Table of Contents

TPM là gì mà máy tính muốn nâng cấp lên Windows 11 cần có
Khám phá

TPM là gì mà máy tính muốn nâng cấp lên Windows 11 cần có

Bản Windows 11 của Microsoft yêu cầu có chip bảo mật TPM 2.0. Vậy TPM là gì? Nó giúp ích gì cho Win 11? GhienCongNghe sẽ giải đáp giúp bạn.

Vừa qua, Microsoft đã cho ra mắt hệ điều hành Windows 11 với nhiều tính năng rất nổi bật. Tuy nhiên, nếu muốn cập nhật được Win 11 thì Microsoft yêu cầu một điều kiện khác ngặt nghèo cho các thiết bị máy tính cũ. Đó là máy tính cần có chip bảo mật TPM 2.0 đã được cài đặt sẵn. Vậy TPM là gì? Tại sao TPM lại là yêu cầu bắt buộc nếu muốn sử dụng hệ điều hành Windows 11? Trong bài viết này, GhienCongNghe sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc này.

TPM là gì

TPM là gì?

Về cơ bản, TPM (Trusted Platform Module) là một con chip nhỏ trên bo mạch chủ của máy tính, đôi khi tách biệt với CPU và bộ nhớ chính. Con chip này tương tự như mật mã mà bạn sử dụng để tắt báo động an ninh gia đình mỗi khi bạn bước vào cửa hoặc là ứng dụng xác thực mỗi khi đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn.

TPM trên máy tính cũng hoạt động tương tự như vậy. Sau khi bạn nhấn nút nguồn trên PC, con chip TPM nhỏ bé sẽ cung cấp một mã duy nhất được gọi là khóa mật mã. Nếu mọi thứ bình thường, mã hóa ổ đĩa sẽ được mở khóa và máy tính của bạn sẽ được khởi động.

Advertisements

Nếu có vấn đề trong khóa mật mã này, có thể là tin tặc đã đánh cắp laptop của bạn và cố gắng giả mạo bạn để truy cập vào dữ liệu ổ đĩa được mã hóa bên trong máy tính. TPM sẽ ngăn cản lại và máy tính sẽ không khởi động được.

TPM-la-gi-01

Chip TPM hoạt động như thế nào

Mặc dù với thông tin ở trên đã mô tả cách TPM hoạt động ở mức cơ bản nhất, nhưng nó khác xa với tất cả những gì TPM có thể làm.

Trên thực tế, nhiều ứng dụng và các tính năng máy tính khác sử dụng TPM sau khi hệ thống đã khởi động.

Advertisements

Các ứng dụng email như Outlook sử dụng TPM để xử lý các thư được mã hóa hoặc ký khóa. Các trình duyệt web Firefox và Chrome cũng sử dụng TPM cho một số chức năng nâng cao nhất định, chẳng hạn như duy trì chứng chỉ SSL cho các trang web. Rất nhiều công nghệ tiêu dùng bên cạnh PC cũng sử dụng TPM, từ máy in đến các phụ kiện gia đình kết nối.

Các chip TPM sử dụng kết hợp phần mềm và phần cứng để bảo vệ bất kỳ mật khẩu hay khóa mã hóa quan trọng nào khi chúng được gửi ở dạng không được mã hóa (không có bất kỳ phương thức bảo mật nào).

TPM là gì

Nếu chip TPM nhận thấy rằng tính toàn vẹn của hệ thống đã bị xâm phạm bởi vi-rút máy tính hoặc phần mềm độc hại, nó có thể khởi động ở chế độ cách ly để giúp khắc phục sự cố.

Advertisements

Một số Chromebook của Google bao gồm TPM và trong quá trình khởi động, chip sẽ quét BIOS để tìm các thay đổi trái phép.

Ưu điểm của TPM là gì

Sau khi đi tìm hiểu qua về TPM là gì ở phần trên, bạn đã có cái nhìn rõ nét cũng như hình dung ra được phần nào những ưu điểm của TPM đối với các thiết bị máy tính.

Điều đó làm cho việc Windows 11 ép người dùng phải trang bị TPM cho thiết bị của mình là thực sự cần thiết trong thời đại đảm bảo an toàn thông tin được đặt lên hàng đầu.

Vậy ưu điểm của TPM là gì? Nó sẽ có một số điểm đáng chú ý sau đây:

Advertisements
  • Tính bảo mật rất cao.
  • Chặn các phần mềm độc hại muốn tấn công máy tính.
  • Bảo vệ được các dữ liệu riêng tư một cách tốt nhất.
  • Giúp hệ điều hành hoạt động hết hiệu năng mà không cần quá lo lắng về các vấn đề khác.

TPM là gì

Nhược điểm của TPM là gì

Cái gì cũng có hai mặt của nó, vậy nhược điểm của TPM là gì? Mặc dù được biết đến với tính bảo mật cao, thế nhưng TPM vẫn tồn tại các điểm yếu nhất định như là không thể ngăn chặn hoàn toàn các mã độc chứa trong các tệp tải xuống từ internet.

