Table of Contents

SOS là gì? 5 cách dùng SOS đơn giản trong cuộc sống hiện nay
Khám phá

SOS là gì? 5 cách dùng SOS đơn giản trong cuộc sống hiện nay

Dạo gần đây trên nền tảng TikTok có một trào lưu mang tên ẹt o ẹt (S.O.S) với thông điệp giải cứu một điều gì đó. Thế nhưng mọi người đã thực sự hiểu SOS là gì chưa? Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu trong bài viết sau.

Tại sao phải phát ra tín hiệu SOS trong trường hợp khẩn cấp? Cách dùng SOS như thế nào? Bài viết sau đây, GhienCongNghe sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về SOS là gì, nguồn gốc ra đời và cách dùng SOS như thế nào.

SOS là gì?

SOS là gì?

SOS là gì? SOS là viết tắt của từ gì?

Nhiều người thường cho rằng, SOS là viết tắt của Save our souls hay Save our ship, nhưng thực ra, những cụm từ này không phải là hàm ý thật sự của SOS.

Trên thực tế, SOS chỉ là một chuỗi mã Morse liên tục gồm 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang và 3 dấu chấm, giữa chúng không có bất kỳ dấu cách nào (… —…).

Và trong đó, 3 dấu chấm tạo thành chữ “S” và ba dấu gạch ngang tạo thành chữ “O” trong mã Morse Quốc tế, nên người ta mới gọi đó là tín hiệu “SOS” cho thuận tiện.

Sự ra đời của SOS

SOS là gì?

Vậy nguyên nhân xuất hiện SOS là gì?

Vào khoảng đầu thế ký XX, khi máy đô vô tuyến không dây lần đầu được đưa lên tàu, những người đi biển nếu gặp nguy hiểm thì cần khẩn cấp báo động ngay, và người ta sáng tạo ra cách báo tín hiệu bằng SOS.

Trước đây, đương nhiên sẽ có nhiều tổ chức, đoàn tàu, mỗi tổ chức sẽ có cách riêng để báo tín hiệu khẩn cấp, đáng báo động, tuy nhiên vì các tín hiệu đều có vẻ giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn, vì vậy người ta chọn tín hiệu SOS để báo động gặp nguy trên biển.

Vào tháng 8 năm 1909, trải qua nhiều năm cải tiến tín hiệu và thảo luận, SOS được công nhận như một tín hiệu cấp cứu, đặc biệt cho các tàu trên biển.

SOS được dùng khi nào?

SOS là gì? Được dùng khi nào

Trường hợp sử dụng SOS là gì? Khi nào thì sử dụng tín hiệu SOS?

Cách sử dụng tín hiệu SOS vô cùng đơn giản, cụ thể là:

  • Âm thanh: Tín hiệu âm thanh cầu cứu trên biển này phát tín hiệu cầu cứu khi gặp nguy hiểm bằng các thiết bị có thể phát ra âm thanh.
  • Tín hiệu đèn pin: Bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng tín hiệu: Một đoạn mã hóa gồm 3 lần nháy đèn ngắn, 3 lần dài và tiếp theo là 3 lần ngắn giống như mã Morse.
  • Hình ảnh: Bạn có thể truyền tín hiệu SOS cho người khác bằng hình ảnh bằng cách vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ bề mặt nào kí hiệu SOS để phát đi tín hiệu cầu cứu. Điểm đặc biệt của cách làm này là khi bạn viết SOS trên bất kỳ bề mặt nào thì khi xoay ngược, bạn vẫn có thể nhìn thấy tín hiệu SOS.

Trên đây là cách dùng tín hiệu SOS trong các tình huống khẩn cấp trên tàu biển hay bất cứ tình huống nguy hiểm nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cuộc gọi khẩn cấp, đây cũng là một cách phát ra tín hiệu trong những tình huống không thể dùng các cách ở trên.

Vậy cuộc gọi SOS là gì? Cuộc gọi SOS là cuộc gọi trong trường hợp khẩn cấp, khi bạn thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, trung tâm hỗ trợ sẽ ngay lập tức đến để cứu bạn khỏi nguy hiểm.

Một số cuộc gọi khẩn cấp ở nước ta bạn nên lưu vào điện thoại như:

  • 112: Cuộc gọi yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn toàn quốc.
  • 113: Cuộc gọi khẩn cấp nối máy đến công an, cảnh sát.
  • 114: Cuộc gọi khẩn cấp tới cơ quan phòng cháy – chữa cháy.
  • 115: Cuộc gọi khẩn cấp đến cơ sở y tế.

Ngoài những nghĩa mang tính khẩn cấp thì SOS là gì trong cuộc sống nữa?

Ngoài ra, SOS còn là một tên gọi gắn liền với Làng trẻ SOS. Tại Việt Nam có khoảng 17 làng trẻ SOS: Bến Tre, Cà Mau, Ðà Lạt – Lâm Ðồng, Ðà Nẵng, Ðiện Biên Phủ – Ðiện Biên, Ðồng Hới – Quảng Bình. Pleiku – Gia Lai, Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế – Thừa Thiên Huế, Mai Dịch – Hà Nội, Nha Trang – Khánh Hòa, Quy Nhơn – Bình Ðịnh, Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì – Phú Thọ, Vinh – Nghệ An.

Tại đây, trẻ em sẽ được quan tâm, chăm sóc và học tập trong môi trường lành mạnh, chan hòa yêu thương từ mọi người.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu được S.O.S là gì và một số cách dùng phổ biến. Đừng quên theo dõi GhienCongNghe để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé.