Table of Contents

Sự khác biệt giữa SSD và HDD là gì? Lưu ý để lựa chọn ổ cứng máy tính chính xác
Tin học

Sự khác biệt giữa SSD và HDD là gì? Lưu ý để lựa chọn ổ cứng máy tính chính xác

Bạn đã nghe về SSD và HDD. Vậy bạn có biết chúng khác nhau những gì không? Sau đây hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu sự khác biệt giữa SSD và HDD qua bài chia sẻ dưới đây.

Tuy đã sử dụng máy tính từ lâu và đã trải nghiệm cả 2 loại ổ cứng phổ biến nhất trên thị trường đó là SSD và HDD. Nhưng liệu bạn có biết sự khác biệt giữa SSD và HDD là gì hay không? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của GhienCongNghe nhé.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

SSD là gì?

Ổ đĩa cứng SSD, là một ổ đĩa bán dẫn hoặc điện từ. Ngoài ổ cứng thông thường HDD, nó là một trong hai dạng ổ cứng máy tính phổ biến nhất hiện nay. Ổ cứng truyền thống có những tính năng được coi là lỗi thời, vì vậy SSD được tạo ra để thay thế hoặc nâng cấp chúng. Ổ cứng SSD được coi là ổ cứng chủ đạo cho tương lai, với những tính năng ưu việt được các nhà phát triển không ngừng cải tiến.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Và đối với xu thể hiện nay thì mỗi người sử dụng máy tính hay laptop đều nên sở hữu cho mình một ổ SSD ít nhất có 125Gb lưu trữ. Nó sẽ khiến việc sử dụng máy tính của bạn tối ưu hơn rất nhiều.

HDD là gì?

Ổ đĩa cứng (HDD) là một thuật ngữ khác của ổ đĩa cứng truyền thống. Nó là một trong hai mẫu ổ cứng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh SSD. Tuy các loại ổ cứng mới với nhiều tính năng vượt trội hơn đang đe dọa vị thế của ổ cứng HDD nhưng trong một số trường hợp, nó vẫn là sự lựa chọn tốt của nhiều người.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Sự khác nhau giữa SSD và HDD

Dưới đây là một vài tiêu chí mà GhienCongNghe dùng để đánh giá sự khác nhau giữa SSD và HDD. Các bạn cùng theo dõi và cho biết ý kiến của mình ở dưới phần bình luận nhé:

Cách vận hành

Ổ cứng HDD là đặc trưng cho loại ổ cứng truyền thống do đó, vận hành trong ổ cứng này vận động vật lý. Tứ là mọi hành động trong quá trình đọc/ghi dữ liệu đều là động năng.

Còn đối với ổ cứng SSD thì khác hoàn toàn. Nó không có bất kỳ một bộ phận chuyển động nào do đó vận hành việc đọc/ghi cũng rất khác. Mọi linh kiện đều được hàn chết và việc trích xuất và ghi dữ liệu đều được làm trực tiếp trên các trang nhớ.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Tiếp theo là về mặt giá cả

Như các bạn cũng đã biết thì SSD hiện nay có giá đắt hơn rất nhiều so với HDD. Với việc được trang bị những công nghệ hiện đại nhất hiện nay cũng như luôn được cải tiến, phát triển thì việc giá thành để sở hữu được một chiếc SSD là tương đối tốn kém hơn SSD.

Còn về phía HDD thì do việc SSD đang trỗi dậy như là một chuẩn ổ cứng mới cho tương lai gần do đó giá của một chiếc HDD đã thấp nay còn thấp hơn.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Dung lượng

Nói đến dung lượng mà không nhắc tới HDD thì đúng là một thiếu sót. Đối với người dùng máy tính từ xưa đến nay thì các loại ổ cứng HDD phổ thông đã có dung lượng rất khủng, hầu hết là từ 500Gb trở lên. Đôi khi đó là 1Tb.

