Table of Contents
Trên các diễn đàn, cộng đồng mạng và ngay cả sóng truyền hình đang bàn luận sôi nổi một các tên, đó là ChatGPT. Vậy ChatGPT là gì và điều gì đã khiến nó nhận được nhiều sự chú ý đến vậy.
Minh chứng cho sức hút của ChatGPT là hơn 1 triệu người dùng trong 5 ngày kể từ lúc phát hành miễn phí cho người dùng thử nghiệm vào ngày 30/11/2022. Và sau 40 ngày ra mắt, công cụ chatbot này đã đạt 10 triệu người dùng mỗi ngày.
Cùng GhienCongNghe tìm hiểu tất cả những điều thú vị liên quan đến công cụ AI có tên ChatGPT này trong bài viết dưới đây nhé.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ học máy (trí tuệ nhân tạo) do OpenAI phát triển dựa trên mô hình GPT-3, có khả năng phản hồi lại các câu hỏi hoặc biểu mẫu mà người dùng nhập vào bằng văn bản giống con người một cách đáng kinh ngạc.
ChatGPT có khả năng hiểu và tạo phản hồi cho các câu hỏi hoặc lời nhắc từ người dùng nhờ vào việc nó được đào tạo từ nội dung có trên hàng triệu trang web từ mọi nơi trên không gian internet.
Ví dụ, chúng tôi đã đặt ra một câu hỏi rằng ‘ChatGPT là gì?‘, đây là những gì công cụ này trả lời:
“ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi OpenAI, được sử dụng để trả lời các câu hỏi và tương tác với người dùng bằng văn bản.”
Cha đẻ của ChatGPT là ai?
ChatGPT được tạo bởi công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các công cụ trí tuệ nhân tạo OpenAI, có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.
OpenAI từng nổi tiếng với DALL·E, một AI có khả năng tạo ra những hình ảnh từ các hướng dẫn hoặc gợi ý bằng văn bản đưa vào.
Giám đốc điều hành của OpenAI là Sam Altman (cũng là người đồng sáng lập), người trước đây là chủ tịch của Y Combinator. Microsoft là đối tác và là nhà đầu tư cho những dự án của công ty này.
Cách hoạt động của ChatGPT
ChatGPT sử dụng các kỹ thuật Deep Learning tân tiến để hiểu các nội dung tồn tại trên internet, sau đó tạo ra văn bản dựa trên đầu vào mà nó nhận được và nhanh chóng tạo các phản hồi bằng văn bản với ngôn ngữ rất tự nhiên.
Theo những gì mà OpenAI công bố trên trang chủ của họ, cách hoạt động của ChatGPT bao gồm nhiều bước (theo dõi hình ảnh dưới đây).
Đầu tiên, công cụ AI dựa trên kiến trúc GPT-3 sẽ giúp ChatGPT được đào tạo với một lượng dữ liệu khổng lồ, bao gồm các nguồn diễn đàn chuyên thảo luận như Reddit để giúp ChatGPT học cách đối thoại và đạt được phong cách phản hồi giống người nhất có thể.
Theo thống kê của Đại học Stanford:
“GPT-3 có 175 tỷ tham số và được đào tạo trên 570 gigabyte dữ liệu văn bản. Để so sánh, người tiền nhiệm của nó là GPT-2, nhỏ hơn 100 lần với 1,5 tỷ tham số.”
GPT-3 giúp ChatGPT đưa ra dự đoán từ tiếp theo trong một chuỗi các từ trong câu và các câu tiếp theo giống với cách một người đang đối thoại trực tiếp với bạn. Nhưng không phải lúc nào nó cũng hiểu chính xác con người muốn gì.
Và đó là lúc họ tìm cách cải thiện ChatGPT bằng cách sử dụng phản hồi từ con người (một kỹ thuật gọi là Học tăng cường với phản hồi của con người) để AI biết được những gì con người mong muốn khi họ đặt câu hỏi hoặc truy vấn.
Đào tạo ChatGPT theo cách này được coi là một cuộc cách mạng vì nó không chỉ đơn giản là đào tạo AI có thể dự đoán từ tiếp theo trong câu.
OpenAI đã thuê các nhà thầu (được gọi là người gắn nhãn) để xếp hạng đầu ra của hệ thống GPT-3 sau quá trình đọc hiểu nội dung từ internet.
