Table of Contents

Shopee của nước nào? 2 mô hình làm việc trên Shopee hiện nay
Khám phá

Shopee của nước nào? 2 mô hình làm việc trên Shopee hiện nay

Shopee của nước nào? Mô hình mua bán trên Shopee thực sự là gì? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nhắc đến Shopee chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Tại đây, bạn sẽ tìm được tất cả những món đồ mà mình yêu thích, với chỉ một vài bước đơn giản là đã có thể mua hàng ngay tại nhà. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi Shopee của nước nào và được ai sáng lập chưa? Cùng GhienCongNghe tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Giới thiệu về công ty Shopee

Ai sáng lập ra Shopee

Shopee-cua-nuoc-nao

Người sáng lập ra Shopee và cũng là người sáng lập Garena chính là ong Lý Tiểu Đông. Ông là doanh nhân người Singapore gốc Hoa, tốt nghiệp MBA từ đại học Stanford.

Hiện nay ông Lý Tiểu Đông đang nắm giữ khoảng 35% cổ phần củ Shopee, cả trực tiếp và gián tiếp.

Shopee của nước nào?

Vậy Shopee của nước nào? Công ty Shopee ở đâu?

Shopee được sáng lập tại Singapore bởi tập đoàn SEA nhưng người sở hữu cổ phần lớn nhất lại là tập đoàn công nghệ của Trung Quốc Tencent .

Mặc dù thuộc về SEA, nhưng Shopee hiện nay được xác định là không hoàn toàn thuộc về ai cả và cũng không xác định rõ là của nước nào.

Công ty mẹ của Shopee là ai? Trụ sở chính ở đâu?

Shopee-cua-nuoc-nao

Công ty mẹ Shopee của nước nào?

Công ty mẹ của Shopee là SEA – tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ có trụ sở chính tại Singapore.

Shopee có mặt ở những nước nào?

Sau khi biết được Shopee của nước nào?, nơi đầu tiên Shopee được xuất hiện là ở đâu?, cùng tìm hiểu xem Shopee hiện nay đã có mặt ở những quốc gia nào nhé.

Được ra mắt lần đầu tiên năm 2015 tại Singapore, với sự phát triển chóng mặt thì đến nay mạng lưới các quốc gia có sử dụng ứng dụng này khá rộng.

Hiện nay Shopee đã có mặt tại Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brazil.

Số nhân viên hiện đang làm việc cho Shopee

Shopee-cua-nuoc-nao

Vậy các nhân viên làm việc cho Shopee của nước nào? hay chỉ gói gọn ở trụ sở Singapore?

Với khối lượng công việc đồ sộ và đã có mặt tại rất nhiều quốc gia, hiện nay số nhân viên làm việc cho Shopee trên khắp thế giới là rất lớn.

Từ làm việc online, cho đến offline, bao gồm hàng ngàn công việc có liên quan là kế toán, marketing, phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường, truyền thông,…

Chỉ tính riêng cho một trụ sở là số lượng nhân viên đã lên đến hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn. Có thể thấy quy mô của sàn thương mại điện tử này khủng khiếp cỡ nào và độ hấp dẫn của công việc ra sao.

Mô hình làm việc của Shopee

Shopee-cua-nuoc-nao

Mô hình kinh doanh được Shopee theo đuổi là C2C (Consumer to Consumer), nghĩa là Shopee sẽ đóng vai trò làm trung gian mua bán, trao đổi giữa các cá nhân, khách hàng.

Đến nay, Shopee đã mở rộng thêm cả mô hình B2C (Business to Consumer), thực hiện trao đổi, mua bán giữa cá nhân, khách hàng với doanh nghiệp.

Có thể thấy dù ở mô hình nào trong 2 mô hình thì Shopee cũng đóng vai trò là người liên kết trung gian kết nối người mua và người bán.

Các website của Shopee

Hiện nay Shopee đã có trang Website chính thức cho từng quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam là shopee.vn , ở Malaysia là shopee.com.my, ở Philippines là shopee.ph

Sự phát triển của Shopee tại Việt Nam

Shopee vào Việt Nam năm nào?

Shopee-cua-nuoc-nao

Mặc dù được sáng lập từ tháng 2 năm 2015 nhưng mãi một năm sau, nghĩa là khoảng tháng 8 năm 2016 thì Shopee chính thức có mặt tại Việt Nam.

Ở thời điểm đó, mô hình thương mại điện tử còn khá hạn chế, tuy nhiên với sự mới mẻ và du nhập nhanh chóng nền văn hóa thì đến nay Shopee được xem như là ứng dụng và là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam.

Trụ sở Shopee tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trụ sở chính của Shopee ở Hà Nội.

Cụ thể là: Tầng 28, Tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, 54 Liễu Giai, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Thị phần tại Việt Nam

Theo một nghiên cứu của iPrice thì năm 2021, thị phần của Shopee là lớn nhất toàn ngành thương mại điện tử.

Trong đó, Shopee cũng là sàn thương mại điện tử dẫn đầu phiên thảo luận toàn ngành (khoảng 71.43%),

Một số câu hỏi thường gặp khác

Shopee có phải của Alibaba

Một câu hỏi mà chắc chắn có rất nhiều người thảo luận cũng như có một số ý kiến chấp nhận đó là: Shopee có phải của Alibaba không?

Alibaba là công ty mẹ của sàn thương mại điện tử Lazada, còn Shopee được hậu thuẫn bởi tập đoàn SEA Group, với cổ phần lớn nhất thuộc về Tencent.

Hai công ty mẹ là SEA Group và Alibaba của hai sàn thương mại điện tử này là hoàn toàn khác nhau. Nên chúng ta có thể khẳng định chắc nịch rằng Shopee không phải của Alibaba.

Shopee bán những hàng hóa nào?

Shopee-cua-nuoc-nao

Với mô hình B2C và B2B, Shopee đóng vai trò là trung gian để người mua và người bán trao đổi hàng hóa thì tại sàn thương mại điện tử này, có vô số hàng hóa được trao đổi, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Từ ngành hàng tiêu dùng, điện tử, đời sống, mẹ & bé, sức khỏe & sắc đẹp, bách hóa, chăm sóc thú cưng,…

Một câu slogan nổi tiếng trong TVC quảng cáo mỗi dịp sale của Shopee là: “Gì cũng có, Mua hết ở Shopee.”

Có thể thấy các ngành hàng trên Shopee vô cùng đa dạng và gần như là đáp ứng được tất cả các nhu cầu thiết yếu của đời sống mỗi chúng ta.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cơ bản và thiết yếu để bạn có thể hiểu được Shopee của nước nào?, do ai sáng lập và trụ sở ở đâu. Nếu thấy bài viết hữu ích thì bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé. Và đừng quên theo dõi GhienCongNghe để cập nhật nhiều tin tức hữu ích nha.