Còn đối với ổ SSD thì việc có ngoài 500Gb bộ nhớ là việc không thường xuyên xảy ra. Bạn có nghĩ rằng hiện nay không thể còn ổ cứng nào chỉ 125Gb vẫn còn tồi tại. Nhưng đó là bạn chưa biết đến SSD mà thôi.

Tốc độ

Với việc được xem là sự phát triển để thay thế loại ổ cứng truyền thống vốn đã tồn tại quá lâu trên thị trường thì một điều đương nhiên là tốc độ của SSD sẽ nhanh hơn rất nhiều so với HDD. Nhưng để cho các bạn một cái nhìn trực quan hơn thì mời các bạn xem hình ảnh minh họa bên dưới. Các bạn sẽ thấy rõ ngay sự chênh lệch.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Mức độ tin cậy và bền bỉ

Nói đến đây thì ai cũng có thể nhận thấy là SSD ăn đứt HDD. Các bạn có thể bắt gặp hàng tá lỗi từ việc sử dụng HDD nhưng đến lượt SSD thì mọi chuyện đều được giải quyết và thường có rất ít lỗi xảy ra. Vì thường không gặp quá nhiều lỗi nên tính bền bỉ quả SSD cũng rất cao.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

HDD có nhiều lỗi khiến bạn khó chịu

Ngoại hình, cấu tạo vật lý

Một chiếc ổ cứng HDD có cấu tạo khá cồng kềnh với những thành phần chuyển động vật lý khó có thể thu nhỏ được, do đó khá khó khăn trong việc sản xuất và tinh chỉnh.

Một chiếc SSD công nghệ mới có cấu tạo mỏng hơn rất nhiều so với một chiếc HDD. Không có những thành phần chuyển động mà thay vào đó là chipset được gắn chặt lên bảng mạch.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Cấu tạo vật lý của SSD và HDD bạn có thể tham khảo

Mức độ tiêu thụ điện năng, tiếng ồn, tuổi thọ

Đối với mức độ điện năng thì một chiếc HDD có thể tiêu thụ từ 6-12 watts điện còn đối với ổ SSD con số chỉ là khoảng 2-5 watts.

Vì là một chiếc ổ đĩa điện tử nên SSD không có thành phần chuyển động vật lý do đó nó không tạo ra tiếng ồn như ổ HDD. Loai ổ cứng truyền thống với việc phải quay đía từ và ghi đầu đọc lên bề mặt.

Tuổi thọ ở đây có nghĩa là số lần và số lượng dữ liệu bạn có thể đọc/ghi và xóa dữ trên ổ cứng. Trong khi đối với HDD nó là vô hạn và ổ cứng chỉ bị hỏng khi nó bị hư hại phần cứng. Còn SSD thì lại hữu hạn, chỉ trong mức tầm 1000Tb là bạn có khả năng sẽ phải thay ổ cứng mới rồi.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Cuối cùng là tính đa dụng

Chả cần phải nói khi một ổ SSD được sinh ra với nhiều công nghệ và tiện ích được trang bị sẽ có tính đa dụng lớn hơn so với HDD. Tuy rằng vẫn có những loại ổ HDD rời và nhỏ gọn nhưng tất cả chúng đều không thể so sánh được với SSD.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Bạn nên chọn SSD hay HDD?

Vậy cuối cùng là bạn nên chọn SSD hay HDD? Không có câu trả lời nào là mang tính tuyệt đối vì chúng đều có ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng cũng như tình hình tài chính của bản thân mà bạn nên đầu từ SSD hoặc là HDD.

Bạn cũng có thể sử dụng song song SSD và HDD nếu vẫn muốn một ổ cứng dữ liệu lớn để lưu trữ thông tin và một ổ có tốc độ đọc/ghi cao để thực hiện những tác vụ nặng.

Sự khác biệt giữa SSD và HDD

Bạn đang phân vân giữa SSD và HDD? Suy nghĩ kỹ trước khi chọn nhé

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

Và trên đây là những chia sẻ của chúng mình về sự khác biệt giữa SSD và HDD. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo PCMag