Table of Contents

Mã QR là gì? Có đơn giản là chỉ dùng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay không?
Khám phá

Mã QR là gì? Có đơn giản là chỉ dùng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay không?

Chắc hầu hết các bạn đã từng nghe qua QR code hay mã QR. Tuy nhiên, đa số mọi người vẫn chưa biết mã QR là gì và cách nó hoạt động như thế nào. Hôm nay hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu vấn đề này nhé.

Các bạn có nhớ những dòng mã vạch truyền thống trên mỗi chiếc bút bi không. Mặc dù vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhưng nó đang lộ rõ những điểm yếu của mình. Do vậy, mã QR được sinh ra để thay thế mã vạch truyền thống nhằm đáp ứng được những yêu cầu cao hơn. Cùng tìm hiểu sâu hơn về mã QR là gì qua bài viết dưới đây của GhienCongNghe nhé. Bắt đầu thôi.

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Mã QR là gì?

Mã QR hay QR code (Quick Response code) mã phản hồi nhanh. Là một dạng mã vạch 2D nhằm giúp cho người dùng biết được thông tin mà mình muốn tìm về sản phẩm mà mà QR được dán lên.

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Mã QR. Bản nâng cấp của mã vạch truyền thống

Bề ngoài thì bạn có thể thấy mã QR khá đơn giản nhưng bên trong nó có thể chứa đựng một lượng thông tin cực lớn. Tuy nhiên, không tùy thuộc vào số lượng dữ liệu mà nó đang nắm dữ, chỉ cần bạn quét mã là lập tức bạn sẽ được thấy toàn bộ thông tin chứa đựng trong đó “ngay lập tức”. Đó là lý do tại sao nó được đặt tên là QR code, mã phản hồi nhanh.

Advertisements

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Mã QR khác gì so với mã vạch truyền thống

Sự khác nhau về hình dạng

Mã vạch cung cấp cho chúng ta cách lưu trữ số ở định dạng máy tính dễ hiểu. Điều này được sử dụng để lưu trữ thông tin ở định dạng 1D hoặc 2D có thể được quét để truy xuất dữ liệu.

Mã QR là một cách lưu trữ dữ liệu dưới dạng định dạng máy tính có thể hiểu được, có thể được quét bằng cách sử dụng máy quét mã QR để truy xuất dữ liệu.

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Advertisements

Sự khác nhau về mục đích sử dụng

Mã vạch được các cửa hàng sử dụng để theo dõi bệnh nhân chỉ trong trường hợp dịch vụ cho thuê xe hơi để theo dõi vị trí của xe trong trường hợp có hành lý của hãng hàng không.

QR code được sử dụng rộng rãi ngày nay cho các dịch vụ thanh toán UPI và không dùng tiền mặt. Chúng có thể được sử dụng trong trường hợp nhận dạng và cũng được sử dụng để chia sẻ ảnh, video và các tệp khác.

Cấu tạo của mã QR là gì?

Tiếp theo hãy tìm hiểu về cấu tạo của mã QR là gì nhé. Như các bạn có thể biết thì mã QR được tạo thành từ 6 phần khác nhau.

Vùng yên tĩnh: Đây là viền trắng trống bao bên ngoài mã. Nếu không có mã này thì máy đọc mã sẽ không thể xác định được thông tin nào nằm trong và thông tin nào nằm ngoài vùng quét.

Advertisements

Vùng thời gian: Đây là một đường hình chữ L chạy qua 3 ô vuông ngoài mã QR. Giúp xác định các ô vuông riêng lẻ trong toàn bộ mã. Và giúp người dùng có thể quét được nếu như mã bị hỏng.

Vùng tìm kiếm: Mỗi mã QR đều có 3 ô vuông riêng biệt nằm ở góc và phía trên bên trái và phía trên bên phải. Nó giúp máy quét mã QR có thể xác định được đâu là vùng cần quét.

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Thông tin phiên bản: Đây là một  vùng thông tin nhỏ nằm ở góc phải mã QR. Giúp xác định đây là phiên bản mã QR nào. Có 4 phiên bản mã QR đó là số, chữ và số, bytes và cuối cùng là kanji hay chữ Hán.

Ô dữ liệu: Đây là vùng truyền thông tin chính của mã.

Advertisements

Vùng căn chỉnh: Đây là vùng dữ liệu nhỏ nằm dưới cùng bên phải của mã QR. Nó đảm bảo rằng nếu bị lệch về một góc thì mã vẫn đọc được bình thường.

Cách hoạt động của mã QR là gì?

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Vậy thế cách hoạt động của mã QR là gì? Điều đầu tiên các bạn nên biết là mọi dữ liệu trong mã QR đều được mã hóa theo mã nhị phân.

Máy quét mã QR sẽ dựa vào hình dáng, nhận diện 3 ô vuông trong mã từ đó định hình được hình dáng và vị ví nội dung có thể quét.

Tiếp đến nó sẽ bắt đầu phân tích. Lúc đầu máy quét sẽ biến hình ảnh thành những ô vuông nhỏ khác nhau. Mỗi ô vuông riêng lẻ này đều chưa một vùng dữ liệu riêng dựa trên việc nó trắng hay đen. Và sau đó nó sẽ ghép những mảnh hình vuông nhỏ đó lại và tạo thành một vùng dữ liệu lớn hơn.

Advertisements

Ưu và nhược điểm của mã QR là gì?

Ưu điểm của mã QR là gì?

Điều đầu tiên phải thừa nhận rằng hiện nay, mà QR hay QR code đang được áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực, logistics, marketing, tìm kiếm thông tin sản phẩm, F&B, công nghệ thông tin, thanh toán điện tử,… với những ưu điểm đáng chú ý sau:

  • Khối lượng dữ liệu lớn
  • Dễ dàng tiếp cận với người dùng
  • Thông tin vô cùng đa dạng, từ văn bản, hình ảnh, video, cho tới việc truy cập WiFi,…
  • Tiết kiệm thời gian
  • Không yêu cầu thiết bị phức tạp, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có camera là đủ.
Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Ứng dụng mã QR trong thanh toán điện tử

Nhược điểm của mã QR là gì?

Tuy rằng nó hiện nay đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp mới trong việc truyền và lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, bản thân nó vẫn có những nhược điểm hay hạn chế nhất định:

  • Không thể quét nếu không có mạng. Mặc dù ai cũng biết đâu đâu cũng có WiFi nhưng chỉ có ở trong các tòa nhà, hàng quán, khu dân cư mới có, mà đâu có được dùng miễn phí. Mạng miễn phí thì còn lâu mới phủ sóng hết được. Do đó đây là một rào cản lớn.
  • Nếu bạn là người lần đầu tiếp xúc với QR code thì có lẽ sẽ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là đối với người lớn tuổi hay người chưa được tiếp xúc nhiều với Internet.

Mã QR là gì? Cấu tạo cũng như cách hoạt động của mã QR

Tìm hiểu thêm về mã QR ở đây:

Advertisements

Và trên đây là những chia sẻ của chúng mình về mà QR là gì. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo Kaspersky