Table of Contents
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều những loại RAM khác nhau để giúp cho việc xử lý lỗi và thông tin diễn ra dễ dàng hơn. Một trong những loại RAM có rất nhiều ưu điểm hơn hẳn đó chính là RAM ECC. Vậy RAM ECC là gì và ưu điểm cũng như cách hoạt động của nó là gì? Hãy cùng GhienCongNghe khám phá ngay.
RAM ECC là gì?
RAM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Random Access Memory”, là một trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. Đây cũng chính là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý.
ECC cũng là một từ viết tắt từ cụm từ “Error Correction Code”, chỉ một loại RAM có chứa thêm một con chip bộ nhớ để đảm bảo dữ liệu hệ thống của bạn có thể được bảo toàn nguyên vẹn. Nó hoạt động bằng cách gỡ lỗi bộ nhớ trong thời gian thực của máy tính.
Cách hoạt động của nó cũng giống như hệ thống RAID – hệ thống có 2 ổ đĩa lưu trữ để bạn có thể sử dụng thay phiên nhau khi ổ đĩa còn lại gặp trục trặc.
RAM ECC kiểm tra dữ liệu được máy tính truyền đến, sau đó tiến hành so sánh dữ liệu này với dữ liệu trong con chip bộ nhớ. Nếu gặp lỗi, nó sẽ thông báo đến người dùng và tự gỡ lỗi (nếu có thể).
Mục đích của RAM ECC là gì
Máy tính rất nhạy cảm với những yếu tố đến từ bên ngoài, như tia bức xạ hay sóng vô tuyến. Phần cứng của máy có thể gây ra những lỗi khiến ảnh hưởng đến máy tính nếu đã được sử dụng trong một thời gian dài.
Lỗi đó có thể sẽ khiến máy bạn bị treo hoặc xanh màn hình, nhưng nhìn chung thì chi phí để sửa chữa nó chưa là gì so với chi phí của RAM ECC.
Nếu bạn sử dụng máy tính của mình để thực hiện các công việc quan trọng cần bảo mật và lưu trữ nhiều thông tin như các công việc liên quan tới nghiên cứu khoa học, tài chính hay quân đội thì việc sử dụng RAM ECC là cực kỳ đúng đắn.
Điểm khác nhau giữa RAM non ECC và ECC là gì?
Nếu đã có RAM ECC thì chắc chắn cũng sẽ có RAM non ECC. Vậy điểm khác biệt giữa RAM non ECC và RAM ECC là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Theo như tên gọi của nó, RAM ECC khác RAM non ECC ở chỗ nó có đến 9 chip thay vì 8 chip. Điều này đã được làm rõ ở phần định nghĩa, chip được thêm vào này sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra và xác định lỗi của 8 chip còn lại trong RAM.
Thêm vào đó, những hệ thống sử dụng RAM ECC cũng được xác định rằng sẽ ít gặp phải lỗi hơn so với những hệ thống sử dụng RAM non ECC. Vào năm 2014, Puget Systems đã thực hiện các khảo sát và nhận thấy bộ nhớ RAM ECC chỉ có tỉ lệ gặp lỗi là 0.09%, trong khi ở bộ nhớ RAM non ECC thì con số này lên đến 0.6%.
Nhược điểm của RAM ECC là gì?
Mặc dù có trong mình những ưu điểm vượt trội hơn so với RAM non ECC, RAM ECC vẫn có những nhược điểm khiến người dùng cần cân nhắc khi muốn sử dụng. Vậy những nhược điểm này của RAM ECC là gì?
Cũng trong nghiên cứu của Puget Systems, họ đã phát hiện ra rằng RAM ECC có khả năng xử lý chậm hơn so với RAM non ECC. Lý do cho việc này là bởi RAM ECC cần có thời gian để tìm và sửa chữa những lỗi do các chip gặp phải.
Tuy nhiên, chỉ với việc xử lý chậm hơn này thì tính ưu việt của RAM ECC cũng vẫn được ưa chuộng hơn RAM non ECC rất nhiều.
Bộ nhớ RAM ECC hoạt động như thế nào?
ECC sử dụng một hình thức kiểm tra lỗi tối ưu là kiểm tra bit chẵn lẻ để tìm ra lỗi. Thay vì tạo thêm 1 bit chẵn lẻ cho mỗi 8 bit dữ liệu, ECC tạo thêm 7 bit trên mỗi 64-bit dữ liệu.
Hệ thống này cũng sẽ thực hiện một thuật toán toán học phức tạp trên 7 bit dữ liệu trên để đảm bảo 64-bit còn lại là chính xác. Trong trường hợp có 1 bit không chính xác (lỗi 1 bit), thuật toán ECC có thể khôi phục lại dữ liệu.
Nhưng nếu có nhiều hơn 2 bit gặp lỗi, nó không thể tự sửa chữa lỗi mà chỉ có thể thông báo về cho hệ thống.
Cần những gì để dùng được RAM ECC
Khi tìm hiểu về tiêu chí để sử dụng loại RAM ECC này, bạn cũng sẽ khám phá ra một nhược điểm khác của nó bởi không phải hệ thống và ứng dụng nào cũng có thể sử dụng RAM ECC. Vậy những tiêu chí cần thiết để sử dụng RAM ECC là gì?
Vì những người dùng thông thường không hay sử dụng RAM ECC nên nhà sản xuất của loại RAM này cũng không quá quan tâm đến việc tương thích của nó đối với các hệ thống.
Ngoài ra, bạn không thể sử dụng RAM ECC nếu hệ thống của bạn là chip của Intel. Điều đó có nghĩa là chỉ khi bạn sử dụng chip AMD thì bạn mới có “cơ hội” được trải nghiệm loại RAM này.
Xem thêm:
- Hướng dẫn nâng cấp TPM firmware 1.2 lên 2.0 để được cập nhật Windows 11 sớm nhất
- Ép xung CPU là gì? Những điều bạn cần quan tâm trước khi ép xung CPU
- Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn? Bạn có thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của CPU không?
Sau bài viết này của GhienCongNghe, đảm bảo bạn sẽ không còn thắc mắc RAM ECC là gì. Hãy ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên hơn để đọc được những bài viết thú vị nhé.