Điều khiến ChatGPT khác biệt so với một chatbot đơn giản là nó được đào tạo đặc biệt để hiểu ý định của con người trong một câu hỏi và đưa ra các câu trả lời hữu ích, trung thực và vô hại.
Do quá trình đào tạo đó, ChatGPT có thể thử thách một số câu hỏi nhất định và loại bỏ những phần không hợp lý của câu hỏi.
Ngoài ra, để tạo ra một AI có thể đưa ra các câu trả lời được tối ưu hóa theo ý muốn của con người. Họ đã đào tạo ChatGPT bằng cách sử dụng bộ dữ liệu so sánh của con người giữa các câu trả lời khác nhau để máy dự đoán tốt hơn những gì con người đánh giá là câu trả lời thỏa đáng.
ChatGPT có thể ứng dụng vào những việc gì?
Như bạn có thể đã thấy qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoặc tin tức, mọi người đã dùng ChatGPT cho rất nhiều mục đích khác nhau từ giải trí, hỏi đáp mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực, dùng nó để hỗ trợ trong công việc.
Có người đã thử viết thơ bằng ChatGPT, viết tin nhắn chào cho một người mới gặp trên các ứng dụng hẹn hò và trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn có thể nghĩ ra được.
Nhưng những người khác đã nghĩ ra nhiều ứng dụng hữu ích hơn:
- Tìm kiếm câu trả lời thay cho việc dùng công cụ tìm kiếm của Google.
- Viết bài đăng website, bài đăng Facebook hoặc các bài viết mô tả sản phẩm phục vụ cho bán hàng.
- Xem kết quả hoặc lời giải cho các bài tập về nhà.
- Một câu khẩu hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
- Viết bài tiểu luận.
- Thậm chí là đóng vai trò như một lập trình viên viết mã giúp bạn tạo đoạn code hoặc sửa mã code của bạn.
Trong một bản nghiên cứu được đưa tin gần đây đã gây sốc khi ChatGPT đã vượt qua kỳ thi MBA của Đại học Wharton.
Giáo sư Christian Terwiesch, người tổ chức thử nghiệm cuộc kiểm tra này cho hay công cụ này đã thực hiện bài kiểm tra một cách tuyệt vời đối với các câu hỏi phân tích quy trình và quản lý hoạt động cơ bản, bao gồm cả những câu hỏi dựa trên nghiên cứu điển hình.
Tuy vậy, ChatGPT vẫn còn những thiếu sót trong các câu hỏi yêu cầu phân tích và cần chuyên môn nâng cao hơn.
Tương lai của ChatGPT
Mặc dù ChatGPT là một công cụ AI mới đầy thú vị và có rất nhiều điều đáng mong đợi để chúng ta có thể khám phá về nó. Nhưng vẫn chưa có ai đảm bảo chắc chắn về ý nghĩa lâu dài của nó.
ChatGPT và ông lớn Google
Việc tận hưởng các phản hồi chi tiết và nội dung hữu ích từ ChatGPT có vẻ tương đối vô hại, nhưng bạn nên suy nghĩ về cách AI này đang giải quyết các vấn đề và đưa ra các giải pháp nhanh chóng.
Nhóm quản lý của Google đã khởi động trạng thái ‘Code Red’ khi ChatGPT được phát hành. Google đã có vị thế thống trị trong mảng công cụ tìm kiếm bấy lâu nay.
Có những lo ngại rằng giờ đây người dùng sẽ chuyển sang chatbot để được trợ giúp thay vì lọc qua các trang web do Google cung cấp. Bất kỳ ai đã sử dụng Google đều biết rằng bạn phải sàng lọc các trang web khi tìm kiếm thông tin.
Mặt khác, ChatGPT nhằm mục đích cung cấp phản hồi nhanh chóng và trực tiếp cho các vấn đề cụ thể, ngay cả khi các câu hỏi phức tạp.
Google có kế hoạch phát hành 20 sản phẩm AI mới và chia sẻ một phiên bản công cụ tìm kiếm có tính năng chatbot. Vấn đề lớn nhất với chatbot của Google là khoảng 80% doanh thu của công ty vẫn đến từ việc phân phối quảng cáo kỹ thuật số. Google cũng lo lắng về sự an toàn, thông tin sai lệch và tính chính xác thực tế của chatbot.
