Table of Contents
Đối với những người lập trình web và đặc biệt là sử dụng WordPress thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với plugins. Tuy nhiên đối với những người được xem là mới nhập môn thì có lẽ đây là một thuật ngữ hoàn toàn mới lạ. Cùng GhienCongNghe tìm hiểu xem plugins là gì qua bài viết dưới đây. Bắt đầu thôi.
Plugins là gì?
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem plugins là gì? Cho những ai chưa biết thì plugins là một phần mềm bổ trợ mà nó cho phép các bạn có thể tùy biến được các phần mềm máy tính và các trang web cũng như các trình duyệt hiện nay. Ngoài ra nó cũng có thể cho phép bạn tùy biến nội dung của website đưa ra.
Trong khi ngày nay, các plugins được sử dụng nhiều trong các phần mềm, chương trình thì ở trên các trang web hay trình duyệt, việc sử dụng plugins đã và đang dẫn bị thay thế bằng các tiện ích (Extensions) từ cửa hàng ứng dụng của trình duyệt đó.
Mục đích ra đời của plugins là gì?
Được xem như là một phần mềm thứ 3, plugins ra đời nhằm những mục đích chính sau đây:
- Giúp bổ sung tính năng và cải thiện chất lượng cho website
- Nâng cao trải nghiệm của người dùng
- Dễ dàng thay thế và bổ sung những tính năng mới
- Để giảm kích thước ứng dụng.
Plugins hoạt động như thế nào?
Như các bạn đã được biết thì plugins chỉ là các phần mềm hỗ trợ các ứng dụng chính do đó khi hoạt động, các ứng dụng chính sẽ cung cấp một server cho phép các plugins sử dụng. Plugins và ứng dụng tương tác với nhau qua 2 con đường, một đường cho các plugins đăng ký với ứng dụng và một đường cho các plugins trao đổi dữ liệu với ứng dụng để tùy biến hay hỗ trợ khi cần.
Các plugins không tự mình hoạt động mà dựa vào các dịch vụ được cung cấp bởi ứng dụng chính. Nó làm việc hoàn toàn độc lập do đó các thể được nâng cấp và thay thế không cần thông qua phê duyệt của ứng dụng. Đồng thời các bạn cũng có thể thêm hoặc xóa các plugins bất cứ khi nào bạn muốn.
Một số plugins hữu dụng bạn nên biết
Dưới đây là một số plugins hữu ích mà bạn nên biết. Đa số các plugins là miễn phí nhưng cũng có một số phải cần tiền mới sử dụng được vì những tính năng nổi bật quả nó so với phần còn lại. Dưới đây chỉ là những plugins miễn phí. Các bạn có thể tham khảo.
- Adobe Flash Player
Là một plugins gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dùng Internet ở Việt Nam. Adobe Flash Player giúp bạn có thể chạy được những chương trình web một cách trơn tru. Các video, các trò chơi,… đều phải nhờ Adobe Flash Player mới có thể sử dụng được.
- HubSpot
Đây là một plugins giúp bạn có thể phát triển công việc kinh doanh của mình. Nó giúp bạn quản lý liên lạc, bám sát kế hoạch đề ra, theo dõi các cuộc hội thoại, tạo email mới và tương tác với khách hàng thông qua biểu mẫu hoặc khung chat.
- DragDrop
Đây là công cụ giúp bạn thiết kế trang web của mình một cách thông minh và hiện đại hơn. Bạn không cần phải biết về lập trình hay giỏi về thiết kế web. DragDrop cung cấp cho bạn một công cụ tạo web cực đơn giản bằng việc kéo thả. Hay là bạn chỉ cần chọn một trong 200 bản thiết kế đã có sẵn. Quá tiện lợi phải không nào.
- Yoast SEO
Là một trong những công cụ hỗ trợ SEO phổ biến trên WordPress, Yoast SEO là lựa chọn tối ưu giúp bạn có thể tối ưu hóa trang web của mình và đưa nó lên thứ hạng cao trong top tìm kiếm.
- iThemes Security
Bảo mật là một yếu tố không thể bỏ qua khi tạo dựng và quản lý một trang web. Bạn có thể tưởng tượng rằng một ngày công sức bao năm qua của mình bị đổ xuống sông xuống biến chỉ vì 1 vài tên hacker không. Nhớ tăng cường bảo mật nhé.
- SSL
Đây là một yếu tố bắt buộc khi mà bạn chạy website. Nó đảm bảo rằng thông tin người dùng luôn được bảo mật và giúp khách hàng an tâm hơn khi giao dịch. Nhất là trong các sàn thương mại điện tử.
- Google Apps for Work
Đây là một plugins gồm các ứng dụng Office được tạo bởi Google. Nó khá rẻ và dễ sử dụng. Cực kỳ phù hợp cho những nhóm doanh nghiệp nhỏ có thể lưu và trao đổi thông tin ngay chính trên WordPress.
Cách tải plugins trong WordPress
Để tải plugins về máy tính khá đơn giản, các bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào trang download plugins của WordPress: https: //wordpress.org/plugins/
Bước 2: Thực hiện tìm plugins mà bạn muốn và sau đó nhấn download
Ngoài ra bạn cũng có thể tải plugins ngay từ trong CMS của WordPress.
Bước 1: Vào CMS và chọn plugins và thực hiện tìm kiếm plugins mà bạn muốn sử dụng
Bước 2: Nhấn Install để cài đặt plugins mình mong muốn
Bước 3: Chọn Active Plugins để thực hiện kích hoạt plugins trên trang web của mình.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng các plugins được cung cấp bởi WordPress hoặc những địa chỉ uy tín. Tránh sử dụng bừa bài làm ảnh hưởng đến website của mình.
Một số thuật ngữ khác về công nghệ bạn có thể quan tâm:
- Tìm hiểu Ransomware là gì và cách giải quyết khi gặp
- Bluetooth Mesh là gì?
- Malware là gì? Sao phải đề phòng Malware còn hơn cả Virus máy tính
- Tổng hợp cách sửa lỗi plugin này không được hỗ trợ Chrome
Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về plugins là gì. Mong rằng những thông tin trên có ích với bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.
Tham khảo Lifewire