Table of Contents
Lỗi 403 là một lỗi thường thấy khi bạn truy cập web. Tuy nhiên đến giờ bạn vẫn chưa viết lỗi 403 là gì và làm sao để giải quyết lỗi này. Vậy thì viết này của GhienCongNghe sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho những thắc mắc ở trên.
Lỗi 403 là gì?
Lỗi 403 Forbidden xảy ra khi trang web (hoặc tài nguyên khác) mà bạn đang cố mở trong trình duyệt web của mình là tài nguyên mà bạn không được phép truy cập. Nó được gọi là lỗi 403 vì đó là mã trạng thái HTTP mà máy chủ web sử dụng để mô tả loại lỗi đó.
Bạn thường gặp lỗi này vì một trong ba lý do sau:
- Lý do đầu tiên là chủ sở hữu của máy chủ web đã thiết lập quyền truy cập và bạn không được phép truy cập vào trang web này.
- Lý do thứ hai có thể là chủ sở hữu của máy chủ web đã thiết lập quyền không đúng cách do vậy dẫn đến bạn hay người nào khác cũng không thể truy cập vào liên kết đó.
- Còn một nguyên nhân nữa, có thể là một lỗi nào đó tạm thời khiến bạn không thể truy cập vào liên kết.
Cũng giống như lỗi 404 và lỗi 502, các nhà thiết kế trang web có thể tùy chỉnh giao diện của lỗi 403.
Vì vậy, bạn có thể thấy các trang 403 trông khác nhau trên các trang web khác nhau. Các trang web cũng có thể sử dụng các tên hơi khác nhau cho lỗi này.
Cách khắc phục lỗi 403
Phần lớn thời gian dành để tìm hiểu cách khắc phục, bạn sẽ không thể làm gì nhiều. Bạn thực sự không được phép truy cập tài nguyên hoặc có lỗi ở phía máy chủ. Đôi khi, đó là một lỗi tạm thời, đôi khi nó không phải là. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể thử.
Khắc phục lỗi 403 nếu bạn là người dùng
Nếu bạn là người dùng, một số giải pháp có thể giúp bạn khắc phục lỗi 403 như:
Làm mới trang: Đây là cách nhiều người thường nghĩ đến đầu tiên, Nếu nguyên nhân gây ra lỗi chỉ là tạm thời như lỗi mạng thì hoàn toàn có thể sửa được bằng cách này.
Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + R trên Windows hoặc Cmd + R trên Mac để làm mới hoặc nhấn vào nút nút Làm mới trên thanh địa chỉ.
Thử kiểm tra lại địa chỉ liên kết: Có thể bạn đã vô tình nhập sai hoặc copy thiếu liên kết dẫn đến xuất hiện lỗi này. Đảm bảo rằng địa chỉ bạn đang cố gắng truy cập là của một trang web hoặc tệp, không phải là một thư mục.
Một URL thông thường sẽ kết thúc bằng .com, .php, .org, .html hoặc chỉ có phần mở rộng, trong khi URL thư mục thường kết thúc bằng “/”.
Hầu hết các máy chủ được cấu hình để không cho phép duyệt thư mục vì lý do bảo mật. Khi chúng được định cấu hình đúng, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang khác. Khi không, bạn có thể thấy lỗi 403.
Xóa cookie và cache của trình duyệt: Cũng có thể trang bị lỗi đã được lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt của bạn, nhưng liên kết thực tế đã bị thay đổi trên trang web.
Bạn có thể thử xóa bộ nhớ cache và cookie của trình duyệt.
Tất nhiên, xóa bộ nhớ cache sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm duyệt web của bạn, nhưng một số trang web có thể mất thêm vài giây để tải khi chúng tải xuống lại tất cả dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ cache trước đó.
Xóa cookie có nghĩa là bạn sẽ phải đăng nhập lại vào hầu hết các trang web. Do vậy, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Kiểm tra xem bạn có quyền truy cập URL không: Trường hợp này không phổ biến bằng những cách trên nhưng nếu đã thử hết mà bạn vẫn không thể truy cập được vào liên kết thì bạn nên kiểm tra thử quyền truy cập URL nhé.
Một số trang web chặn người dùng VPN và sẽ hiển thị thông báo 403 Forbidden nếu bạn cố gắng kết nối với họ thông qua VPN. Nếu nghi ngờ đây là sự cố, bạn có thể ngắt kết nối khỏi VPN của mình rồi thử kết nối với trang web. (Nếu bạn không quen với VPN, có thể bạn đang không sử dụng VPN.)
