Table of Contents
KOL marketing đang là một xu hướng rất nổi trội và mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Vậy bạn đã biết về KOL là gì? hay KOL là viết tắt của từ gì chưa? Cùng GhienCongNghe tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết này nhé.
KOL là gì?
KOL là viết viết tắt của từ gì? – Key Opinion Leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.
Để biết bạn có khả năng làm KOL nổi tiếng hay bạn hợp với nghề nào thì có thể tham khảo công cụ chọn nghề theo phong thủy của Thăng Long Đạo Quán
Họ có tiếng nói trong một cộng đồng nhất định và được nhiều người theo dõi trên các phương tiện truyền thông như báo chí, mạng xã hội, v.v.
KOLs có thể là các ngôi sao điện ảnh, MC, diễn viên, beauty blogger, YouTuber, TikToker v.v. Họ có một lượng người theo dõi nhất định và có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng đó.
Dạo gần đây các KOLs TikTok được book nhiều vì nền tảng TikTok đang rất nổi tại Việt Nam. Chính vì lý do này mà họ thường xuyên được các nhãn hàng hợp tác để quảng cáo cho sản phẩm.
Xu hướng quảng cáo nhờ vào các KOLs thật sự đang phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Là sự kết hợp hoàn hảo của marketing online và sự trải nghiệm thực tế của những người nổi tiếng tạo thành 1 nhánh mới trong Marketing là KOL Marketing. Phần dưới chúng ta sẽ nói về những lợi ích của KOL Marketing mang lại cho doanh nghiệp.
Có những dạng KOL nào?
KOL được chia thành 03 nhóm chính: Celebrity, Influencer, Mass Seeder được phân chia từ mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Celebrity (Celeb)
Celeb là chữ viết tắt tiếng Anh của từ “Celebrity”, nó có nghĩa là người nổi tiếng, có sức hút với giới truyền thông và có tầm ảnh hưởng tới giới trẻ.
Họ thường là ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh, cầu thủ bóng đá… Nhìn chung, họ là người của giới giải trí, rất nổi tiếng trong showbiz.
Trên thế giới, chúng ta biết đến những Celeb nổi tiếng như Taylor Swift, Selena Gomez, Justin Bieber, Lisa (Blackpink)…
Còn ở Việt Nam thì những gương mặt đình đám như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng – MTP,… cũng được coi là các Celeb đình đám.
Influencer
Là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, có thể đến từ những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Không chỉ có doanh nhân, ca sĩ, blogger, nghệ sĩ hài… mà bất kỳ người dùng online nào cũng có thể trở thành một Influencer.
Tùy theo lượng người theo dõi, mà Influencer được chia ra làm nhiều cấp bậc khác nhau.
Mass seeder
Mass seeder là những đối tượng có lượng người theo dõi ít hơn nhưng vẫn có độ tương tác cao. Mass seeder chia sẻ lại các quảng cáo từ celeb/Influencer đến cộng đồng của họ, từ đó tạo sự lan tỏa cộng hưởng cho các chiến dịch quảng cáo.
Những lợi ích của KOL Marketing là gì?
KOL marketing là một trong những sự lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Có thể nói đây là một mũi tên trúng nhiều đích đối với doanh nghiệp. Cùng xem KOLs mang lại những lợi ích gì trong Marketing nhé.
Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu
Hầu hết những người theo dõi và quan tâm 1 KOLs nào đó đều thuộc 1 nhóm khách hàng cụ thể.
Ví dụ 1 người thích nấu ăn sẽ theo dõi 1 đầu bếp nổi tiếng. Vì vậy, các KOLs sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đúng với tệp khách hàng của mình hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu
Với những thông tin mà các KOLs đưa ra để đánh giá, nhận định về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nâng cao uy tín trong lòng khách hàng.
Bên cạnh đó, các KOLs này sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa đến nhiều người trong cùng lĩnh vực, từ đó nhận diện thương hiệu được nâng cao.
KOLs mang thương hiệu trực tiếp đến với cộng đồng của mình, cộng đồng càng lớn, mức độ phủ sóng càng mạnh, KOLs trực tiếp tăng độ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Tăng độ tin cậy cho sản phẩm
Để trở thành một KOLs đòi hỏi người đó phải là một chuyên gia, am hiểu và có kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Cho nên một lời giới thiệu về sản phẩm từ họ hoặc một đoạn quảng cáo có sự xuất hiện của KOLs giúp khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm.
KOLs lấy thương hiệu cá nhân của mình để quảng cáo cho sản phẩm đó. Từ đó người theo dõi/người hâm mộ sẽ có mức độ quan tâm và tin tưởng với sản phẩm cao hơn.
Thúc đẩy doanh số bán hàng
Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng thường phân vân và tìm đến nhưng bài đánh giá, review. Lúc này họ có thể tìm đến những người có chuyên môn, kinh nghiệm, KOLs trong lĩnh vực đó để lắng nghe những lời khuyên. Và theo tâm lý, khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm người nổi tiếng đang sử dụng.
Cải thiện SEO
Xét về hiệu quả SEO, KOLs tăng thứ hạng cho link website doanh nghiệp khi chia sẻ bài viết có chứa link dẫn về website. Bởi số lượng khách hàng tiềm năng từ KOLs rất lớn nên sẽ giúp tăng lượng traffic, tăng thứ hạng từ khóa trên google.
Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp
Hiểu thế mạnh của bản thân
Để trở thành một KOLs thì phải hiểu rõ bản thân có điểm mạnh gì. Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nào để phát huy thế mạnh của bản thân.
