Table of Contents
Nếu mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh, nhiều người thường tự hỏi không hiểu sao chỉ lưu ảnh cũng có rất nhiều định dạng như PNG, JPEG hay RAW. Nhưng lời khuyên từ những người lão làng trong làng nhiếp ảnh lại đưa ra lời khuyên nên chụp ảnh ở định dạng RAW. Vậy RAW là gì? Nếu bạn đang thắc mắc hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu trong bài viết này nhé.
RAW là gì?
Trong tiếng anh, RAW có nghĩa là thô và có lẽ đó là lí do từ này được sử dụng để nói về một định dạng tệp lưu trữ hình ảnh dưới dạng thô sơ nhất. Có nghĩa là, ảnh RAW là ảnh được lưu lại hoàn toàn bằng những cảm biến của máy về dữ liệu ảnh mà không qua bất kì một bước xử lí nào về chỉnh nét hay tone màu của bức ảnh và chuyển thẳng đến bộ nhớ tạm.
File ảnh RAW ở các loại máy ảnh kĩ thuật số khác nhau có thể được mở rộng đuôi khác nhau, ví dụ như Canon sử dụng định dạng RAW với đuôi file là .CR2, .CR3 hay CRW, Sony là .ARW,…
Đặc điểm của file RAW là gì?
Như đã nói trên định nghĩa, file ảnh RAW có đặc điểm lớn nhất là giữ lại những gì chân thực nhất về bức ảnh, nghĩa là những thông tin về độ phơi sáng, cân bằng trắng, độ nét, độ tương phản,… của bức ảnh là “thô” hoàn toàn.
Những chi tiết về những vùng sáng, vùng tối cũng không được đưa qua con chip máy ảnh xử lí mà được lưu thẳng lên thẻ nhớ của máy.
Đặc điểm tiếp theo của file RAW là mang dung lượng khá lớn so với những định dạng ảnh khác, lớn gấp khoảng 5 lần so với JPEG nhưng lại lưu được nhiều chi tiết ảnh hơn.
Chính vì thế, thời gian lưu về máy của ảnh RAW thường cũng chậm hơn nên nếu bạn muốn chụp liên tục thì nên cân nhắc về định dạng file ảnh này. Tuy nhiên những ai muốn xử lí hình ảnh trên máy tính bằng Photoshop, Adobe thì file ảnh RAW chính là “bạn tốt” của bạn rồi!
Điểm khác nhau giữa file PNG, JPEG và RAW là gì?
Câu hỏi RAW là gì đã được giải đáp, vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem, PNG và JPEG là gì và chúng khác nhau ở điểm nào?
Trước hết là JPEG. Có thể nói đây là phiên bản chau chuốt hơn của ảnh RAW khi nó đã được chip máy ảnh điều chỉnh những thông tin so với ảnh RAW.
Điều đó có nghĩa là những thông tin về độ sáng, màu sắc,… trên bức ảnh JPEG đã được xử lý, dung lượng nhẹ hơn RAW rất nhiều và có thể xem ở hầu hết các loại thiết bị. Trong khi RAW có rất nhiều định dạng đuôi mở rộng của các hãng khác nhau thì JPEG lại được quy định chung về đuôi mở rộng là .JPG mà chúng ta rất hay gặp nếu download ảnh từ Google.
Để nói về PNG, một loại định dạng được sử dụng rất nhiều cho file ảnh nén. PNG đã làm tốt được điều mà JPEG không làm được, đó là chất lượng các điểm ảnh của nó là rất cao và chính vì thế nên dung dượng của file ảnh này cũng khá lớn.
Tuy nhiên, thay vì thu được trực tiếp từ máy ảnh như RAW và JPEG thì PNG phải qua xử lí mới thu được và nó mang một tính năng rất hữu dụng là hỗ trợ ảnh trong suốt, rất phù hợp với những bạn đang học thiết kế đồ họa, giúp chồng những ảnh lên nhau.
Ưu điểm của ảnh RAW là gì?
Điều đầu tiên những người làm việc với nhiếp ảnh và đồ họa phải cảm ơn RAW chính là ảnh này có chất lượng cao nhất, độ sáng và độ tương phản không bị thay đổi làm cho vùng sáng và vùng tối cũng dễ chỉnh sửa hơn mà không làm giảm chất lượng của ảnh.
Với file RAW, bạn có thể dễ dàng sửa những ảnh bị phơi sáng, khôi phục những vùng thiếu sáng hay cháy sáng, những yếu tố then chốt để bạn có thể “cứu” một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng không tốt.
Ngoài việc file ảnh RAW được dùng rất hiệu quả thì nó còn mang lại sự thuận tiện không ít khi bạn chỉnh sửa bằng Photoshop hoặc Lightroom. Bạn có thể dùng file RAW tự do điều chỉnh hình ảnh cho đến khi bạn cảm thấy ưng ý và xuất chúng thành những định dạng file khác nhau mà không lo lắng về chất lượng hình ảnh xuất ra.
Nhược điểm của ảnh RAW là gì?
Mặc dù RAW mang lại rất nhiều những lợi ích, đặc biệt cho công việc hậu kì nhưng nó vẫn tồn tại một số những nhược điểm mà cũng là lí do để bạn cân nhắc xem file RAW có thật sự phù hợp với mình không.