Nếu tất cả những cách trên đều không hiệu quả, bạn có thể thử truy cập lại trang web vào lần sau hoặc liên hệ với chủ sở hữu trang web để trao đổi.
» Xem thêm: Khắc phục nhanh lỗi không thể truy cập trang web này
Khắc phục lỗi 403 nếu bạn là quản trị viên web
Khi bạn phát hiện bài viết này không thể truy cập và có lỗi 403 hoặc có người dùng báo cáo lỗi này với bạn, bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để sửa lỗi:
- Bạn hãy thử kiểm tra quyền truy cập của liên kết. Rất có thể bạn quên chưa chia sẻ quyền truy cập nên người dùng không thể truy cập vào liên kết trên.
- Có thể do server hoặc hosting – tên miền website đang truy cập gặp lỗi, nếu bạn là admin Website mà không xử lý kịp thời thì rất có thể dẫn tới treo website vĩnh viễn. Vì vậy bạn cần kiểm tra và khắc phục ngay nếu phát hiện tên miền hoặc server (máy chủ) bị lỗi.
- Kiểm tra file cấu hình server và chủ yếu hoạt động để tinh chỉnh cấu hình các cài đặt của web server Apache.
- Để xác minh nguyên nhân lỗi HTTP Error 403 Forbidden có phải là do file .htaccess gây nên hay không, bạn có thể xóa hoặc di chuyển file sau đó tiến hành tải lại trang web một lần nữa.
- Xử lý phân quyền: Do bạn thiết lập sai quyền cho phép các file hoặc thư mục trên máy chủ, những quyền này bao gồm đọc, viết và thực thi khi sử dụng. Để khắc phục, bạn có thể xem lỗi hiển thị trên URL và xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục.
- Vô hiệu hóa plugin: Bạn có thể kiểm tra lỗi plugin bằng cách vô hiệu toàn bộ plugin và kích hoạt lại từ từ. Với bước này, bạn có thể xác định plugin nào gây lỗi để đưa ra giải pháp tốt nhất. Sau mỗi lần thử, bạn nên truy cập lại website, nếu truy cập được tức là plugin đó bị lỗi.
Các câu hỏi thường gặp khác
Lỗi 400 Bad Request
400 Bad Request là mã trạng thái HTTP cho biết yêu cầu bạn gửi đến máy chủ Website, thường là yêu cầu 1 trang web, sai hoặc gián đoạn và Server sẽ không hiểu request này. Lỗi này xuất hiện khi bạn cố gắng vào một trang web nhưng không thể truy cập được.
Lỗi 401 Unauthorized
Lỗi 401 Unauthorized được biết đến như mã trạng thái HTTP, điều này tương đương với việc khi đó website đang tồn tại nhưng người truy cập lại không thể vào do không sở hữu quyền truy cập. Quyền truy cập này là ID người dùng kèm theo mật khẩu hợp lệ.
Lỗi 404 Not Found
Lỗi 404 Not Found xuất hiện trên tất cả các trình duyệt web hoặc hệ thống nào và nó không ngoại trừ một ai cả, thường thì xuất hiện trong cửa sổ của trình duyệt web. Lỗi 404 là một mã trạng thái HTTP với mục đích thông báo bạn đang cố gắng truy cập đến một trang web mà không thể tìm thấy máy chủ của website này.
Lỗi 408 Request Timeout
Lỗi 408 Request Timeout là gì? Lỗi 408 Request Timeout thường xảy ra khi thời gian chờ của người truy cập lớn hơn thời gian chờ được cài đặt sẵn của máy chủ. Khi đó, máy chủ sẽ tự động chấm dứt kết nối rồi gửi thông báo về cho người truy cập.
Xem thêm:
- Terabyte là gì? 2 công cụ chuyển đổi TB, MB và GB cực nhanh
- 5 cách khắc phục lỗi Unidentified network tận gốc để internet ổn định
- Tường lửa là gì, tấm khiên ngăn chặn mối nguy hiểm trên internet
Trên đây là tất cả những thông tin về lỗi 403 là gì và cách khắc phục lỗi khi bạn gặp phải. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên Like, Share bài viết để GhienCongNghe có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.