Table of Contents
Được xem là phần không thể thiếu trong máy tính, điện thoại cho đến cách thiết bị console, RAM luôn được biết đến như một phần cứng ma thuật có thể tăng tốc độ máy tính của bạn nhanh nhất và đơn giản nhất. Nhưng liệu RAM chỉ có như vậy? Hãy cùng tìm hiểu xem RAM là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong các linh kiện điện tử qua bài phân tích của GhienCongNghe. Bắt đầu thôi.
RAM là gì?
RAM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory) hay còn được gọi với cái tên khác là bộ nhớ lưu trữ tạm thời. Là một thiết bị phần cứng thiết yếu cho máy tính, điện thoại,… Nó giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu mà bạn đang sử dụng trên thiết bị của mình. Và sau khi đóng chương trình hay tắt máy thì các dữ liệu trên RAM sẽ biến mất.
RAM giúp máy tính của bạn có thể truy cập đến nguồn dữ liệu nhanh hơn vì thế cải thiện được tốc độ cũng như hiệu suất hoạt động của máy. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bạn có đủ hoặc nhiều bộ nhớ RAM, vì đơn giản RAM chỉ làm nhiệm vụ trung gian giúp lấy dữ liệu từ phần cứng do đó càng nhiều RAM thì dữ liệu lấy được càng nhiều và tốc độ càng nhanh hơn.
Cấu tạo của RAM là gì?
Nhìn chung RAM được thiết kế với nhiều chi tiết nhỏ kết hợp lại với nhau gồm chip nhớ điện trở, tụ điện với chức năng ổn định điện áp cho chip nhớ.
Bản mạch của RAM gồm nhiều lớp đồng khác nhau, từ 6-8 lớp. Các lớp đồng này liên kết chặt chẽ với nhau bằng quy trình sản xuất phức tạp.
Tiếp đến là các lớp tín hiệu và các lớp nối mát được xếp xen kẽ và chồng lên nhau. Chúng có công dụng tạo ra các điểm có điện áp bằng 0 để hạn chế trường hợp nhiễu mạch điện.
Cuối cùng là các chân cắm RAM. Chúng thường được mạ vàng để giảm tối đa tình trạng oxy hóa (cơ hội làm giàu cho các bạn đam mê thu nhặt đồ điện tử cũ). Nhờ đó giúp RAM truyền dữ liệu tốt hơn.
Các thông số thường thấy trên RAM gồm dung lượng, bit RAM, bus RAM, Latency,… và thường 2 thông số mà bạn nên quan tâm đó là dung lượng và bus RAM vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc truy xuất dữ liệu của bạn.
Cách hoạt động của RAM là gì?
Vì RAM đơn thuần chỉ là cầu trung gian luân chuyển dữ liệu, nghĩa là nó sẽ lấy dữ liệu từ ổ cúng hay bộ nhớ, sau đó nạp lại vào RAM, sau đó RAM sẽ đưa trở lại cho CPU. Vì đơn giản tốc độ của RAM hiện tại nó nhanh gấp nhiều lần CPU nên do đó, sử dụng RAM là trung gian chuyển dữ liệu sẽ tối ưu hơn cả.
Tầm quan trọng của RAM
Vì RAM là nơi lưu trữ bộ nhớ ngắn hạn, lưu trữ tất của các dữ liệu phần mềm mà bạn đang trực tiếp sử dụng nên nhờ có RAM và tốc độ của RAM, các phần mềm đó sẽ hoạt động tốt hơn và nhanh hơn, đồng nghĩa với việc bạn nên có nhiều RAM hơn.
Nói một cách đơn giản là khi bạn vừa bật máy lên và mở vào bất kỳ phần mềm nào, thì bạn đã sử dụng đến RAM rồi. Do đó, nếu như bạn là một người làm việc nhiều với các phần mềm nặng hay thực hiện đa nhiệm nhiều tab cùng một lúc thì tăng RAM thực sự quan trọng. Nó không những ảnh hưởng đến chính trải nghiệm của bạn mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy tính rất nhiều.
Có bao nhiêu loại RAM trên thị trường?
Để phù hợp với nhu cầu người dùng cũng như tính tương thích với các dòng máy, loại máy, RAM được phân phối với nhiều loại cùng với thông số khác nhau.
Hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất RAM trên toàn thế giới, một vài ví dụ như KINGSTON, ADATA, SAMSUNG, KINGMAX, CORSAIR,… Và RAM được chia thành 2 loại là RAM cho máy tính cá nhân và RAM cho máy trạm (ECC).
Với RAM cho máy tính cá nhân là loại phổ biến hơn và có các chuẩn RAM như DDR3, DDR4, DDR3-L và DDR4-L, với RAM DDR4 là chuẩn RAM phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.
Bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:
Và trên đây là những thông tin mà GhienCongNghe cung cấp cho các bạn biết RAM là gì. Mong rằng chúng hữu ích với bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức về công nghệ bổ ích mỗi ngày.
Tham khảo DigitalTrends