Table of Contents
Nói một cách dễ hiểu nhất thì Mainboard là một “khung xương” của máy tính. Để GhienCongNghe giúp bạn hiểu hơn về chức năng của Mainboard là gì ngay sau đây.
Mainboard là gì?
Vì sao nói Mainboard là phần cứng quan trọng, có thể được coi là “xương sống” của một chiếc máy tính. Vì cơ bản mainboard giúp kết nối các linh kiện khác trên máy tính lại với nhau. Từ RAM, CPU, ổ cứng, màn hình và các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím,…
Ngoài máy tính, điện thoại và máy tính bảng hay các thiết bị nhỏ khác cũng có bo mạch chủ, nhưng thay vào đó chúng thường được gọi là bảng mạch logic. Các thành phần của chúng thường được hàn trực tiếp lên bo mạch để tiết kiệm không gian, có nghĩa là không có khe cắm mở rộng để nâng cấp như bạn thấy trên máy tính để bàn.
Bo mạch chủ máy tính nằm bên trong vỏ máy tính và là nơi kết nối hầu hết các bộ phận và thiết bị ngoại vi của máy tính. Với máy tính dạng tháp, bo mạch chủ nằm ở bên trái hoặc bên phải của tháp và là bảng mạch lớn nhất.
Các nhà sản xuất bo mạch chủ nổi tiếng bao gồm ASUS, AOpen, Intel, ABIT, MSI, Gigabyte và Biostar.
Vai trò của Mainboard trong máy tính
Vai trò của Mainboard là gì? Trong máy tính và laptop Mainboard vô cùng quan trọng do nó quyết định rất lớn đến khả năng vận hành của máy tính và các liên kết hoạt động của máy một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số vai trò có thể kể đến như:
- Nó là một dạng mao mạch giúp kết nối các linh kiện, thiết bị ngoại vi của máy tạo thành một hệ thống hoàn chính thống nhất.
- Các dữ liệu của các thiết bị được điều khiển tốc độ một cách ổn định.
- Có chức năng phân phối điện áp đến những linh kiện có gắn trên main.
- Vai trò quyết định cấu trúc và cấu hình của máy tính cũng như độ bền của máy.
Lịch sử phát triển Mainboard
Có rất nhiều Mainboard được sản xuất và ra đời. Các thiết kế của thế hệ sau sẽ tối ưu và mạnh hơn thiết kế trước rất là nhiều.
Máy tính dùng điện tử chân không ra đời năm 1964 – 1955 được viết tắt là ENIAC (Electronic Numerical Intergrator and Computer). Là máy điện tử đầu tiên được xuất hiện và biết đến là dự án của Bộ Quốc Phòng Mỹ do John Mauchly và John presper Eckert, Đại học Pennsylvania thiết kế.
Máy tính dùng transistor (1956 – 1965): Đây là máy tính mini đầu tiên PDP-1 của DEC (Digital Equipment Corporation). Có IBM 7000 và hàng trăm nghìn phép tính cộng trong một giây nhanh nhất. Các ngôn ngữ lập trình nâng cao ra đời.
Máy tính sử dụng vi mạch MSI và LSI, SSL (1966-1980)
Thiết bị sử dụng siêu vi mạch (Integrated Circuit – IC): nhiều transistor và các phần tử khác được tích hợp trên một chip bán dẫn.
Mainboard hoạt động như thế nào?
Mainboard được hoạt động dựa vào tốc độ truyền, mỗi thiết bị khác nhau sẽ có tốc độ truyền khác nhau và người ta gọi nó là bus. Mainboard được cấu tạo gồm 2 chip là chip cầu bắc và chip cầu nam. Chúng có chức năng nối các thành phần với nhau ví dụ như Ram, CPU nối với VGA.
Khi máy đi vào hoạt động các linh kiện sẽ tự động kết nối với nhau tạo nên tốc độ truyền và đưa tới 2 bộ phận North Bridge (Cầu Bắc) và South Bridge (Cầu Nam) để xử lý thông tin và đưa vào hoạt động. Điều này giúp cho máy tính hoạt động một cách thống nhất và cân bằng hơn.
Dù vậy tốc độ truyền của CPU luôn bằng hoặc lớn hơn tốc độ của RAM vì như thế CPU mới có thể nhận hết được RAM. Ngược lại, CPU nhỏ hơn RAM thì sẽ không thể nào chứa tải hết RAM. Điều này làm lãng phí và không tận dụng được sức mạnh của máy tính một cách tối đa.
Các thành phần chính trên Mainboard
Chipset
Để tìm hiểu rõ hơn về chipset cũng như các dòng chipset Mainboard / các loại chipset trên Mainboard thì chúng ta cùng tìm hiểu về con chip trước tiên.
Con chip là gì? con chíp là một trung tâm truyền thông có bộ phận hoạt động rất quan trọng. Có cách thức hoạt động là điều khiển dung lượng của bo mạch chủ xác định những thành phần tương thích với bo mạch chủ như Card đồ họa, RAM và ổ cứng, CPU.
Chipset là gì? Chipset là một bộ phận quan trọng trong bo mạch chủ giúp đưa các dữ liệu từ đĩa cứng đến bộ nhớ cuối cùng đến CPU và còn có chức năng khác là điều khiển raid,…
Một chipset chất lượng sẽ giúp cho máy của hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, chipset driver là gì và tại sao nó lại quan trọng bởi nó là cầu nối giữa phần cứng và phần mềm. Nếu như thiếu driver thì phần cứng sẽ không hoạt động được.
