Table of Contents

In-App Purchases là gì? Bạn có đang bị đánh lừa bởi các dịch vụ dùng thử trong app
Khám phá

In-App Purchases là gì? Bạn có đang bị đánh lừa bởi các dịch vụ dùng thử trong app

In-App Purchases (IAP) là hình thức mà các nhà phát triển ứng dụng sử dụng để kiếm tiền từ các ứng dụng của họ. Chính vì thế, bạn cần phải hiểu rõ In-App Purchases là gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào để tránh các chiêu trò đánh lừa người dùng khiến họ chi tiền vào thứ họ không nắm rõ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng trên App Store, bạn sẽ thấy rằng Apple đã gắn thêm một nhãn trong các ứng dụng miễn phí đó là Mua In-App (hay In-App Purchases). Có thể là do áp lực mà Apple phải chịu từ cơ quan quản lý Châu Âu để bảo vệ trẻ em và tài khoản ngân hàng của cha mẹ chúng tốt hơn, tránh việc việc mua hàng trong ứng dụng.

Trong bài viết sâu hơn này, GhienCongNghe sẽ nói về In-App Purchases là gì? Làm thế nào để tránh việc bị đánh lừa mua hàng trong ứng dụng.

In-App Purchases là gì?

In-App Purchases nghĩa là gì? Dịch sang nghĩa tiếng Việt thì có thể hiểu đơn giản là “Mua hàng trong ứng dụng”.

In-App Purchases đúng như tên gọi, là một hình thức giao dịch mua hàng diễn ra bên trong một ứng dụng. Trước khi cài đặt ứng dụng, người dùng thường thấy thông báo “Mua hàng trong ứng dụng” bên cạnh nút “Nhận” đối với ứng dụng miễn phí hoặc nút “Giá cả” đối với ứng dụng trả phí.

Thông báo này cho biết rằng người dùng sẽ có thể phải trả tiền cho các tính năng, nội dung hay dịch vụ mở rộng khi sử dụng ứng dụng. Tất cả các giao dịch mua đều được thanh toán bằng cửa hàng riêng trong ứng dụng.

Trước khi người dùng thực hiện IAP, một thông báo sẽ xuất hiện cùng với mô tả mua hàng. Người dùng sẽ có tùy chọn mua hàng hoặc quay lại ứng dụng mà không cần mua hàng.

In-App Purchases là gì?

4 loại hình In-App Purchases

Có bốn loại hình mua hàng trong ứng dụng (IAP). Các nhà phát triển ứng dụng thường sẽ sử dụng nhiều hơn một loại hình IAP trong ứng dụng của họ để tạo nhiều doanh thu nhất có thể.

4 loại hình mua hàng trong ứng dụng như sau:

Đăng ký tự động gia hạn: Với tính năng này người dùng sẽ cho phép ứng dụng trực tiếp trừ tiền trong tài khoản của họ để gia hạn và sử dụng các nội dung mở rộng trong ứng dụng. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hoặc tránh trường hợp quên gia hạn. Khi nào bạn không còn muốn sử dụng thì hủy đăng ký. Đây là hình thức dễ khiến người dùng chi tiền mất kiểm soát nhất.

Đăng ký không tự gia hạn: Với loại hình này bạn sẽ chỉ đóng phí trong một thời gian nhất định và khi hết thời hạn bạn phải tự đăng ký lại nếu không quyền sử dụng sẽ bị chấm dứt.

Hao mòn: Đây là hình thức trừ dần số lần sử dụng tính năng. Ví dụ, khi bạn mua 5 lần tải tài liệu thì tài khoản sẽ đếm đúng 5 lần bạn tải được tải liệu. Sau đó, tính năng này sẽ bị khóa và nếu muốn sử dụng bạn phải đăng ký lại. Có điều đặc biệt là chỉ đến khi bạn tải đủ 5 lần mới bị khóa chứ không bị giới hạn bởi thời gian.

Không hao mòn: Ngược lại với Hao mòn ở trên, hình thức này sẽ không giới hạn số lần sử dụng và nó có thời hạn vĩnh viễn, nghĩa là bạn chỉ cần mua 1 lần là có thể sử dụng mãi mãi. Đây thường là tính năng dành cho các phiên bản Premium của app.

Các loại hình mua In-App

Một số ví dụ về mua hàng trong ứng dụng

Tinder, một ứng dụng hẹn hò phổ biến, được tải xuống và sử dụng miễn phí khi người dùng vuốt sang trái khi thấy đối tượng thích hợp. Và nếu người dùng đó quẹt sang phải thì cặp này sẽ khớp và có thể nhắn tin cho nhau.

Tinder giới hạn số lần vuốt mà người dùng có thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, người dùng có thể tận hưởng số lần quẹt thẻ không giới hạn nếu trả phí.

TInder Gold là một dạng In-app Purchases

Một ví dụ khác đó là YouTube. Có thể bạn sẽ hơi bất ngờ vì từ trước tới nay, có thể xem thoải mái trên YouTube, nhưng thực sự thì YouTube có tính năng Premium, đây là tính năng cao cấp của YouTube cho phép bạn làm được nhiều điều hơn.

Nổi bật đó chính là tính năng xóa quảng cáo. Nếu bạn đóng một khoản phí hàng tháng cho YouTube bạn có thể trải nghiệm xem YouTube mà không bị quảng cáo làm phiền đó.

Cách nhận biết ứng dụng có thật sự miễn phí

Đối với Google Play, nếu bạn thấy nút Cài đặt có màu xanh lục nghĩa là bạn có thể sử dụng nó miễn phí. Nếu là bản trả phí thì sẽ là nút Buy và có màu xanh lá cây, có đánh dấu chi phí.

In-App Purchases là gì? Bạn có đang bị đánh lừa bởi các dịch vụ dùng thử trong app

Đối với người dùng iOS, khi tải app trên App Store, bên dưới nút GET nếu không có gì, nghĩa là đây là app miễn phí hoàn toàn. Còn nếu có dòng chữ In-App Purchase thì một điều chắc chắn rằng để sử dụng đầy đủ tính năng của app bạn cần phải trả thêm phí để sử dụng các tính năng nâng cao của app.

In-App Purchases là gì? Bạn có đang bị đánh lừa bởi các dịch vụ dùng thử trong app

Cách tắt mua In-App trên iPhone

Bước 1: Vào Cài đặt, chọn Thời gian sử dụng và chọn tiếp Bật giới hạn.

Bước 2: Gạt thanh trạng thái Bật giới hạn chuyển xanh, sau đó, bạn truy cập vào Mua hàng iTunes & App Store.

Tại đây, bạn có thể đề xuất các giới hạn cho việc mua, xóa hoặc cài đặt ứng dụng.

Cách tắt mua In-App trên iPhone

Bước 3: Ở các mục Xóa ứng dụng, Mua in-appCài đặt ứng dụng, bạn chọn ở ô Không cho phép.

Cách tắt mua In-App trên iPhone

Câu hỏi thường gặp

Mua In-App trên iPhone có mất tiền không?

Mua in-app (in-app purchase) là một chức năng được Apple trang bị sẵn trên các ứng dụng và tựa game trên những nền tảng mà hãng sở hữu. Tính năng này cho phép người sử dụng có thể mua nhanh các chức năng hoặc đồ vật trong game thông qua tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình.

Xem thêm:

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết với chủ đề In-App Purchases là gì sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Đừng quên Like, Share bài viết để GhienCongNghe có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.