Table of Contents

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot
Windows

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot

Thủ thuật này sẽ cho phép bạn chạy Windows 11 không bị ràng buộc với các điều kiện phần cứng khắt khe của Microsoft đưa ra. Các máy tính không được hỗ trợ vẫn nhận được các bản cập nhật trong tương lai với cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc chế độ Khởi động an toàn trong bài viết của GhienCongNghe sau đây.

Bởi những yêu cầu khắt khe của Win 11 mà rất nhiều người tỏ ra lo ngại làm sao cài Win 11 cho máy không hỗ trợ? Trong bài viết này GhienCongNghe sẽ giới thiệu 2 cách cài Win 11 vô cùng đơn giản dù cho bạn không được hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot nhé.

Windows 11 là hệ điều hành mới nhất vừa được Microsoft công bố triển khai sau hệ điều hành Windows 10 cho các dòng Laptop, máy tính vào hồi 24 tháng 06 năm 2021 vừa qua. Dự kiến vào 28 tháng 06 này, Win 11 sẽ chạy bàn xem trước (Windows 11 Preview). Theo nguồn thông tin chính thức hệ điều hành Windows 11 sẽ được phát hành rộng rãi vào cuối năm nay, 2021. Đối với các laptop đang sử dụng hệ điều hành Windows 10 có thể được nâng cấp lên Windows 11 qua Windows tuy nhiên vẫn cần có những điều kiện để được nâng cấp.

Điều kiện được cập nhật Windows 11 bản chính thức

Đối với các dòng máy mới sau ngày 05/10/2021 sẽ được tích hợp sẵn Win 11. Còn đối với các thiết bị laptop đã bán ra thị trường trước thời gian này cần những điều kiện gì để có thể được nâng cấp lên Windows 11.

Để được nâng cấp lên Win 11, các thiết bị laptop đang sử dụng hệ điều hành Win 10 phải đang chạy ở bản cập nhật Windows 10 phiên bản 2004 và đã được cài đặt  bản cập nhật vào ngày 14 tháng 09 năm 2021. Ngoài ra đối với một số tính năng sẽ có yêu cầu cấu hình cụ thể như sau:

  • Bộ xử lý CPU: 2 GHz hoặc tốc độ cao hơn trên bộ xử lý 64 bit tương thích với System on a Chip (SoC).
  • RAM: Tối thiểu 4GB.
  • Dung lượng lưu trữ: từ 64GB trở lên.
  • DirectX: Phiên bản 12 trở lên.
  • TPM: Mô đun Trusted Platform Module (TPM) từ phiên bản TMP 2.0 trở lên.
  • Màn hình: 9 inch trở lên với độ phân giải HD (720p) hoặc cao hơn.
  • Kết nối Internet và Tài khoản Microsoft: Windows bản 11 Home yêu cầu kết nối Internet và tài khoản Microsoft để hoàn tất thiết lập thiết bị khi sử dụng lần đầu.
  • Khởi động an toàn (Secure Boot): Windows 11 yêu cầu firmware hỗ trợ UEFI v2.3.1 Errata B có thẩm quyền chứng nhận Windows của Microsoft trong cơ sở dữ liệu chữ ký UEFI.
  • Phiên bản Windows: Thiết bị của bạn phải đang chạy Windows 10, phiên bản 2004 trở lên, để nâng cấp thông qua Windows Update.

cach-cai-win-11-cho-may-khong-ho-tro-01

Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc khởi động an toàn

Cách cài đặt Win 11 cho máy không hỗ trợ?

Có thể thấy để có thể cài đặt lên Win 11 máy tính của bạn phải thỏa mãn những điều kiện khá khắt khe. Tuy nhiên, vẫn có cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ 2 yếu tố này.

Cài sạch Win 11 từ một phiên bản tùy biến trên GitHub

Trên GitHub, bạn hãy tải xuống một tập lệnh để tìm và nạp Win 11 từ máy chủ của Microsoft. Nó cho phép bạn cài Win 11 sạch sẽ từ đầu cho các máy tính không hỗ trợ chạy Windows 11 ngay cả khi bạn bị giới hạn phần cứng tương thích (bao gồm cả TMP 2.0).

Sau đây là hướng dẫn sơ lược cách thực hiện nhanh

  1. Đầu tiên, bạn hãy tải xuống công cụ Windows 11 không chính thức từ Github.
  2. Sau đó giải nén và chạy MediaCreationTool.bat.
  3. Chọn 11 làm phiên bản MCT.
  4. Bạn có thể lựa chọn tạo ISO hoặc USB.
  5. Chọn Yes tại PowerShell.
  6. Chọn 1 trong 2 công cụ USB flash drive hoặc ISO file > Chọn vị trí tệp.
  7. Chọn Next. Giờ đây bạn đã có thể tải Windows 11 mà không cần đáp ứng yêu cầu từ  hệ thống nữa rồi.

Để dễ hiểu, sau đây GhienCongNghe sẽ đi vào hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện cách tạo USB cài Win 11 cho máy tính không hỗ trợ.

Bước 1: Truy cập địa chỉ tại đây và tải xuống tệp Zip như hình.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 2: Giải nén tệp tin vừa tải. Sau đó chạy MediaCreationTool.bat. Nếu có cửa sổ cảnh báo nguy hiểm, bạn cũng đừng lo lắng. Hãy nhấp Run anyway để tiếp tục quá trình chạy.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 3: Sau khi chạy xong, chương trình sẽ được mở ra. Hãy chọn 11 (ở phía dưới cùng) để làm phiên bản MCT.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot

Bước 4: Màn hình hiển thị lựa chọn Create ISO  và Create USB. Chọn Create USB khi bạn muốn tạo USB khởi chạy Windows 11 để cài đặt trên một PC khác. Cong nếu lựa chọn Create ISO khi bạn muốn cài đặt nó trên một máy ảo.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 5: Chọn Yes để cho phép Windows PowerShell khởi chạy tiện ích tạo phương tiện. Màn hình sẽ hiển thị Windows 10 Setup (Thiết lập Windows 10). Hãy bỏ qua vì bạn đang cài Windows 11.

Bước 6: Trong cửa sổ chọn USB flash drive hoặc tệp ISO file, bạn hãy lựa chọn phương tiện mà bạn muốn sử dụng.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 7: Lựa chọn ổ đĩa cho USB flash drive và địa chỉ file cho ISO file. Nhấn Next.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 8: Quá trình tải Windows 11 từ máy chủ về máy bạn sẽ bắt đầu. Trong quá trình tải có thể bạn sẽ thấy yêu cầu Download Windows 10. Tuy nhiên bạn không cần bận tâm, quá trình tải Windows 11 vẫn đang diễn ra bình thường.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 9: Sau khi đã cài đặt thành công, bạn chỉ cần khởi động nó như bình thường. Chúc bạn thành công với cách tạo USB cài Windows 11 mới hoàn toàn trên máy tính của bạn.

Cài Win 11 bỏ qua kiểm tra TPM 2.0 và Secure Boot

Máy tính của bạn không hỗ trợ cài Win 11 do không đáp ứng TPM 2.0 hoặc chỉ có chuẩn TPM 1.2? Đừng lo, GhienCongNghe sẽ giới thiệu bạn cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc khởi động an toàn.

Máy tính có TPM 1.2 hoặc CPU không đáp ứng yêu cầu Windows 11

Bước 1: Mở Windows Registry Editor. Sử dụng tổ hợp phím Windows + R > Nhập vào “regedit” > Nhấn Enter.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 2: Vào Computer > HKEY_LOCAL_MACHINE > SYSTEM > Setup > MoSetup hoặc dán dòng địa chỉ sau Computer /HKEY_LOCAL_MACHINE /SYSTEM/Setup/MoSetup (như hình).

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 3: Nhấn chuột phải > Chọn New > DWORD (32-bit) Value.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 4: Đặt tên là “AllowUpgradesWithUnsupportedTPMOrCPU”.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bước 5: Tại mục Value data (như hình), nhập “1” > Tại mục Base, chọn Hexadecimal > Chọn OK.

Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Bây giờ, nếu bạn thấy điều này quá kỹ thuật hoặc cảm thấy không thoải mái khi chỉnh sửa sổ đăng ký, bạn có thể làm điều này với một vài cú nhấp chuột. Chỉ cần tải xuống các tệp đăng ký tùy chỉnh của chúng tôi và bấm đúp vào tệp cần thiết để hoàn thành công việc. Nếu được nhắc, hãy xác nhận hành động bằng cách bấm Yes.

Tải xuống tệp thực thi tự động các bước ở trên tại đây.

cach-cai-win-11-cho-may-khong-ho-tro-02

Tệp zip trên chứa một vài tệp đăng ký trong đó Enable Win11 Upgrade.reg sẽ thực hiện hack registry và Undo Enable Win11 Upgrade.reg sẽ hoàn nguyên các chỉnh sửa đăng ký và đưa chúng trở lại trạng thái bình thường.

Tải xuống Windows 11 Installation Assistant chính thức tại đây và khởi chạy nó để bắt đầu nâng cấp PC của bạn lên Windows 11. Nếu được nhắc nhở, chỉ cần đồng ý với các cảnh báo.

