Table of Contents

NATO là gì? Các quốc gia trong khối liên minh NATO gồm những nước nào? Và nhiều vấn đề khác
Khám phá

NATO là gì? Các quốc gia trong khối liên minh NATO gồm những nước nào? Và nhiều vấn đề khác

Với bài viết dưới đây, hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu NATO là gì? Và các quốc gia trong khối liên minh NATO gồm những nước nào? Cùng nhiều vấn đề chính trị khác bạn có thể chưa biết.

NATO, Ukraine và Nga là những cái tên luôn dành được sự quan tâm rất lớn từ thế giới. Với những vấn đề mang tính chất chính trị cực kỳ lớn, có thể gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội của các nước và các bên liên quan. Vậy NATO là gì? Khối liên minh này được thành lập khi nào và hướng tới mục đích chung là gì? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.

NATO là gì?

nato là gì và 28 quốc gia trong khối liên minh nato

NATO là gì? Khối NATO còn gọi là khối gì?

NATO là viết tắt của “North Atlantic Treaty Organization” hay còn gọi là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Liên minh quân sự này được thành lập dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thỏa thuận và ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949, trong đó bao gồm các quốc gia: Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu.

Advertisements

Trụ sở chính của NATO được đặt tại Brussel, Bỉ. NATO có 12 thành viên khi mới thành lập và tính đến năm 2008, số lượng thành viên của NATO đã lên đến 30 quốc gia thành viên, con số về lực lượng quân sự của từng nước cũng ngày càng tăng theo.

Liên minh hiện tại gồm 2 quốc gia ở Bắc Mỹ và 28 quốc gia Châu Âu, bao gồm một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?

Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập nhằm mục tiêu gì? Mục tiêu chung từ khi thành lập của NATO là gì?

Advertisements

Mục đích thành lập khối này chính là ngăn cản sự phát triển quá mạnh của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc bấy giờ ở châu Âu. Chính sự thành lập này đã dẫn đến sự thành lập khối Warszawa của các nước cộng sản, từ đó cũng dẫn đến cuộc đối đầu của hai phe trong Chiến tranh lạnh ở giữa cuối thế kỷ XX.

Ngoài ra, mục tiêu tuyên bố của NATO còn là kiềm chế mọi hình thức xâm lược lãnh thổ chống lại các quốc gia thành viên của NATO, bảo vệ các quốc gia thành viên.

Cơ quan chính trị cao nhất của NATO là Hội đồng NATO, tiến hành các phiên họp dưới sự chủ trì của tổng thư ký NATO.

Những năm đầu mới thành lập, NATO đơn thuần chỉ là liên minh chính trị, tuy nhiên sau đó, liên minh này đã cùng nhau hợp thành cả một liên minh quân sự lớn mạnh với chi phí quân sự chiếm 70% chi phí quân sự thế giới.

Advertisements

Trong đó, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.

Khối liên minh NATO gồm những nước nào

Khối liên minh NATO gồm những nước nào

Vậy hiện nay khối hiệp ước gồm những nước nào? Những quốc gia thành viên của NATO là gì?

Tính đến hiện nay, NATO gồm 30 thành viên dưới đây:

Advertisements
  • Bỉ (Gia nhập năm 1949)
  • Canada (Gia nhập năm 1949)
  • Đan Mạch (Gia nhập năm 1949)
  • Pháp (Gia nhập năm 1949)
  • Iceland (Gia nhập năm 1949)
  • Ý (Gia nhập năm 1949)
  • Luxembourg (Gia nhập năm 1949)
  • Hà Lan (Gia nhập năm 1949)
  • Na Uy (Gia nhập năm 1949)
  • Bồ Đào Nha (Gia nhập năm 1949)
  • Vương quốc Anh (Gia nhập năm 1949)
  • Hoa Kỳ (Gia nhập năm 1949)
  • Hy Lạp (Gia nhập năm 1952)
  • Thổ Nhĩ Kỳ (Gia nhập năm 1952)
  • Đức (Gia nhập năm 1955)
  • Tây Ban Nha (Gia nhập năm 1982)
  • Cộng hòa Séc (Gia nhập năm 1999)
  • Hungary (Gia nhập năm 1999)
  • Ba Lan (Gia nhập năm 1999)
  • Bungari (Gia nhập năm 2004)
  • Estonia (Gia nhập năm 2004)
  • LATVIA (Gia nhập năm 2004)
  • Lithuania (Gia nhập năm 2004)
  • Romania (Gia nhập năm 2004)
  • Slovakia (Gia nhập năm 2004)
  • Slovenia (Gia nhập năm 2004)
  • Albania (Gia nhập năm 2009)
  • Croatia (Gia nhập năm 2009)
  • Montenegro (Gia nhập năm 2017)
  • Bắc Macedonia (Gia nhập năm 2020)

Quan hệ giữa NGA và NATO

nato-la-gi-28-quoc-gia-trong-khoi-lien-minh

Quan hệ giữa Nga và NATO là gì? Cho đến nay, quan hệ ấy có tiếp tục bền vững?

Quan hệ giữa Nga và NATO được thiết lập năm 1991 trong khuôn khổ khối liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Tưởng chừng như mối quan hệ này sẽ êm đẹp sau những thỏa thuận về hợp tác, nhưng đến năm 2002, sau khi Washington từ chối hiệp ước quốc phòng chống tên lửa đạn đạo từ thời Chiến tranh Lạnh.

Advertisements

Moskva đã nhận thấy động thái này là mối đe dọa và đưa ra chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003. Vào năm 2004, các nước từng thuộc Liên Xô như Estonia, Latvia và Lithuania gia nhập NATO khiến cho Nga càng thêm chú ý.

Căng thẳng giữa phương Tây và Nga chính thức leo thang năm 2004 liên quan đến cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine.

Năm 2007, trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich (Đức), Tổng thống Putin đã chỉ trích gay gắt các động thái của Mỹ trên khắp thế giới, đồng thời cũng cho rằng việc NATO mở rộng ra hướng Đông “là khiêu khích nghiêm trọng”.

Sau đó, ngày 1/11 năm 2014, Nga quyết định đình chỉ hoạt động của bộ ngoại giao tại NATO để đáp trả sự kiện khối liên minh này trục xuất 8 nhà ngoại giao của Nga.

Advertisements

Cho đến nay, mối quan hệ giữa Nga và NATO vẫn còn rất nhiều căng thẳng. Không còn liên quan đến hoạt động đối thoại trong khuôn khổ khối liên minh này nhưng vì nhiều lý do quân sự, chính trị mà giữa Nga với khối NATO vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Cho đến thời điểm đầu năm 2022, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang ở mức đỉnh điểm với việc chiến tranh quân sự xảy ra với nhiều nguyên nhân. Trong đó, lý do được truyền thông phổ biến nhất là việc Ukraine xin gia nhập khối liên minh NATO.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu NATO là gì? Và khối liên minh này hoạt động vì mục đích gì rồi nhé. Đừng quên theo dõi GhienCongNghe để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé.

Advertisements