Table of Contents

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời
Khám phá

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Bạn đang lựa chọn máy tính và băn khoăn không biết card onboard là gì? Hãy cùng GhienCongNghe khám phá ngay card onboard là gì nhé.

Là một phần cứng không thể thiếu của máy tính, card onboard đã và đang dần được cải thiện về cả hiệu năng lẫn độ bền không thua kém gì những loại card rời mạnh mẽ. Vậy bạn đã biết rõ card onboard là gì chưa? Hãy cùng khám phá qua bài chia sẻ dưới đây của GhienCongNghe. Bắt đầu thôi.

Tìm hiểu card onboard là gì.

Card onboard là gì?

Card onboard là gì?

Card onboard hay card tích hợp, là loại card màn hình được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào mainboard của máy tính. Và đồng thời nó cũng sử dụng chung luôn những tài nguyên có sẵn như là CPU hay RAM của máy để xử lý các tác vụ về hình ảnh hay đồ họa.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Giải nghĩa card onboard là gì

Các hãng sản xuất card onboard nổi tiếng đó chính là intel và AMD. Tuy rằng chúng đều có những tính năng khác nhau cũng như những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng cả 2 đã và đang mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích không hề nhỏ.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

AMD hay Intel?

Nguyên lý hoạt động của card onboard là gì?

Quá trình xử lý hình ảnh khá phức tạp. Để tạo ra một hình ảnh 3D, card màn hình phải tạo ra một khung điện từ, sau đó xử lý hình ảnh như quét độ sáng, màu, độ tương phản,… Đối với những tác vụ cần xử lý nhiều hình 3D, CPU phải lặp lại quá trình này nhiều lần tầm 60 lần trên giây.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Card onboard sử dụng tài nguyên chung với mainboard, vi xử lý, bộ nhớ và màn hình để có thể thực hiện xử lý hình ảnh. Chúng sẽ được kết nối với mainboard để lấy dữ liệu và nguồn điện, bộ vi xử lý sẽ gửi đưa ra các mệnh lệnh còn bộ nhớ là nơi lưu trữ thông tin tạm thời trong quá trình xử lý, và màn hình sẽ là nơi hiển thị những hình ảnh đã được xử lý.

Những lưu ý khi chọn máy tính trang bị card onboard

Vì đây là loại card sử dụng tài nguyên với các phần cứng khác nên sức mạnh xử lý đồ họa của nó sẽ không bằng với các loại card rời. Nếu như công việc của bạn chỉ cần làm việc với các tác vụ nhẹ nhàng và kiêm 1 chút đồ họa thì card onboard sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Laptop trang bị card onboard cho công việc đơn giản

Trên thị trường có 2 nhà sản xuất card onboard nổi tiếng đó là intel hay AMD. Mỗi hãng lại có một lợi thế riêng của mình từ chất lượng, giá thành cho đến những yếu tố mà card đó cung cấp cho người sử dụng. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ xem mục đích của mình là gì để chọn card đùng đắn nhé.

Lý do bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Tuy card rời có rất nhiều ưu thế khi so với card onboard tuy nhiên, loại card tích hợp sẵn này cũng có những ưu thế riêng của mình. Và với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nó đang dần được ưa chuộng hơn vì những lý do sau đây:

  • Vì sử dụng chung tài nguyên với các phần cứng khác nên tính đa nhiệm của nó nhiều hơn card rời. Với những phần mềm nhẹ nhàng thì nó sẽ gánh, còn khi đòi hỏi về những tác vụ nặng, nó cũng có thể đảm đương được.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

  • Công nghệ ngày càng phát triển, dẫn đến sức mạnh của card onboard cũng được nâng cao qua từng năm, trong khi các phần mềm hay ứng dụng chỉ nặng hơn hay đòi hỏi phần cứng không quá nhiều.
  • Giá thành là một yếu tố không thể không nhắc tới khi lựa chọn giữa card rời và card onboard. Nhìn chung thì các loại máy tính tích hợp card onboard sẽ có giá thành rẻ hơn so với các máy có card rời.

Card onboard là gì? Những lý do mà bạn nên chọn card onboard thay vì card rời

Các bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về card onboard là gì. Mong những chia sẻ trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share cũng như ghé thăm GhienCong Nghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo TechGuided