc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định.
  • Số tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần được tính đã bao gồm hệ số trượt giá tại thời điểm tra cứu.

Xem thêm:

Hy vọng với bài viết cách tính đóng bảo hiểm xã hội trên thì bạn đã có thể hiểu hơn về quy định cũng như cách tính toán số tiền cần đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội rồi. Đừng quên theo dõi GhienCongNghe để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé.