Table of Contents
Driver là gì? Nghe rất quen thuộc với dân văn phòng, người làm kỹ thuật phải không nào. Với những chiếc máy in trên văn phòng, để có thể thực hiện việc in ấn các tài liệu file Word trên máy tính của bạn, trước hết bạn cần cài đặt một trình điều khiển (Driver) của máy in đó. Vậy Driver là gì, hãy cùng GhienCongNghe khám phá trong bài viết sau đây nhé.
Driver là gì?
Driver (hay còn gọi là trình điều khiển) là một hay nhiều tệp dữ liệu có nhiệm vụ giúp phần cứng của thiết bị nào đó hoạt động tốt với hệ điều hành của máy tính.
Phần cứng có thể hiểu là những bộ phận cấu thành lên một chiếc máy tính, bao gồm Card màn hình, Card Wifi, Card âm thanh, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, RAM, quạt tản nhiệt, ổ cứng, ổ DVD, LAN, Internet, vv hay các thiết bị cần cài đặt để làm việc được với máy tính như máy in, máy fax, máy scan,vv. Mỗi bộ phận, thiết bị này đều cần được cài đặt driver để hoạt động với máy tính.
Những loại Driver trên máy tính bạn cần biết
Driver máy in là gì?
Driver máy in có chức năng chuyển đổi dữ liệu cần in trên máy tính sang định dạng mà máy in có thể hiểu được. Đồng thời, Driver cho phép máy tính thực hiện các lệnh đối với máy in, cũng như hiển thị các trạng thái của máy in như hoạt động bình thường, hay có lỗi, kẹt giấy để người dùng nhận biết và thao tác.
Driver Chipset là gì?
Chipset gì? Là một bộ gồm những con chip nằm trên những bo mạch chủ, có vai trò liên kết những bo mạch này.
Driver Chipset được tạo ra để điều khiển chipset. Để sử dụng hiệu quả, máy tính chỉ hoạt động với chipset tương ứng với nó.
Để tải những driver chipset, hãy truy cập vào các website của đơn vị sản xuất, tiêu biểu như NVIDIA, ATI, VIA Technologies, SiS, Intel và AMD để tìm các driver tương ứng, sau đó tải về và cài đặt cho máy tính của bạn.
GPU Driver là gì?
GPU (viết tắt của Graphics Processing Unit) có nghĩa là đơn vị xử lý đồ họa. Đây là một bộ phận tăng sức mạnh cho card màn hình (VGA) có vai trò là xử lý các vấn đề có liên quan đến đồ hoạ máy tính, về hình ảnh cho máy tính, ví dụ như độ tương phản, màu sắc hiển thị, hiệu ứng ánh sáng với tốc độ xử lý nhanh hơn.
Nói chung, đây là một bộ vi xử lý được nâng cấp đặc biệt giúp người dùng xử lý các khâu quan trọng trong đồ hoạ 3D và hình ảnh động.
Card Reader Driver là gì?
Card Reader Driver (Driver của đầu đọc thẻ) là driver dành cho các loại đầu đọc thẻ nhớ. Bạn đã từng gặp tình huống cắm thẻ nhớ vào khe, nhưng gặp lỗi như USB không nhận, hay USB không mở được chưa?
Nguyên nhân đầu tiên nên nghĩ đến đó là máy tính không có driver cho đầu đọc, sau đây thì mới xem đến lỗi của khe đọc thẻ nhớ. Nhiều người khi cài lại hệ điều hành (đặc biệt là Windows) thường quên quên không cài driver, hoặc quên chưa cập nhật driver.
Nếu gặp sự cố khi Windows 10 không thẻ SD, bạn có thể cần kiểm tra xem driver chính xác đã được cài đặt chưa và đầu đọc thẻ có hoạt động bình thường hay không.
Audio Driver là gì?
Audio Driver là một loại tệp máy tính được hệ điều hành (OS) của máy tính sử dụng để nhận dạng và tương tác đúng cách với thiết bị âm thanh. Nó thường được sử dụng cho các card âm thanh.