Trước hết phải kể đến dung lượng của file RAW lớn, lớn hơn rất nhiều so với JPEG và thời gian ghi lại nó trên thẻ cũng lâu hơn. Sẽ rất bất tiện nếu bạn đang chụp thì bộ nhớ thẻ đầy do dung lượng của RAW quá lớn và bạn không để ý đúng không? Và nếu như bạn đang muốn chụp để bắt một khoảnh khắc tuyệt vời bằng chụp liên tục, thì có lẽ RAW không phải sự lựa chọn tối ưu do nó mất khá nhiều thời gian để xử lí và lưu lại ở thẻ.
Một điểm cũng gây rất nhiều rắc rối cho những người chỉnh sửa và sử dụng định dạng RAW là nó yêu cầu những bộ chuyển đổi riêng, không phải điện thoại, máy tính nào cũng có thể xem được. Vậy nên nếu bạn là một người mới, hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng file ảnh này nhé!
Cách chụp ảnh RAW trên điện thoại
Chụp ảnh RAW trên iPhone
Nếu bạn là “con nghiện” Apple thì chắc bạn cũng biết về những dòng điện thoại dần đây nhất xuất hiện 3 camera của hãng này đã tích hợp ProRAW trên điện thoại, hỗ trợ người dùng trải nghiệm Smart HDR, Deep Fusion và Night Mode một cách hiệu quả để thu lại những bức hình như mong muốn.
Điều đặc biệt của ProRAW so với RAW chính là khả năng kết hợp tuyệt vời giữa JPEG và RAW khi ảnh được lưu lại đã được xử lý qua tiêu chuẩn cơ bản rồi lưu lại bằng định dạng RAW, tối ưu hóa những khuyết điểm cả 2 định dạng này có.
Vậy làm thế nào để trải nghiệm ProRAW? Đây là tính năng có sẵn ở những dòng máy 3 camera, giúp bạn trải nghiệm được tính năng mới này và không làm mất đi những tính năng nổi bật sẵn có của iPhone. Đầu tiên bạn vào Setting -> Chọn Camera. Ngay ở đầu danh sách có mục Formats, hãy nhấn chọn mục này và kích hoạt ProRaw bằng cách gạt sang bật chế độ này.
Tuy nhiên một lưu ý quan trọng là chụp hình bằng tính năng ProRAW sẽ tốn đi nhiều dung lượng của bạn hơn so với các bức ảnh thường, vì vậy bạn nên sử dụng nó đúng mục đích và có hiệu quả nhé!
Chụp ảnh RAW trên Android
Khi lưu một file ảnh RAW trên Android, nó sẽ lưu trữ thêm 1 bản DNG vào thiết bị của bạn. Đồng nghĩa là Android không thể xử lí chụp ảnh trực tiếp ảnh RAW mà phải thông qua các ứng dụng. Và dưới đây là một số ứng dụng tuyệt vời mà bạn không thể bỏ lỡ nếu muốn cải thiện chất lượng hình ảnh.
- Adobe Photoshop Lightroom CC
Với Lightroom thì có lẽ không cần ca ngợi nhiều về độ hot của nó thời gian gần đây. Với ứng dụng này, ngoài chức năng chỉnh sửa ảnh tuyệt vời, nó còn là công cụ cho chúng ta có được những bức ảnh RAW nét căng như chúng ta mong đợi nữa!
- Footej Camera
Đây là ứng dụng khá đơn giản và nhiều bạn chưa được tiếp xúc nhiều với nó lắm. Với một giao diện đơn giản, Footej Camera cung cấp cho các bạn trải nghiệm không khác gì chụp ảnh RAW với một chiếc máy ảnh cơ khi có thể cài đặt ISO, lấy nét,… và đưa ra những bức ảnh vừa ý bạn nhất.
Cách chuyển file RAW sang các định dạng khác
Chuyển RAW sang PNG online
Hiện nay có rất nhiều trang web cho phép bạn thực hiện thao tác này một cách nhanh chóng.
Chỉ cần nhập vào thanh công cụ của Google từ khóa “chuyển RAW sang PNG online”, hàng loạt các trang web sẽ xuất hiện và giúp bạn thực hiện theo những hướng dẫn của họ theo các bước đã được hướng dẫn.
Chỉ cần khoảng 3 bước là bạn đã có thể chuyển thành công file ảnh RAW của mình thành PNG ngay lập tức rồi.
Chuyển RAW sang JPG bằng phần mềm
Các phần mền hỗ trợ chức năng này cũng xuất hiện rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên, để thuận tiện và cho các bạn dễ theo dõi thì mình sẽ hướng dẫn các bạn bằng một phần mềm thân quen nhất mà mình đã đề cập đến ở trên: Lightroom.
Ứng dụng này giúp chúng ta chuyển file RAW sang JPG với số lượng lớn một cách đơn giản như sau: nhập file raw vào ứng dụng, sau đó chọn tất cả file bằng tổ hợp phím Ctrl + A rồi nhấn tổ hợp Ctrl + Shift+ E, sau đó chọn thư mục muốn chứa file JPG và chọn định dạng ảnh lưu là JPG. Cuối cùng và click chọn Export để xuất hình ảnh.
Đó là những điều cơ bản nhất để bất cứ ai trong chúng ta cũng hiểu được, RAW là gì và cách dùng nó sao cho hiệu quả.
Xem thêm:
- GIF là gì? Cười không kịp nhặt lại “Alo” với những gì một bức ảnh GIF đem lại. Tại sao lại thế?
- Nhạc Lofi là gì? Trend âm nhạc của giới trẻ Việt nghe năm 2021 có gì thú vị
Nếu thấy bài viết RAW là gì này hữu ích với bạn, hãy Like và Share cho GhienCongNghe để chúng mình có thêm động lực ra những bài tiếp có ích khác nhé.