Có tin đồn rằng Microsoft có kế hoạch thêm một thành phần của chatbot vào công cụ tìm kiếm Bing. Google đã do dự trong việc phát hành một sản phẩm cạnh tranh, có thể là do lo ngại về việc làm tổn hại danh tiếng thương hiệu đã được thiết lập của mình.
Những hạn chế của ChatGPT
ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi mang tính chất độc hại. Vì vậy, nó sẽ tránh trả lời những loại câu hỏi này.
Một hạn chế quan trọng của ChatGPT khác là chất lượng của câu trả lời hoặc phản hồi phụ thuộc rất nhiều vào truy vấn bạn đưa vào.
Ngoài ra, ChatGPT được đào tạo để cung cấp các câu trả lời phù hợp với con người, nên câu trả lời có thể đánh lừa bạn rằng kết quả đầu ra có vẻ trông chính xác.
Nhiều người dùng phát hiện ra rằng ChatGPT có thể đưa ra câu trả lời không chính xác, bao gồm một số câu trả lời cực kỳ sai.
Một vấn đề đáng nói là ChatGPT bị giới hạn các thông tin mới nhất, chatbot này chỉ được đào tạo với những dữ liệu có từ trước những năm 2021 (có thể thay đổi trong tương lai). Do đó, các phản hồi của công cụ này không có tính tức thời.
Những nguy hiểm mà ChatGPT có thể mang lại
Chúng tôi đã tham gia các diễn đàn, cộng đồng những người dùng ChatGPT và nhận thấy những mối nguy mà công cụ này bị dùng cho mục đích xấu.
Lưu ý rằng ChatGPT vẫn còn đang là một công cụ chưa hoàn chỉnh nhưng nó đã trở thành xu hướng được quan tâm ngay từ khi vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
- Gian lận trong trường học
Điều này hoàn toàn dễ đoán ra được khi một công cụ có thể tạo văn bản, trả lời các bài tập hay viết luận văn về bất cứ thứ gì… thực sự hoàn hảo cho một người không muốn tự mày mò nghiên cứu và học tập.
- Mối đe dọa việc làm
Nhiều người băn khoăn liệu các nhà báo, những người làm Copywriter có mất việc hay không?
Theo chuyên gia, ChatGPT đưa ra những phản hồi có thể không chính xác và điều đó không tốt cho công việc báo chí hoặc SEO vì các thông tin sai lệch.
- Spam
Nhiều vấn đề đáng lo khi có nhiều người dùng ChatGPT để viết email tiếp thị hoặc quảng cáo, cũng như một số mẫu đơn hoặc tin nhắn trên các nền tảng xã hội nhiều hơn trước. Vì cơ bản, ChatGPT là một cỗ máy không cần nghỉ ngơi như con người.
Câu hỏi thường gặp
Sự khác biệt giữa Google và ChatGPT là gì?
Khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa 2 công cụ này đó là hình thức câu trả lời và mức độ chính xác của câu trả lời cho truy vấn của người dùng. ChatGPT sẽ đưa ra câu trả lời dưới dạng văn bản theo ngôn ngữ tự nhiên giống người nhất có thể còn Google thì rất đa dạng về kết quả trả về. Về tính xác thực và tính mới của nội dung thì Google có phần trội hơn so với ChatGPT.
GPT trong ChatGPT có nghĩa là gì?
Cụm từ "GPT" là viết tắt của Generative Pre-training Transformer, cụm từ này được OpenAI sử dụng để chỉ mô hình ngôn ngữ máy học tân tiến của họ.
Như đã đề cập trước đây, ChatGPT được hình dung là một công cụ mà công chúng cuối cùng sẽ phải trả tiền để sử dụng.
Hơn một triệu người dùng đã đăng ký sử dụng ChatGPT trong vòng năm ngày đầu tiên kể từ khi nó được mở cho công chúng.
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích với bạn, hãy LIKE & SHARE ngay bài viết này để ủng hộ GhienCongNghe có thêm động lực tiếp tục phát triển và nhận được nhiều sự chú ý hơn từ những người có cùng thắc mắc với bạn trong thời gian tới nhé.