Thiết bị âm thanh có thể có một số dạng, mặc dù thường có một card âm thanh hoặc thiết bị đầu vào hoặc đầu ra tương tự.
Card âm thanh thường có thể được tích hợp vào hệ thống máy tính như một phần của bo mạch chủ, thường được gọi là âm thanh tích hợp, hoặc chúng có thể là các thành phần riêng biệt cần được cài đặt vào hệ thống.
Card âm thanh thường được sử dụng để cho phép máy tính xử lý thông tin âm thanh và xuất thông tin đó qua loa dưới dạng âm thanh thính giác.
Driver PCI là gì?
PCI (viết tắt của Peripheral Component Interconnect) có thể hiểu là Kết nối các thành phần ngoại vi. Đây là một Driver được cài đặt tương thích với chipset có trên bo mạch chủ.
Đặc điểm để biết PCI Driver bị thiếu đó là trong bảng điều khiển Device Manager máy tính sẽ hiển thị Unknown Device kèm theo hình 1 dấu chấm than màu vàng.
Nếu máy tính bạn hiện lên thông báo “Simple Communications Controller” thì cách khắc phục đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần tải lại driver chipset bằng cách truy cập vào website hãng máy tính của bạn, tìm driver và cài đặt.
Driver Broadcom USH là gì?
USH (viết tắt của Unified Security Hub) chủ yếu được sử dụng bởi đầu đọc dấu vân tay, vì vậy Driver Broadcom USH cũng sẽ giúp máy tính sử dụng được chức năng này.
Trong Device Manager, nếu bạn thấy dấu màu vàng bên cạnh “Broadcom USH” or “Broadcom USH w/swipe sensor”, thì cách khắc phục là cập nhật ngay driver cho thiết bị.
Chức năng của Driver là gì?
Như đã đề cập ở trên, chức năng của Driver là giúp phần cứng hoạt động tốt với hệ điều hành của máy tính, nhưng bằng cách nào? Driver hay Trình điều khiển thiết bị là một tệp cho phép máy tính biết cấu hình và thông số kỹ thuật của một thiết bị phần cứng nhất định.
Nếu không có Driver, máy tính sẽ không thể giao tiếp với thiết bị. Thông thường, Windows sẽ cảnh báo người dùng nếu có một thiết bị mới chưa được cài đặt Driver và yêu cầu người dùng cài đặt Driver cho thiết bị đó.
Tại sao việc cập nhật Driver lại quan trọng?
Các bản Driver cập nhật sẽ cung cấp một hệ thống bảo mật mới, cũng như một số nâng cấp mới mà nhà sản xuất cho là cần thiết. Thông thường, các nhà sản xuất thiết bị sẽ thường xác định trục trặc hoặc lỗi trong quá trình Driver hoạt động, sau đó tạo bản cập nhật mới nhằm giải quyết những lỗi này.
Không có thiết bị nào là hoàn hảo từ bản đầu. Các lỗi và những mối đe dọa từ bên ngoài luôn được xác định sớm và kiểm soát kịp thời. vì vậy các bản cập nhật Driver cho thiết bị giúp các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho khách hàng của họ.
Điều gì xảy ra khi Driver không được cài đặt?
Không cập nhật trình điều khiển có thể dẫn đến các vấn đề lớn. Ngoài việc bỏ lỡ các tính năng mới hoặc nâng cấp hiệu suất, thiết bị của bạn có thể dễ bị tấn công bởi vi-rút hoặc hacker dẫn đến ngừng hoạt động hoàn toàn.
Nếu đó là một thành phần quan trọng của máy tính, chẳng hạn như Card màn hình hoặc bo mạch chủ, nó có thể khiến PC của bạn không hoạt động được.
» Xem thêm: Cách cài driver không cần mạng cho máy tính Windows 7/8/10..
Làm thế nào để biết Driver có cần được cập nhật không?
