Table of Contents

Malware là gì? Sao phải đề phòng Malware còn hơn cả Virus máy tính
Khám phá

Malware là gì? Sao phải đề phòng Malware còn hơn cả Virus máy tính

Có rất nhiều người quan niệm phần mềm độc hại hay tên chính xác là Malware là Virus máy tính. Cùng GhienCongNghe tìm hiểu câu trả lời chính xác Malware là gì ở bài viết sau đây.

Chúng ta đôi khi không để ý các chương trình diệt Virus máy tính thật ra còn ngăn chặn và diệt trừ nhiều thứ khác nữa. Chặn quảng cáo rác trên trình duyệt, xem xét tệp đính kèm trong email,… Không đơn giản chỉ việc quét và diệt Virus thông thường. Đấy là các phần mềm chống Malware, vậy Malware là gì và có cha con gì với Virus máy tính hay không? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu ở ngay sau đây.

malware la gi

Malware là gì?

Malware hay còn gọi là phần mềm độc hại, nó là một chương trình được thiết kế cố ý gây hại cho hệ thống máy tính hay điện thoại của bạn. Có rất nhiều phần mềm đọc hại tồn tại, bao gồm cả Virus máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo độc hại, phần mềm giả mạo,… Các phần mềm ứng dụng có những hành vi bí mật theo dõi, ăn cắp dữ liệu người dùng cũng được coi là Malware.

Xem thêm:

malware la gi 1

 

Các loại Malware phổ biến trên máy tính

Có một số cách khác nhau để phân loại phần mềm độc hại. Đầu tiên là cách mà phần mềm độc hại lây lan. Bạn có thể đã nghe qua về Virus máy tính, Trojan và Worm. Sau đây là mô tả về cách 3 phần mềm độc hại này lây lan.

  • Virus là cái tên rất quen thuộc, nó gồm một đoạn mã máy tính được chèn vào mã của một chương trình nào đó, sau đấy lén lút thực hiện hành vi phá hoại, nhân bản và lây lan sang các máy tính nhanh chóng.
  • Worm là một phần mềm độc lập khác với Virus, nó không cần chương trình chủ để đính mã độc vào đó. Và lây lan sang các thiết bị trong mạng cực kì nhanh.
  • Trojan là một chương trình không thể tự nhân bản hay lây lan, nhưng nó sẽ giả mạo như một cái gì đó mà người dùng muốn và lừa họ kích hoạt nó để nó gây hại và lây lan trên máy tính.
virus-iloveyou

Virus ILOVEYOU từng khiến bao chiếc máy tính “ngã lăng ra bất động”

Và thêm một cách phân loại malware nữa đó là cách thức hoạt động sau khi đã lây nhiễm thành công bằng một cách nào đó, có thể là cài đặt thủ công từ kẻ xấu, bị lừa cài đặt lên thiết bị bởi những biểu ngữ kích thích sự tò mò hay lo lắng.

  • Phần mềm gián điệp: Nó thu thập dữ liệu người dùng bị nhiễm sau đó gửi nó dữ liệu đó về cho kẻ tấn công.
  • Rookit: Là một chương trình hay một bộ các công cụ phần mềm cho phép kẻ xấu có thể truy cập và điều khiển từ xa máy tính của bạn.
  • Adware: phần mềm quảng cáo độc hại này khiến cho trình duyệt của bạn tự động xuất hiện các quảng cáo rác, tự động điều hướng đến các trang web quảng cáo ngay cả khi bạn không làm gì cả.
  • Ransomware: là phần mềm độc hại mã hóa các tệp trong ổ cứng của bạn mà yêu cầu thanh toán để có thể lấy lại được số dữ liệu bị mã hóa đó. Ví dụ điển hình trong vài năm trước, đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu máy tính trên thế giới là WannaCry.
  • Cryptojacking: Là một loại mới gần đây đi theo sự phát triển của bong bóng tiền ảo. Nó là malware không gây lỗi hệ thống, không phá hủy dữ liệu mà nó sẽ âm thầm sử dụng hệ thống phần cứng của bạn như CPU và GPU để đào tiền ảo giúp cho những kẻ xấu này.

wanna-cry

Cho đến nay, phương thức lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua email spam, lừa người dùng kích hoạt phần mềm độc hại, kiểu Trojan. WannaCry và Emotet là những phần mềm độc hại phổ biến nhất trong danh sách 10 phần mềm độc hại tính đến năm 2018.

Cách ngăn chặn phần mềm độc hại

Việc ngăn chặn phần mềm độc hại sẽ song hành giữa sự hiểu biết của bạn và các phần mềm hỗ trợ phát hiện và diệt Malware. Đầu tiên, bạn thường dễ bị dụ dỗ tải các phần mềm độc hại khi dạo bước trên Internet, với những câu quảng cáo gây sự kích thích như “Máy tính bạn đang bị nhiễm Virus, kích vào để quét Virus ngay”,… Hãy đề cao tính cẩn thận xem xét mọi thứ trước khi tải bất kì thứ gì đó trên mạng về.

Với thư rác và email lừa đảo là phương tiện chính mà phần mềm độc hại lây nhiễm vào máy tính, cách tốt nhất để ngăn phần mềm độc hại là đảm bảo email của bạn được kiểm soát chặt chẽ và chính bạn phải trang bị một hiểu biết nhất định cách phát hiện Malware. Lời khuyên cho bạn là nên kết hợp giữa việc kiểm tra cẩn thận các tài liệu đính kèm và hạn chế hành vi nguy hiểm tiềm ẩn như tải về hay kích vào xem.

Và điều sau cùng là sử dụng các phần mềm diệt Malware tốt trên thị trường hiện nay, có thể kể vài cái tên quen thuộc như Avast Antivirus, Kaspersky,… Những chương trình này giờ đây đã có đầy đủ các tiện ích bảo mật, ngăn chặn nguy cơ từ Virus đến Adware.

antivirus

Trên đây là bài viết của GhienCongNghe chia sẻ cho bạn đọc tìm hiểu Malware là gì. Cũng như là các kiến thức cơ bản nhận dạng các loại Malware khác nhau và cách ngăn chặn chúng như thế nào.

Bạn có thể tham khảo qua các phần mềm diệt mã độc ở dưới đây:

Nếu thấy bài viết hữu ích hãy để lại Like & Share để ủng hộ GhienCongNghe đưa thêm nhiều bài viết khác đến bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi.

Tham khảo CSOOnline