Table of Contents

TPM 2.0 là gì và các thao tác bật TPM trên PC, laptop
Khám phá

TPM 2.0 là gì và các thao tác bật TPM trên PC, laptop

Từ khóa TPM 2.0 là gì đang nhận về nhiều sự quan tâm, tìm hiểu từ phía người dùng công nghệ, đặc biệt là sau khi Microsoft cho ra đời phiên bản Windows 11. Cùng GhienCongNghe tìm hiểu TPM 2.0 là gì, tại sao Windows 11 cần TPM và cách kiểm tra, kích hoạt TPM trên PC, laptop trong bài viết dưới đây.

Chip TPM đang ngày càng phổ biến trong thế giới công nghệ điện tử với chức năng chính là bảo mật thông tin người dùng. Vậy, TPM 2.0 là gì và cách kiểm tra, kích hoạt TPM trên PC, Laptop ra sao? Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết của GhienCongNghe sau đây, ngoài ra bài viết còn trả lời câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó là tại sao Win 11 cần có TPM 2.0 .

TPM 2.0 là gì?

Giải đáp cho thắc mắc TPM, TPM 2.0 là gì thì thực chất TPM và TPM 2.0 đều là tên của một sản phẩm công nghệ, được viết tắt từ cụm “Trusted Platform Module“. Trong đó, TPM 2.0 là thế hệ nâng cấp của TPM.

Đây là một sản phẩm công nghệ chất lượng đến từ tập đoàn danh tiếng Trusted Computing Group.

Thông thường, TPM 2.0 sẽ được trang bị sẵn trên chip hoặc thông qua một module gắn trực tiếp vào bo mạch chủ.

Chúng được thiết kế dưới dạng vi mạch và tích hợp trong PC, laptop nhằm tối ưu khả năng bảo mật phần cứng cho thiết bị.

Advertisements

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng, không phải tất cả các bo mạch chủ đều có thể liên kết với TPM. Do đó, cần cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua.

TPM 2.0 là gì

Chip TPM 2.0 của hãng sản xuất ASUS

Tại sao cần TPM 2.0 khi nâng cấp lên hệ điều hành Window 11?

Trong thời gian gần đây, những vụ việc tấn công mạng đang ngày càng phổ biến và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc bảo mật thông tin, dữ liệu trong các thiết bị điện tử trở thành vấn đề cấp thiết, được nhiều người quan tâm.

Với mong muốn hạn chế tối đa việc đánh cắp thông tin cá nhân khi thực hiện nâng cấp và sử dụng, tập đoàn Microsoft đã yêu cầu người dùng phải trang bị TPM cho PC, laptop khi cài đặt Windows 11.

Đây được xem là điều kiện cần thiết trong tình hình thực tiễn an ninh mạng chưa được đảm bảo. Đồng thời không gây quá nhiều khó khăn cho người dùng bởi từ năm 2016, TPM 2.0 đã được tích hợp sẵn trên CPU của laptop.

Advertisements

Đối với các dòng máy chưa có TPM, biện pháp khắc phục được đề cử là trang bị thêm các module hay thay thế một hệ thống mới.

Tại sao cần TPM 2.0 khi nâng cấp lên hệ điều hành Window 11?

Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 là gì?

Như đã đề cập, không phải tất cả các máy tính đều có thể gắn chip TPM. Do đó, trước khi quyết định bổ sung thiết bị này, cần xem xét liệu máy tính bạn đang dùng có hỗ trợ TPM hay không.

Quy trình kiểm tra diễn ra đơn giản theo những bước như sau:

Bước 1: Nhấn cùng lúc tổ hợp phím Windows R để kích hoạt hộp thoại Run.

Advertisements

Bước 2: Tại ô trống mục Open gõ TPM.MSC, nhấn OK.

Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 là gì?

Bước 3: Trên màn hình máy tính lúc này sẽ xuất hiện TPM Manufacturer Information. Nếu tại mục Specification Version cho giá trị bằng 2 thì thiết bị của bạn có hỗ trợ TPM 2.0.

Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 là gì?

Trong trường hợp máy không chứa TPM tương ứng, thiết bị sẽ hiển thị như hình miêu tả bên dưới. Lúc này người dùng cần kích hoạt TPM thông qua cấu hình BIOS.

Advertisements

Trên PC và laptop, cách kích hoạt TPM 2.0 là gì?

Cách kích hoạt TPM 2.0 trên PC, laptop như thế nào?

Hiểu rõ được TPM 2.0 là gì và vai trò của TPM, không ít người mong muốn kích hoạt chip này trên thiết bị của mình để có thể bảo vệ các thông tin cá nhân một cách tốt nhất.

Trong một số trường hợp, TPM 2.0 có thể đã được cài đặt sẵn trên thiết bị điện tử của bạn nhưng bị tắt đi. Lúc này, người dùng cần tiến hành bật TPM theo những bước sau đây.

Bước 1: Khởi động máy và kích hoạt BIOS bằng các tổ hợp phím như:

  • Del/F2: đối với máy tính hãng Acer.
  • Delete/F2/Del: đối với máy tính hãng Asus.
  • F2: đối với máy tính hãng Dell.
  • ESC/F1/F10: đối với máy tính hãng HP.
Cách kích hoạt TPM 2.0 trên PC, laptop như thế nào?

BIOS là giải pháp được nhiều người lựa chọn để kích hoạt TPM

Advertisements

Bước 2: Sau khi giao diện BIOS xuất hiện, cần tìm chính xác vị trí hiển thị của TPM 2.0. Ở mỗi hãng máy tính khác nhau, TPM sẽ hiện thị với tên gọi khác nhau.
Ví dụ:

  • ASRock: Security -> Intel Platform Trust Technology.
  • Gigabyte: Settings -> Miscellaneous -> Intel Platform Trust Technology.
  • ASUS: Advanced -> Trusted Computing -> TPM Support/ TPM State.
Cách kích hoạt TPM 2.0 trên PC, laptop như thế nào?

Trong ví dụ minh họa, bo mạch chủ là AsRock nên sẽ chọn Security

Bước 3: Chọn các thẻ TPM (là thẻ thuộc bước 3 trong các ví dụ nêu trên), chuyển từ trạng thái Disable sang Enable.

Cách kích hoạt TPM 2.0 trên PC, laptop như thế nào?

Bước 4: Click chuột vào Exit nằm tại vị trí góc bên phải phía trên cùng màn hình. Nhấn Save Changes and Exit để lưu trạng kích hoạt TPM và thoát về màn hình chính.

Advertisements

Cách kích hoạt TPM 2.0 trên PC, laptop như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Với những thông tin mà GhienCongNghe chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu TPM 2.0 là gì và dễ dàng thực hiện kích hoạt TPM trên máy tính của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác về TPM, hãy để lại bình luận bên dưới để GhienCongNghe có thể giải đáp giúp bạn đọc nhé.