Table of Contents

Mâm cúng tất niên của 3 miền có gì khác biệt? Bạn có thể bất ngờ đấy
Khám phá

Mâm cúng tất niên của 3 miền có gì khác biệt? Bạn có thể bất ngờ đấy

Chỉ còn vài ngày nữa là tết đến gần kề, nhà nhà người người chuẩn bị trở về nhau sau một năm công việc bận rộn. Bữa cơm tất niên năm nay còn trở nên ý nghĩa hơn sau hơn hai năm dịch bệnh hoành hành và người xa quê không được trở về nhà. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu xem, làm sao để chuẩn bị một mâm cúng tất niên đơn giản nhưng ấm cùng nào.

Tất niên là một dịp lễ quan trọng trong văn hoá người Việt Nam đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và bắt đầu của một năm mới. Trong dịp này, những mâm cúng lên ông bà tổ tiên, trời đất hay còn gọi là mâm cúng tất niên. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu những mâm cúng tất niên đơn giản để cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới 2022 may mắn và bình an nhé.

mâm cúng tất niên

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Cúng tất niên là một nét văn hoá của ông cha ta từ xưa đến nay. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về những thứ thiết yếu trong một mâm cúng tất niên. Bên cạnh đó, ba miền sẽ có những nét đặc trưng và văn hoá khác nhau nên cũng sẽ có những điểm khác biệt nhất định.

Hãy thử tìm hiểu sẽ mâm cúng tất niên giữ ba miền sẽ bao gồm những gì nhé!

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cúng miền Bắc thường có những món ăn quen thuộc theo đặc trưng bản địa như: giò hoặc chả lụa, xôi gấc và bánh, miến nấu lòng gà, hay gà trống luộc nguyên con,…

Mâm cúng tất niên miền Bắc có phần phức tạp hơn hai miền khác khi lúc nào cũng phải chuẩn bị đủ sáu bát: măng, mực, nấm, miến, mọc và bóng. Tám đĩa bao gồm thịt gà, chả quế, trứng muối, dưa hành, giò lụa, cá khó, lòng gà xào và bánh chưng.

Tuy nhiên hiện nay, mâm cỗ miền Bắc có chút thay đổi khi thường có 4 bát và 4 đĩa. Nhưng cũng tuỳ theo cỗ lớn và số lượng người mà đổi thành 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa.

mâm cúng tất niên gồm những gì

Ngoài ra, mọi người cũng có thể bổ sung thêm cái món dưa hành, kiệu để mâm cỗ thêm đặc sắc và có nhiều sự lựa chọn.

Mâm cúng tất niên miền Trung

Theo phong tục miền Trung thì mâm cơm tất niên đầy đủ các món như: bánh chưng, bánh tét, nem rán, giò lụa huế, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.

Thông thường, một mâm cúng tất niên ở miền Trung bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn.

Mâm cúng tất niên miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món cúng tất niên ăn đặc trưng như:

  • Bánh tét.
  • Củ cải ngâm nước mắm.
  • Thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt.
  • Giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô).
  • Canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt).
  • Thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa).

Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

mâm cúng tất niên

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu?

Để bữa cúng tất niên trở nên trang trọng và thành kính, gia chủ trước hết phải biết dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Bàn cúng nên gọn gàng và được sắp xếp lau chùi sạch sẽ trước khi buổi cúng diễn ra. Đảm bảo bàn cúng trang nghiêm sẽ thể hiện lòng thành kính và sự chu toàn đối với tổ tiên.

Một mâm cúng tất niên ngoài trời có thể là một lựa chọn thêm cho các gia đình ngoài mâm cúng bàn thờ gia tiên thông thường.

Tất niên công ty

Tại các công ty thì tùy vào sự sắp xếp của người quản lý mà lễ cúng Tất niên có thể sớm hơn nhưng nhìn chung, đa phần mọi người đều cố gắng sắp xếp để có thể cúng Tất niên trong ngày cuối cùng của năm cũ. Mâm cúng tất niên công ty cũng không cần quá cầu kì, chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là được.

Tất niên nhà

Lễ tất niên tại nhà thường được dĩa ra vào chiều 30 Tết. Các công việc sẽ theo thứ tự dọn dẹp gọn gàng nhà cửa, lau chùi, trang hoàng bàn thờ Tổ tiên cho đến việc sắm sửa mâm ngũ quả,…

Sau cùng là việc trang hoàng nhà cửa bằng những cành hoa đào, hoa mai, chậu quất,….Khi tất cả công việc đã hoàn tất và mọi người trong gia đình đã sum vầy thì đến lúc chuẩn bị một mâm cỗ cúng.

Tất niên tổ, phường, thôn, xóm

Cúng Tất niên trước đây thường gói gọn trong các gia đình. Trong những năm gần đây từ thành thị đến nông thôn chúng ta thường bắt gặp các xóm nhỏ quây quần chuẩn bị mâm cỗ Tất niên chung.

Không đơn giản thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần linh, đây còn là dịp để mọi người quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, cùng nhìn lại năm cũ và hy vọng vào năm mới.

Phong trào cúng Tất niên ở các xóm, khu dân cư là nét văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng thể hiện tình làng nghĩa xóm. Là nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và phát huy.

Gợi ý mâm cúng tất niên đơn giản

Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục và cách cúng tất niên khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy mâm cúng tất niên luôn được người dân Việt Nam chú trọng và chuẩn bị tươm tất. Gà trống luộc nguyên con, một dĩa xôi gấc, nem chả,….có thể xem là những thức ăn truyền thống cơ bản thường được ba miền lựa chọn.

Ngoài ra, tuỳ thuộc điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị thêm nhiều món ăn như bánh chưng, bánh tét, canh rau củ,… Dưới đây là một số gợi ý mâm cơm cúng tất niên đơn giản vào ngày Tết mà bạn có thể tham khảo để ngày cuối năm thật trọn vẹn và ý nghĩa.

mâm cúng tất niên

mâm cúng tất niên

mâm cúng tất niên

mâm cúng tất niên

Thời gian cứ trôi qua, vậy là đã kết thúc một năm cũ và chào đón một năm mới 2022 sắp đến. Dù năm vừa qua có thành công hay thất bại, có thuận lợi hay khó khăn thì cũng mong bạn có thể trở về để cùng đón mâm cúng tất niên ngày cuối năm cùng gia đình thân yêu.

Xem thêm:

Bài viết mà GhienCongNghe chia sẻ vừa rồi, hy vọng có thể giúp ích cho bạn chuẩn bị cho gia đình những mâm cúng tất niên theo đúng hương vị ba miền nhé.