Table of Contents

Mã hóa đầu cuối Zalo là gì? Cách bật và tắt mã hóa đầu cuối cho tin nhắn Zalo đơn giản
Khám phá

Mã hóa đầu cuối Zalo là gì? Cách bật và tắt mã hóa đầu cuối cho tin nhắn Zalo đơn giản

Bạn có biết mã hóa đầu cuối Zalo là gì và tại sao nó lại quan trọng cho việc bảo mật tin nhắn? Đặc biệt là các tin nhắn có chứa thông tin/dữ liệu quan trọng như tài khoản ngân hàng hay mật khẩu.

Mã hóa đầu cuối Zalo là một tính năng mới được Zalo ra mắt nhằm bảo vệ nội dung tin nhắn của người dùng trên ứng dụng nhắn tin phổ biến này. Vậy Mã hóa đầu cuối Zalo là gì? Các giao thức mã hóa Zalo là gì? Hay cách bật tính năng này như thế nào? Bài viết dưới đây của GhienCongNghe sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp được các thắc mắc kể trên.

Mã hóa đầu cuối Zalo là gì?

Mã hóa đầu cuối Zalo là một công nghệ bảo mật mới do VNG & Zalo Group phát triển. Khi bạn bật Mã hóa đầu cuối, nội dung tin nhắn của bạn sẽ được mã hóa dưới dạng các ký tự đặc biệt trước khi được gửi đi và chỉ có thiết bị của người gửi và người nhận mới có thể giải mã được thông tin đã được mã hóa này.

Điều này giúp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn khỏi sự can thiệp của các bên thứ ba, kể cả chính Zalo cũng không thể đọc được tin nhắn của bạn.

mã hóa đầu cuối zalo là gì?

Advertisements

Hiện tại, Zalo chỉ mới hỗ trợ Mã hóa đầu cuối các nội dung sau: tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại, ảnh, video, tệp tin, nhãn dán, file GIF, MP3, hình vẽ tay, emoji và thông tin vị trí mà bạn chia sẻ.

Lợi ích của việc Mã hóa đầu cuối Zalo là gì?

Mã hóa đầu cuối là công nghệ bảo mật giúp bảo vệ toàn diện nội dung tin nhắn, cuộc trò chuyện trên Zalo. Khi nâng cấp Mã hóa đầu cuối cho trò chuyện, các tin nhắn được mã hóa trước khi gửi và sẽ ở dạng mã hóa trong toàn bộ quá trình gửi và nhận. Điều này giúp cho việc bảo mật thông tin trở nên tuyệt đối hơn.

Mã hóa đầu cuối Zalo giúp bạn an tâm trò chuyện với bạn bè, gia đình hay đối tác mà không lo bị rò rỉ thông tin cá nhân hay bí mật kinh doanh.

Tóm lại, việc sử dụng Mã hóa đầu cuối Zalo mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, có thể kể đến như:

Advertisements
  • Bảo vệ thông tin cá nhân: Đảm bảo giữ an toàn thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, email, tài khoản ngân hàng… không bị kẻ gian dò ra và xem được.
  • Tôn trọng quyền riêng tư: Khi bạn trò chuyện với ai đó trên Zalo, bạn có thể thể hiện nhiều cảm xúc, ý kiến, suy nghĩ… mà bạn không muốn ai biết, kể cả đó là Zalo.
  • Tăng cường niềm tin: Khi bạn trò chuyện với ai đó trên Zalo, bạn có thể mong muốn sự tin cậy và tôn trọng từ phía người đó. Nếu tin nhắn bị chia sẻ hoặc sao chép mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu.

mã hóa đầu cuối zalo để làm gì?

Các giao thức trong Mã hóa đầu cuối của Zalo

Zalo sử dụng các giao thức và giải thuật mã hóa tiên tiến để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của Mã hóa đầu cuối. Cụ thể, Zalo áp dụng các giao thức và giải thuật sau:

  • Giao thức Signal: Đây là một giao thức Mã hóa đầu cuối mã nguồn mở được sử dụng bởi nhiều ứng dụng nhắn tin nổi tiếng như WhatsApp, Facebook Messenger hay Skype.
  • Giải thuật AES-256: Đây là một giải thuật mã hóa đối xứng với chiều dài khóa là 256 bit. Giải thuật AES-256 được coi là một trong những giải thuật mã hóa mạnh mẽ và an toàn nhất hiện nay.
  • Giải thuật HMAC-SHA256: Đây là một giải thuật xác thực thông điệp với khóa bí mật. Giải thuật HMAC-SHA256 được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của tin nhắn, tức là không bị thay đổi hay giả mạo trong quá trình truyền tải.