Socket
Socket Mainboard là gì? Sẽ có những socket khác nhau dành cho mỗi Mainboard ở mỗi máy tính khác nhau. Ngày nay các socket đều được tích hợp sẵn card onboard nên không cần phải thêm bất kỳ card rời nào. Bạn có thể tìm hiểu thêm card onboard là gì để biết rõ hơn.
Socket có nhiệm vụ là kết nối với các thành phần của Mainboard với những thiết bị ngoại vi khác và cách kết nối với nó là phải thay đổi tốc độ truyền.
Nếu như bạn hay làm đồ họa với chơi game có tốc độ cao thì có thể gắn card rời để hỗ trợ sẽ giúp máy có tốc độ mượt hơn tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng máy tính.
BIOS
BIOS chứa đầy đủ các thông số làm việc của cả hệ thống bởi nó là thiết bị ra/vào cơ sở của Main Server.
Khe RAM
Khe RAM có vai trò được dùng để kết nối RAM.
Khe cắm PCI
Khe cắm PCI được dùng để kết nối Card CPU, VGA, Card mạng.
Cổng kết nối USB, cổng xuất hình ảnh, cổng âm thanh,…
Cổng kết nối USB là một cổng kết nối với đầu USB. Nó được tích hợp các đầu jack kết nối và có thể cắm cả 2 mặt.
Cổng kết nối ổ cứng
Cổng kết nối ổ cứng gắn trong hay sử dụng là IDE và SATA còn ổ cứng di động sẽ sử dụng chuẩn kết nối USB và FireWire.
Cổng cắm nguồn
Là cổng kết nối các phụ kiện, linh kiện với nhau tạo thành một hệ thống hoàn hảo như chuột, phím, headphone,…
Điểm khác biệt giữa Mainboard trên laptop và trên PC
Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa Mainboard trên laptop và PC thì chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua cho bạn Mainboard laptop là gì và CPU có tác dụng gì trong việc xử lý dữ liệu của Mainboard trên PC cũng như sự khác biệt giữa Mainboard laptop và PC như thế nào.
Mainboard trên laptop được gắn liền với các linh kiện như CPU và GPU sẵn trên Mainboard giúp tiết kiệm được không gian.
Mainboard trên PC có chức năng chính trong việc lưu trữ thông tin ngắn hạn rồi chuyển qua cho CPU xử lý. Nếu như dung lượng RAM càng lớn thì sẽ lưu trữ được càng nhiều thông tin. Vì vậy mà số lần CPU cần xử lý dữ liệu ổ cứng càng ít sẽ làm cho laptop hoặc PC có hiệu suất càng tăng cao hơn.
Những lưu ý khi chọn Mainboard
Những lưu ý khi lựa chọn Mainboard là gì mà bạn nên chú ý sau đây:
- Mỗi loại Socket riêng sẽ phù hợp với mỗi CPU cho nên sự tương thích cho từng loại là điều cần chú ý nhất.
- Để lựa chọn bo mạch chủ bạn cần quan tâm đến khả năng nâng cấp các linh kiện như RAM, bộ nhớ.
- Tiếp theo là chi phí, bạn nên dựa vào nhu cầu sử dụng của mình ví dụ như chơi game có cấu hình cao, biên tập video, hay nhu cầu giải trí nhẹ nhàng để lựa chọn chi phí phù hợp để mua Mainboard.
Tuy nhiên điều này cũng gây khó khăn cho bạn vì nếu quá đắt bạn sẽ phải giảm bớt các chi phí linh kiện khác, nhưng nếu rẻ quá thì khả năng nâng cấp bị hạn chế.
Phân loại kích thước Mainboard
Có 4 loại Mainboard phổ biến trên thị trường là micro-ATX, E-ATX, ATX và mini-ITX. Kích thước mua Mainboard phụ thuộc vào nhiều khả năng hỗ trợ của case máy tính cũng như số lượng thiết bị mà bạn sử dụng để lựa chọn kích thước Mainboard phù hợp.
Hầu như mọi người thường lựa chọn sử dụng kích thước ATX Và micro-ATX do nó có gắn thêm linh kiện để hỗ trợ được tốt hơn và vẫn giữ được kích thước tương ứng, phù hợp với các case máy tính hiện đại.
Mini-ITX và E-ATX có khả năng phù hợp với những người dùng nhất định. Mini-ITX thông thường sẽ phù hợp cho những bộ máy nhỏ gọn tuy nhiên lại có khả năng mở rộng bị giới hạn. Còn E-ATX hướng đến người dùng sử dụng cao cấp hơn.
Xem thêm:
- Bus RAM là gì? Những điều bạn nên biết về nó nếu muốn tăng RAM cho máy tính hiệu quả
- UEFI là gì? Đâu là những tính năng vượt bậc của nó so với BIOS truyền thống
- Main là gì? Những lưu ý khi lựa chọn main cho các gà mờ mới bắt đầu
Trên đây là những giải đáp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc tìm hiểu về Mainboard là gì. Nếu như bạn có bất kỳ câu hỏi nào muốn thắc mắc hãy bình luận phía dưới để GhienCongNghe giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất cho bạn.