Ngoài ra, đối với những ai đang sử dụng song song cả hai hệ điều hành Windows và Linux thường gặp vấn đề khi khởi động Linux.

TPM 2.0 là gì?

TPM 2.0 là một phiên bản được cập nhật các trình bảo mật mới tốt hơn TPM 1.0 hay TPM 1.2 và TPM 2.0 cũng là phiên bản cần phải có đối với thiết bị máy tính trang bị TPM muốn nâng cấp Windows 11.

Advertisements

TPM 2.0 được sử dụng trong Windows 11 cho một số tính năng, bao gồm Windows Hello để bảo vệ danh tính và BitLocker để bảo vệ dữ liệu.

TPM là gì

Tại sao TPM lại cần cho Windows 11

Windows là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới và điều đó đã khiến nó trở thành mục tiêu tương đối dễ dàng của tin tặc.

Bằng cách đưa TPM 2.0 trở thành một yêu cầu bắt buộc, Microsoft hy vọng sẽ làm cho cuộc sống của các hacker trở nên khó khăn hơn một chút.

Advertisements

TPM là gì

David Weston, Giám đốc Bảo mật Doanh nghiệp và Hệ điều hành tại Microsoft có nói rằng:

Hôm nay, chúng tôi sẽ công bố Windows 11 để nâng cao cơ sở bảo mật với các yêu cầu bảo mật phần cứng mới được tích hợp sẵn nhằm mang lại cho khách hàng sự tin tưởng rằng họ thậm chí còn được bảo vệ nhiều hơn từ chip đến đám mây trên các thiết bị được chứng nhận.

Máy tính của bạn đã có TPM 2.0 hay chưa

Khi đã thấy tầm quan trọng của TPM bạn chắc hẳn muốn tìm hiểu xem máy tính của mình đã có TPM 2.0 hay chưa?

Advertisements

Vậy làm thế nào để kiểm tra máy tính của bạn đã có TPM 2.0. Làm theo các bước như sau:

1. Đầu tiên, sử dụng phím tắt Windows + R để hiển thị hộp thoại Run. Sau đó, nhập “tpm.msc” và nhấn Enter hoặc chọn OK.

TPM là gì

2. Trình quản lý TPM sẽ khởi chạy. Ở đây bạn sẽ muốn tìm kiếm trạng thái và thông tin nhà sản xuất TPM.

Advertisements

Trong ví dụ bên dưới, trạng thái là “TPM đã sẵn sàng để sử dụng.” và thông tin nhà sản xuất là phiên bản 2.0.

TPM là gì

Làm cách nào để bật hoặc thêm TPM vào máy tính

Cách bật TPM sẽ tương đối khác nhau đối với từng loại máy tính nhất định. Nhưng tất cả đều được kiểm soát và bật tắt trong BIOS hoặc UEFI của bo mạch chủ máy tính nếu bo mạch chủ có trang bị phần cứng TPM.

Để truy cập vào BIOS hay UEFI, hãy thử bấm những phím sau đây khi mới vừa khởi động máy tính, dựa trên từng hãng sản xuất máy tính trên thị trường hiện nay:

Advertisements
  • Asus: Bấm F2 hoặc ESC.
  • Acer: Bấm F12 hoặc F2.
  • Dell: Nhấn F2 hoặc F12.
  • HP: Bấm F10 hoặc F9.
  • Lenovo: Bấm F1 hoặc F12.
  • MSI: Nhấn F11 hoặc Del.
  • Sony: Nhấn phím F2.
  • Toshiba: Nhấn liên tục ESC rồi F1 hoặc F2.
  • Fujitsu: Nhấn F2 hoặc F12.
  • Samsung: ESC hoặc F2.
  • Gigabyte: Nhấn phím Del.

Tìm đến mục Secure và bật tùy chọn TPM nếu có sang Enable.

Nếu không tìm thấy mục này hoặc chưa chắc chắn về bo mạch chủ của bạn không có TPM, bạn có thể kiểm tra trên trang web của nhà sản xuất bo mạch chủ của mình.

Bạn chỉ cần Google nhập số kiểu bo mạch chủ của mình và kiểm tra thông số kỹ thuật trên trang web của nhà sản xuất. Sau đó tìm mua nếu có thể.

TPM là gì

Advertisements

Trên đây là toàn bộ các thông tin về TPM là gì và tầm quan trọng của nó đối với Windows 11. Với các tính năng ưu việt về bảo mật, TPM là thứ không thể thiếu khi bạn cần cập nhật những hệ điều hành mới nhất.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết giải đáp TPM là gì này hữu ích thì hãy Like và Share để GhienCongNghe có thể tiếp tục sản xuất nội dung chất lượng hơn nữa nhé.