Table of Contents
Nhiều người trong chúng ta đã và đang hiểu sai về bản chất của bus RAM và để làm rõ vấn đề bus RAM là gì cũng như những điều bạn cần lưu ý khi xem bus RAM thì mời các bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của GhienCongNghe.
Bus là gì?
Bus là một thuật ngữ dùng để ám chỉ hệ thống giao tiếp và dẫn truyền dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống của máy tính. Mọi phần cứng và phần mềm được kết nối với nhau và kết nối với các thiết bị bên ngoài thông qua hệ thống này.
Các hệ thống RAM từ DDR đến nay đều có bus width bằng 64 bit. Và bus có thể tạm hiểu là kênh dẫn truyền dữ liệu trong toàn bộ hệ thống máy tính.
Bus RAM là gì?
Vậy bus RAM là gì? Bus của RAM hay bus RAM, là thuật ngữ nhằm ám chỉ độ lớn của kênh truyền tải dữ liệu bên trong RAM. Bus RAM càng lớn thì lượng dữ liệu truyền được càng nhiều.
Cách tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây theo công thức sau:
Bandwidth = (Bus Speed + Bus Width) / 8
Trong đó:
- Bandwidth là băng thông bộ nhớ, là lượng dữ liệu mà RAM có thể đọc được trong 1 giây
- Bus Speed chính là bus của RAM, là tốc độ truy xuất dữ liệu của thanh RAM đó trong 1 giây
- Bus width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM hiện nay đều có bus width là 64.
Các loại bus RAM hiện nay
Tùy vào từng loại chuẩn RAM mà chúng sẽ có những thông số bus khác nhau. Các bạn tham khảo bảng sau để biết rõ thêm về các loại bus RAM hiện nay.
Tên gọi | Tốc độ bus (MHz) | Tốc độ truyền dữ liệu (MT/s) |
SDRAM | 100 – 166 | 100 – 166 |
DDR | 133 – 200 | 266 – 400 |
DDR2 | 266 – 400 | 533 – 800 |
DDR3 | 533 – 800 | 1066 – 1600 |
DDR4 | 1066 – 1600 | 2133 – 3200 |
Cách kiểm tra bus RAM là gì?
Vào Task Manager để kiểm tra bus RAM của bạn là bao nhiêu.
Bước 1: Chuột phải vào thanh Taskbar, chọn Task Manager
Bước 2: Chọn Performance > Memory và bus RAM sẽ là thông số ở muc Speed
Những lưu ý về bus RAM bạn cần biết
Sau đây là một vài điều nhỏ bạn nên lưu ý về bus khi muốn thêm hoặc sử dụng RAM.
- Chọn và mua RAM có xung nhịp bus phù hợp. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động ổn định và tăng lên được hiệu suất sử dụng tối đa. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một thanh RAM 8Gb bus 2666 thì bạn cũng nên chọn lắp một thanh RAM khác cũng có bus là 2666.
Vì bus RAM và bus mainboard khác nhau nên nếu bạn muốn sử dụng bus RAM lớn hơn mainboard thì nên lưu ý những điều sau đây:
- Bộ nhớ phải cùng một công nghệ
- PC của bạn phải hỗ trợ bus cao nhất trên RAM
- Không có các tính năng không được hỗ trợ như ECC phải có mặt trên RAM
- Bộ nhớ sẽ chỉ nhanh khi được hỗ trợ bỏi bộ nhớ khác.
Một số bài viết bạn có thể quan tâm:
- Cùng tìm hiểu xem RAM là gì ở đây
- Các thông số về RAM bạn nên nắm rõ
- Sự khác biệt giữa RAM và ROM. Bạn có biết?
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của GhienCongNghe về bus RAM là gì. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn trong việc cho RAM cũng như nâng cấp máy tính của mình hiệu quả. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ mới mẻ mỗi ngày.
Tham khảo Techopedia