Table of Contents

Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì?
Khám phá

Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì?

Bạn biết về RAM và ROM nhưng không biết chúng khác nhau như thế nào. Hãy để GhienCongNghe giúp bạn khám phá sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì nhé.

Nếu đã là một người rành công nghệ chắc chắn bạn đã nghe qua 2 thuật ngữ RAM và ROM. Tuy chúng đều nói về việc lưu trữ dữ liệu nhưng bạn có biết chúng khác nhau như thế nào hay không? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu ngay bài viết sự khác nhau giữa RAM và ROM. Bắt đầu thôi.

RAM và ROM

RAM và ROM

RAM là gì?

Để phân biệt RAM và ROM thì đầu tiên hãy tìm hiểu xem RAM là gì? RAM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory) hay còn được gọi với cái tên khác là bộ nhớ lưu trữ tạm thời. Là một thiết bị phần cứng thiết yếu cho máy tính, điện thoại,… Nó giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu mà bạn đang sử dụng trên thiết bị của mình. Và sau khi đóng chương trình hay tắt máy thì các dữ liệu trên RAM sẽ biến mất.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì?

Hình ảnh về RAM

Advertisements

ROM là gì?

ROM hay bộ nhớ chỉ đọc (Read Only Memory), là một chip nhớ và là một phần không thể thiếu trong các thiết bị điện tử hiện nay. Vì là bộ nhớ chỉ đọc nên nó hoàn toàn chứa các chương trình được cài đặt từ trước và cũng như nếu có dữ liệu được lưu trên nó thì dữ liệu này hoàn toàn không bị xóa đi ngay cả khi bạn tắt máy.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì?

Hình ảnh của ROM

Sự khác nhau giữa RAM và ROM

Vậy đâu là sự khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM, hãy cùng tham khảo bảng sau:

Tiêu chí RAM ROM
Thiết kế
  • RAM được thiết kế mỏng nhẹ gồm chip nhớ điện trở, và các tụ điện giúp ổn định điện áp.
  • RAM có thể được hàn chết nhưng đa số là tách rời khỏi máy.
  • Cấu trúc của ROM khá phức tạp, gồm mảng thanh ghi, bộ giải mã, bộ giải mã cốt và bộ đệm đầu ra.
  • Bị hàn chết vào bảng mạch.
Khả năng lưu trữ dữ liệu
  • Bộ nhớ khả biến
  • Tất cả dữ liệu sẽ biến mất sau khi tắt máy.
  • Bộ nhớ bất biến
  • Toàn bộ dữ liệu đã được lập trình sẵn nên sẽ không bị mất nếu tắt máy.
Cách thức hoạt động Hoạt động sau khi khởi động máy và mở chương trình để bắt đầu lưu dữ liệu. Hoạt động trong quá trình khởi động máy tính.
Tốc độ
  • Xử lý dữ liệu nhanh
  • Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh.
  • Xử lý thông tin chậm
  • Truy cập dữ liệu chậm
Bộ nhớ cho phép
  • Có thể lưu trữ nhiều dữ liệu
  • Từ 1 – 256 GB
  • Khả năng nâng cấp tốt
  • Hiển thị 4 – 8 MB
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu kém
Khả năng ghi chép dữ liệu Ghi chép dữ liệu một cách dễ dàng đồng thời có thể lập trình lại dữ liệu RAM đơn giản. Mọi thông tin đã được lập trình sẵn, tuy nhiên vẫn có thể lập trình lại tùy vào loại ROM.

Tầm quan trọng của cả RAM và ROM

Không cần phải nói cũng đủ biết RAM và ROM vô cùng quan trọng đối với máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử hiện nay nói chung. Tuy được sử dụng ở 2 giai đoạn khác nhau nhưng chúng luôn góp phần vào việc cải thiện hiệu suất của thiết bị cũng như cung cấp cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất có thể.

Advertisements
Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM và ROM là gì?

Tầm quan trọng của RAM và ROM

Một chiếc máy tính không thể hoạt động nếu chỉ có RAM và ngược lại, nó cũng không thể hoạt động nếu chỉ có ROM. Tuy rằng hiện nay, việc nâng cấp RAM để cải thiện máy đang được chú trọng nhiều hơn nhưng cũng không nên xem thường một chiếc máy có ROM mạnh nhé.

Bài viết bạn có thể quan tâm:

Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về sự khác nhau giữa RAM và ROM. Mong những kiến thức trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share cũng như ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức về công nghệ mỗi ngày.

Advertisements

Tham khảo TutorialsPoint