Table of Contents
Mỗi khi các bạn bảo laptop hay máy tính của mình bị chậm thì người ta thường bảo bạn đi thay SSD đi. Vậy rốt cuộc SSD là gì? Phân loại, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của GhienCongNghe. Bắt đầu thôi.
SSD là gì?
SSD hay Solid State Drive là ổ đĩa bán dẫn hay ổ đĩa điện từ. Là một trong 2 loại ổ cứng máy tính phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh ổ đĩa truyền thống HDD. SSD được ra đời nhằm mục đích phát huy và cải thiện những tính năng vốn được xem là lỗi thời của ổ cứng truyền thống. Với những tính năng ưu việt được các nhà phát triển cải tiến liên tục, SSD được xem như chuẩn ổ cứng cho tương lai mà ai cũng nên trang bị cho máy tính của mình.
Xem thêm:
Phân loại SSD
Hiện nay có 4 loại SSD phổ biến và được sử dụng nhiều trên thị trường đó là: 2.5 SATA, mSATA, M2 SATA và M2 PCle.
- SSD 2.5 SATA
Đây là chuẩn SSD phổ biến nhất hiện nay. Với kích thước chỉ 2.5 inch bằng với các ổ HDD hiện thời do đó nó thích hợp với hầu hết các dòng máy tính hiện nay và kể cả là laptop. Với chuẩn kết nối SATA và tốc độ đọc/ghi đạt chuẩn thì đây có thể là lựa chọn phù hợp cho người có nhu cầu tương đối.
- SSD mSATA
Đây là ổ cứng có tốc độ đọc/ghi tương đương với chuẩn 2.5 SATA (550Mb/s). Nó sẽ phát huy tác dụng tối đa khi được gắn chung với một ổ HDD để chia sẻ nhiệm vụ, giúp người dùng truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng.
- SSD M2 SATA
Đây là một trong 2 loại thuộc chuẩn SSD M2 mới nhất hiện nay. Với tốc độ đọc/ghi là 550Mb/s. Nó rất phù hợp với các loại laptop mỏng nhẹ hiện nay trên thị trường.
- SSD M2 PCle
Với tốc độ đọc/ghi là 3500Mb/s nhanh nhất trong các chuẩn SSD hiện nay, SSD M2 PCle là SSD được gắn trong những chiếc máy tính hiệu năng cao. Với tốc độ truy xuất và ghi thông tin một cách nhanh chóng, bạn không bao giờ phải băn khoăn về tình trạng giật lag khi làm những tác vụ nặng nề như chơi game, làm đồ họa hay render video.
Cấu tạo bên của SSD là gì?
Cũng là ổ cứng giống như HDD nhưng cấu tạo của SSD lại hoàn toàn khác biệt. Trái với HDD gồm các bộ phận có tính chuyển động thì SSD lại bao gồm những bộ phận tĩnh. Cấu tạo của SSD gồm 2 phần chính đó là NAND Flash và Controler (Bộ điều khiển). Lâu thay một vái SSD còn có Cache (bộ nhớ đệm)
Các chipset trên SSD được bố trí và hàn chết trên bảng mạch và có khoảng từ 10-60 NAND Flash trên đó. Ngoài ra nó còn có bộ điều khiển vi mô, hiệu chỉnh và module giao diện flash.
Nguyên lý hoạt động của SSD
Không giống như HDD phải ghi toàn bộ thông tin trên đĩa từ, SSD thực hiện luôn việc ghi thông tin vào luôn các tấm nhớ được lưu trên bảng mạch và đây chính là nơi lưu trữ dữ liệu trên máy tính của bạn. Các tấm nhớ này phân chia thành từng trang, và các trang được xếp chồng lên nhau và gọi là các khối.
Khi có lệnh ghi dữ liệu từ CPU, bộ điều khiển sẽ bắt đầu ghi thông tin lên một trang trong khối đó. Việc đọc dữ liệu cũng chỉ cần tìm đến trang đã ghi dữ liệu và thực hiện đọc là xong.
Ưu điểm của SSD là gì?
Ưu điểm khi sử dụng SSD
- Tốc độ đọc/ghi cực kỳ cao so với chuẩn HDD truyền thống
- Nhỏ gọn, tương thích với đa số các dòng máy tính hay laptop hiện nay
- Được trang bị công nghệ mới nên sử dụng ổn định, ít gặp lỗi hơn HDD
- Tiết kiệm điện năng và ít tỏa nhiệt
Nhược điểm của SSD là gì?
- SSD có giả thành khá cao so với HDD nên ít người có thể tiếp cận được
- SSD có dung lượng khá ít khi so sánh với SSD.
Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
Và trên đây là những chia sẻ của chúng mình về SSD là gì. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.
Tham khảo Wikipedia