Máy tính không có TPM

Bước 1: Tải về Windows 11 ISO file tại đây

Bước 2: Tạo ổ đĩa USB khởi động Windows bằng phần mềm miễn phí Rufus tại đây

Bước 3: Sửa đổi Window Registry

  1. Khi khởi động từ USB, máy tính sẽ xuất hiện dòng chữ “This PC can’t run Windows 11”.
  2. Tại màn hình này, nhấp vào nút quay lại ở góc trên cùng bên phải. Mở cửa sổ Command Prompt Window (CPW) bằng tổ hợp phím Shift + F10.
  3. Tại đây, đánh vào chữ “regedit” > Enter.
  4. Chọn HKEY_LOCAL_MACHINE > SYSTEM > Setup.
  5. Chuột phải > Settings > New > Key và đặt tên là “LabConfig”.
  6. Nhấp chuột phải vào LabConfig > Chọn New > DWORD (32-bit) Value.
  7. Đặt tên là BypassTPMCheck.
  8. Chuột phải vào mục BypassTPMCheck vừa tạo > Chọn Modify… > Sửa tại mục Value data thành 00000001 > OK.
  9. Thực hiện tương tự, bạn cần tạo một giá trị DWORD khác. Lần này bạn đặt tên là BypassSecureBootCheck > Sửa giá trị thành 00000001 > Chọn OK.
  10. Như vậy, bạn đã có 2 DWORD.
  11. Quay lại màn hình cài đặt. Nhấn Install now một lần nữa và quá trình cài đặt sẽ bắt đầu. Lần này bạn sẽ không cần phải đáp ứng yêu cầu về TPM cũng như Khởi động an toán nữa. Sau đó bạn chỉ cần tiến hành cài đặt bình thường.
  12. Tại cửa sổ tiếp theo, máy tính sẽ nhắc bạn nhập khóa kích hoạt, bạn có thể bỏ qua bằng cách chọn :”I don’t have a product key.”.
  13. Với cửa sổ tiếp theo, sẽ xuất hiện nhiều phiên bản của Windows 11. Bạn hãy chọn 1 trong số đó.
  14. Tại màn hình tiếp theo, tick vào dòng I accept the Microsoft license terms > Next.
  15. Quá trình cài đặt bắt đầu. Chờ đợi một lát và hệ điều hành Windows 11 đã nằm trên máy tính bạn.

Cách xem máy tính của bạn không thiếu điều kiện gì để nâng cấp Windows 11

Bạn có thể kiểm tra xem Windows 11 có hỗ trợ PC hay không bằng cách tải xuống và chạy ứng dụng PC Health Check của Microsoft.

  • Tải phần mềm PC Health Check ở dưới cùng trang web tại đây.

Nếu PC của bạn được hỗ trợ, việc nâng cấp lên Windows 11 rất dễ dàng. Bạn có thể làm điều đó chỉ trong một vài cú nhấp chuột.

Nếu Windows 11 không chính thức hỗ trợ PC của bạn, PC Health Check sẽ nói rằng nó “hiện không đáp ứng các yêu cầu hệ thống Windows 11” và cho bạn biết lý do tại sao. Nếu công cụ báo cáo PC của bạn không được hỗ trợ, quá trình bạn cần làm theo sẽ phụ thuộc vào vấn đề mà nó báo cáo. Bạn có thể chỉ cần thay đổi cài đặt trong firmware UEFI của PC (thiết lập trong BIOS) để làm cho PC của bạn được hỗ trợ hoặc quá trình này có thể liên quan nhiều hơn.

cach-cai-win-11-cho-may-khong-ho-tro-03

Bạn có nên cài đặt Win 11 ngay bây giờ không?

Chúng tôi khuyên bạn không nên nâng cấp PC không được hỗ trợ lên Windows 11. Với thông báo đến từ Microsoft thì bạn có thể yên tâm sử dụng Windows 10 với sự hỗ trợ được cập nhật bảo mật cho đến tối thiểu là tháng 10 năm 2025.

Windows 11 không có bất kỳ tính năng lớn nào khiến nó trở thành một bản nâng cấp phải có và Microsoft cảnh báo rằng các PC không được hỗ trợ có thể gặp các vấn đề về lỗi nghiêm trọng. Trên thực tế, Microsoft cảnh báo rằng cuối cùng họ có thể ngừng cung cấp các bản cập nhật bảo mật cho các PC không được hỗ trợ chạy Windows 11.

Bất cứ điều gì bạn làm, chúng tôi khuyên bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng của bạn trước. Điều quan trọng là phải có bản sao lưu, đặc biệt là khi nâng cấp lên hệ điều hành mới và đặc biệt là khi hệ điều hành mới đó không được hỗ trợ chính thức trên phần cứng của bạn.

Vậy nên thực sự nếu bạn chưa có nhu cầu gì đặc biệt chỉ có ở Win 11 thì tạm thời không nhất thiết phải vội vã update ngay bản từ sớm. Với phiên bản Win 10, chúng ta đã sử dụng rất tốt rồi. Các bạn có thể đợi tới khi phiên bản chính thức được phát hành rồi cài đặt vẫn chưa muộn.

Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc chạy Windows 11 trên phần cứng không được hỗ trợ, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn với cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot.

Xem thêm – 3 cách cài Win 11 chính thức nhanh và ít lỗi nhất

Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết về Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ. Nếu bạn thấy bài viết về chủ đề này hữu ích thì hãy Like và Share để GhienCongNghe có thể tiếp tục sản xuất nội dung chất lượng hơn nữa nhé.