Ví dụ bạn giỏi về viết lách, bạn đam mê du lịch, bạn có cơ hội trải nghiệm, bạn có thể review hoặc hướng dẫn mọi người các tip du lịch tiết kiệm. Từ đó xây dựng thương hiệu cá nhân bằng chính những chia sẻ của mình đến nhiều hơn với độc giả.
Xác định đối tượng khán giả
Để trở thành một KOLs chuyên nghiệp ngoài hiểu rõ bản thân là chưa đủ, bạn phải hiểu thêm nhu cầu của khán giả.
Cần xác định rõ đối tượng khán giả là ai? công việc thuộc lĩnh vực gì? độ tuổi bao nhiêu? mức thu nhập như thế nào? Có thể tìm hiểu thêm hành vi người dùng là một lợi thế.
Có sự đầu tư rõ ràng
Không có thành công nào mà không có sự đầu tư. Một kế hoạch đầu tư nghiêm túc là rất cần thiết.
Bạn cần có tài chính ổn định để đầu tư thiết bị, thiết kế giao diện người dùng, mua tên miền cho trang của mình.
Đầu tư về thời gian để phân bổ bài viết sao cho hợp lý, phù hợp với xu hướng người dùng.
Đầu tư về trí não, kiến thức, chuyên môn để tận dụng tối ưu nhất tiềm lực kinh tế, thời gian và công sức trên bước đường chinh phục đam mê của mình.
Có chuyên môn cao, chuyên nghiệp trong công việc
Một KOLs bắt buộc là người có chuyên môn cao, am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực, ngành nghề đang theo đuổi. Sự tin tưởng và chuyên môn là trọng tâm của các KOLs.
Quyết định mua hàng của người dùng một phần dựa vào lòng tin và độ tin cậy củ KOLs mà họ theo dõi.
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer với điều kiện: hoạt động trên môi trường trực tuyến được nhiều người quan tâm và theo dõi. Đo lường chỉ số này có thể dựa trên lượt theo dõi trên Facebook, Instagram lượt đăng ký trên Youtube (subscribe) và các mạng xã hội khác.
Không ngừng sáng tạo
Xã hội ngày càng phát triển và bạn cũng cần phải sáng tạo để thu hút người dùng. Hãy vận dụng sáng tạo của mình để làm mới nội dung hay xuất phát từ ý kiến đơn giản của khán giả ở dưới phần bình luận nội dung.
Tăng cường các mối quan hệ
Với đặc thù công việc bắt buộc bạn phải xây dựng một Networking cho mình. Hãy mở rộng mối quan hệ của mình với các KOLs khác nhất là các mối quan hệ có lợi cho công việc của bạn. Để làm được thì bạn cần phải có một kỹ năng giao tiếp tốt.
Các Influencer, hầu hết những người theo dõi họ là vì phù hợp với sở thích, cá tính, lối sống và quan điểm của một đối tượng khán giả nào đó trong xã hội.
Nguyên tắc lựa chọn KOL hiệu quả cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên lựa chọn KOLs dựa trên 4 tiêu chí: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc) để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất
- Reach (Độ phủ): Được tính bằng lượng người theo dõi, mức độ nhận diện của khách hàng đối với Influencer. Từ đó, doanh nghiệp có thể dựa vào nhu cầu và chiến lược truyền thông của mình để lựa chọn KOL phù hợp. KOL sẽ dùng những kiến thức chuyên môn cùng trải nghiệm để tăng mức độ thuyết phục của khách hàng.
- Relevance (Sự liên quan): Người hâm mộ KOL thường xuyên theo dõi và cập nhật những trạng thái hoặc chia sẻ của họ qua các trang mạng xã hội như về quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn, nhân khẩu học, lĩnh vực hoạt động, nội dung bài viết trên trang cá nhân. Do đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn KOL phù hợp để việc tiếp cận sản phẩm dễ dàng nếu khách hàng mục tiêu thuộc nhóm người hâm mộ của KOL.
- Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Thể hiện qua mức độ tương tác của công chúng đối với nội dung mà influencer đưa ra. Số lượng người hâm mộ tăng thì việc sản phẩm ngày càng lan tỏa trên diện rộng là điều tất nhiên. > Thúc đẩy mức độ nhận diện thương hiệu.
- Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Đây là yếu tố rất quan trọng nhất trong việc quảng bá sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo sản phẩm có thành công không phụ thuộc rất nhiều vào gương mặt đại diện. KOL mang lại hiệu ứng tích cực cho fans nhờ đó tạo được niềm tin đến những người theo dõi. Qua đó, sản phẩm/ dịch vụ mà KOL đã trải nghiệm và chia sẻ sẽ được người theo dõi ưa chuộng hơn.
Các câu hỏi liên quan về KOLs
KOL là nghề gì?
KOL không phải là 1 khái niệm để chỉ nghề nghiệp. Cùng xem chi tiết trong bài viết của GhienCongNghe nhé.
KOL và Influencer có giống nhau không?
Influencer: theo nghĩa đen họ chính là những "người gây ảnh hưởng". Và cũng được gọi chung là KOL. KOL gồm 3 nhóm chính là Celebrity, Influencer và Mass Seeder.
Từ đây bạn đã có khái niệm cơ bản nhất về KOL là viết tắt của từ gì? hay KOL là gì chưa nào. GhienCongNghe hy vọng bài viết này đã giúp ích được cho bạn. Đừng quên Like & Share để tiếp tục cập nhật nhiều thông tin thú vị hơn nhé.