Cách bật tắt Mã hóa đầu cuối trên Zalo

Sau khi đã tìm hiểu rõ về Mã hóa đầu cuối Zalo là gì trong các phần nội dung bài viết ở trên, bạn có thể muốn sử dụng ngay tính năng này cho các cuộc trò chuyện cá nhân trên Zalo của mình. Cách làm như sau:

Cách bật/tắt Mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại

Trên điện thoại (iPhone và Android), để nâng cấp Mã hóa đầu cuối cho tin nhắn Zalo, hãy làm như sau:

Advertisements

Bước 1: Mở ứng dụng Zalo và nhấn vào cuộc trò chuyện với người mà bạn muốn bảo mật tin nhắn bằng tính năng Mã hóa đầu cuối.

Bước 2: Trong màn hình trò chuyện, nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang ở góc trên cùng bên phải màn hình.

Cách bật mã hóa đầu cuối zalo trên điện thoại

Bước 3: Nhấn chọn Mã hóa đầu cuối, lưu ý tính năng Mã hóa đầu cuối của Zalo vẫn đang trong giai đoạn Beta và cần phát triển thêm. Do đó, một khi bạn đồng ý bật tính năng này cho cuộc trò chuyện của mình, bạn sẽ không thể tắt nó đi cho cuộc trò chuyện này.

Advertisements

Cách bật tắt mã hóa đầu cuối zalo trên điện thoại

Bước 4: Bạn có thể nhấn vào dòng chữ Tìm hiểu thêm để tìm hiểu rõ hơn. Sau đó nhấn vào nút Nâng cấp Mã hóa đầu cuối để bật tính năng này cho cuộc trò chuyện của bạn.

Cách bật tắt mã hóa đầu cuối zalo trên điện thoại

Cách bật/tắt Mã hóa đầu cuối Zalo trên máy tính

Đối với người dùng Zalo trên máy tính, để nâng cấp Mã hóa đầu cuối, hãy làm như sau:

Advertisements

Bước 1: Mở ứng dụng Zalo PC hoặc truy cập vào trang https://chat.Zalo.me/ và thực hiện đăng nhập tài khoản Zalo của bạn.

Bước 2: Tại giao diện chính, nhấn vào cuộc trò chuyện bạn muốn bật tính năng Mã hóa đầu cuối. Sau đó nhấn vào biểu tượng hình vuông ở góc trên cùng bên phải cửa sổ trò chuyện và chọn Mã hóa đầu cuối khi cuộn xuống dưới cùng trong bảng tùy chọn vừa xuất hiện.

Cách bật/tắt mã hóa đầu cuối zalo trên máy tính

Cuối cùng là xác nhận bật tính năng nâng cấp Mã hóa đầu cuối cho cuộc trò chuyện này khi có thông báo nổi xuất hiện.

Advertisements

Tổng kết lại, Mã hóa đầu cuối là một kỹ thuật bảo mật cho phép truyền thông an toàn giữa hai bên mà không bị can thiệp bởi bên thứ ba. Mã hóa đầu cuối được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng nhắn tin, gọi điện và cuộc gọi video như WhatsApp, Signal và bây giờ là Zalo.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng Mã hóa đầu cuối Zalo cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý, bao gồm: Một là bạn phải chịu trách nhiệm lưu trữ và sao lưu các tin nhắn của bạn trên thiết bị của bạn, Hai là bạn phải cẩn thận khi chia sẻ các nội dung nhạy cảm hoặc quan trọng qua Zalo, bạn không nên tin tưởng hoàn toàn vào tính năng Mã hóa đầu cuối.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này, GhienCongNghe sẽ dựa vào đó để liên tục cải thiện chất lượng nội dung hơn nữa.