Các dấu hiệu nhận biết để biết liệu driver có cần cập nhật không tuỳ thuộc vào từng loại máy tính, hệ điều hành, và bộ driver đó. Trình điều khiển màn hình có thể hiển thị các triệu chứng trễ, bị pixel hoặc nhấp nháy hoặc có đồ họa mờ. Mặt khác, trình điều khiển bo mạch chủ sẽ có thể không khởi động đúng cách, có sự cố nào đó mà không cảnh báo trước hoặc khiến máy tính bị chậm khi thực hiện ngay cả những tác vụ cơ bản nhất.
Bất cứ khi nào bạn gặp sự cố bất ngờ, không khắc phục được kể cả khi đã khởi động lại máy tính, bạn hãy nghĩ đến phương án là trình điều khiển có thể đang cần cập nhật. Mặc dù nó sẽ không khắc phục được tất cả các vấn đề, nhưng đây là một trong những tự fix lỗi máy tính nhanh nhất.
Cách tốt nhất để cập nhật Driver máy tính là gì?
Hầu hết các trình điều khiển Windows tự động cập nhật mỗi khi bạn nhận được bản cập nhật Windows. Đây là lý do tại sao việc cho phép cập nhật tự động trên PC của bạn là điều cần thiết. Nếu bạn thực sự không muốn bản cập nhật làm gián đoạn công việc của mình, hãy tiếp tục và báo lại nó trong vài giờ, nhưng đừng trì hoãn việc cập nhật. Các trình điều khiển được Windows hỗ trợ của bạn sẽ hoạt động tốt hơn khi bản cập nhật được nhanh chóng tải xuống và cài đặt kịp thời.
Cập nhật Driver theo cách thủ công?
Đôi khi, bản cập nhật cho toàn hệ thống sẽ không giải quyết được vấn đề về trình điều khiển. Điều này thường xảy ra khi một bản trình điều khiển lẻ được cập nhật trước khi có bản cập nhật cho cả hệ điều hành (lấy ví dụ như hệ điều hành cho Windown 10).
Bản cập nhật trình điều khiển thủ công có thể khắc phục sự cố trong nhiều trường hợp.
Dưới đây là cách cập nhật trình điều khiển theo cách thủ công (áp dụng cho Windown 10):
- Tìm hộp tìm kiếm ở góc dưới của thanh tác vụ Windows và tìm Device Manager
2. Chọn Device Manager và chọn thiết bị của bạn từ danh sách được cung cấp
3. Click chuột phải vào thiết bị bạn muốn cập nhật. Chọn Update Driver
4. Chọn Search automatically for updated driver software
5. Máy tính sẽ bắt đầu cập nhật trình điều khiển và hướng dẫn bạn qua các bước cần thiết
Sau khi hoàn thành cài đặt, hãy khởi động lại máy tính.
Để sử dụng Driver hiệu quả, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra và cài đặt lại các bản cập nhật driver phù hợp với hệ điều hành của máy, và sử dụng hãng driver được sản xuất để không gặp trục trặc trong quá trình cài đặt và tận dụng được công dụng, tính năng của trình điều khiển.
Trong các loại laptop, PC bây giờ, hầu hết các trình điều khiển đều đã được cài đặt và tự động cập nhật nên người dùng thường không để ý tuy nhiên, một số driver sẽ không được cài đặt tự động, như với một số loại máy in, bàn phím, chuột máy tính.
Trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về Driver là gì, cũng như những điều bạn cần biết khi sử dụng driver để áp dụng vào việc sửa chữa cho chính chiếc laptop, máy tính của mình.
Xem thêm:
- GPU Scaling là gì? Ưu nhược ra sao?
- Card màn hình là gì? Những điều cơ bản bạn cần biết về nó khi chọn máy tính hay laptop
- Ép xung CPU là gì? Những điều bạn cần quan tâm trước khi ép xung CPU
Nếu thấy bài viết giải đáp Driver là gì này hữu ích với bạn, hãy Like và Share để ủng hộ chúng tôi tiếp tục phát triển và ra thêm nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn và hữu ích khác nhé.