Table of Contents

Root Android là gì? Root Android có làm hỏng điện thoại không?
Khám phá

Root Android là gì? Root Android có làm hỏng điện thoại không?

Người khác xui bạn root Android nhưng bạn không dám làm vì sợ hỏng điện thoại? Hãy đọc bài viết của GhienCongNghe để biết root Android là gì.

Root Android là một thủ thuật can thiệp sâu vào hệ thống, nếu bạn chưa biết root Android là gì thì đừng thực hiện thủ thuật này nếu không rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với chiếc điện thoại của bạn đấy.

Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu xem root máy Android là gì? Việc đó đem lại lợi ích, tác hại ra sao mà càng ngày các nhà sản xuất càng khiến cho cho việc root trở nên khó khăn hơn.

Root Android là gì, root Android có làm hỏng điện thoại không?

Root Android là gì?

Root Android là thuật ngữ chỉ việc thay đổi quyền truy cập sang mức độ cao nhất trong Android. Ở mức quyền này bạn có toàn quyền truy cập hệ thống cũng như thay đổi, xóa, thêm mọi thứ vào trong máy, truy cập các chức năng khác đã bị nhà sản xuất hạn chế hoặc tắt đi.

Hiện tại việc root các máy Android để lấy quyền truy cập cao nhất vào hệ điều hành Android là điều không dễ dàng gì. Nhưng so với 5 năm trước, root thực sự phổ biến và được người dùng Android thực hiện để từ đó truy cập vào các file hệ thống đến việc có thể gỡ bỏ và thay thế các ứng dụng mặc định của Google hay từ nhà sản xuất.

Nếu bạn đã từ tìm hiểu một chút về Android thì nó là một hệ điều hành được xây dựng dựa trên nền tảng Linux và nó có một hệ thống phân quyền truy cập vào các tệp tin theo cấp bậc khác nhau. Từ mức chỉ có thể truy cập ở một số nơi nhất định đến trao toàn quyền truy xuất cả hệ thống. Ở phía người dùng, các nhà sản xuất điện thoại Android đã giới hạn quyền truy cập vào file hệ thống cũng như sửa đổi nó. Từ đó không cho người dùng thao tác tại phân vùng này dẫn đến xảy ra lỗi của hệ điều hành.

Root Android để làm gì?

Vì Android là một hệ sinh thái mở, nên các nhà sản xuất có thể thay đổi và tạo nên các phiên bản Android dựa trên nền tảng gốc Android của Google như OneUI của Samsung, Miui của Xiaomi, vv…

Họ đã cài đặt những ứng dụng riêng phục vụ cho những mẫu máy của mình, mà đôi khi những ứng dụng này chỉ phục vụ cho một số ít cá nhân và một số người cảm thấy không thật cần thiết mà còn chiếm dụng một phần tài nguyên nhất định của máy.

Đa phần các ứng dụng này không được nhà sản xuất cho phép gỡ bỏ cài đặt từ phía người dùng thông thường. Nên lúc này root máy giúp gỡ bỏ được chúng. Hay đơn giản hơn là chỉ vì sở thích được vọt vạch và làm mọi điều với chiếc điện thoại yêu thích của mình mà thôi.

Ngoài ra, có một số ứng dụng yêu cầu máy đã được root thì mới có thể hoạt động được trên Android như Titatium Backup,vv… Một số phần mềm hack game đang gây nhức nhói trong thời gian gần đây tại các diễn đàn Game cũng cần đến root máy.

Xem thêm: Root Android không cần máy tính trong 2 phút

Root Android là gì, root Android có làm hỏng điện thoại không?

Lợi gì và hại gì khi root Android?

  • Lợi ích
    • Gỡ bỏ được các ứng dụng được cài đặt cứng trên máy.
    • Dùng để sử dụng được các app cần quyền root.
    • Tùy biến giao diện của máy một cách dễ dàng.
  • Tác hại
    • Do root là việc thực hiện cấp quyền truy cập toàn bộ hệ thống nên việc dễ bị dính virus hay các phần mềm độc hại là điều khó tránh khỏi.
    • Mất quyền lợi bảo hành máy nếu bạn gặp phải sự cố nào đó.
    • Nguy cơ bị đánh cấp các thông tin quan trọng như số ngân hàng hay tài khoản thẻ rất cao.

Đến đây bạn đã biết root Android là gì rồi. Nếu bạn vẫn muốn root Android bất chấp những tác hại kể trên, bạn có thể xem thêm 2 bài viết dưới đây của GhienCongNghe.

Bây giờ Android đã tốt hơn so với những năm trước đây từ tính năng cho tới bảo mật. Vì vậy người dùng cũng không còn mặn mà với việc root Android như trước nữa.

Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên Like & Share. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại Comment bên dưới để GhienCongNghe giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Tham khảo Androidcentral