Table of Contents

Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết
Khám phá

Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết

Thunderbolt 3 là gì? Chúng là tên cổng kết nối hay công nghệ kết nối? Bài viết này GhienCongNghe sẽ giúp bạn trả lời.

Thunderbolt 3 là gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi họ tiếp xúc với các thiết bị có cổng kết nối Thunderbolt 3. GhienCongNghe sẽ giải thích rõ về khái niệm này.

Thunderbolt 3 là gì?

Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biếtCổng Thunderbolt là chuẩn kết nối cao cấp, cho phép các thiết bị liên kết với nhau và truyền tải dữ liệu nhanh hơn nhiều so với chuẩn USB truyền thống.

Được sự ủng hộ từ Apple, công nghệ Thunderbolt của Intel đã xuất hiện từ năm 2009. Tuy nhiên, Thunderbolt 3 mới xuất hiện vào năm 2016 nhưng sau đó USB-C xuất hiện với rất nhiều tính năng ưu việt như vừa có thể cung cấp năng lượng từ 15-100W đồng thời có thể truyền dữ liệu.

Thay vì đối đầu với USB-C, những người phát triển Thunderbolt đã tích hợp cùng USB-C đem đến sự tiện lợi đặc biệt cho người dùng. Thunderbolt 3 đã loại bỏ đầu nối Mini DisplayPort cũ và chuyển sang đầu nối USB-C, kết hợp hai công nghệ này thành một kết hợp đặc biệt mạnh mẽ.Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết

Advertisements

Việc chuyển sang USB-C cho phép Thunderbolt 3 mở rộng từ các thiết bị của Apple sang máy tính của những hãng khác. Nhược điểm duy nhất là vấn đề tương thích – kết nối USB-C mới của Thunderbolt 3 không tương thích với các thiết bị dựa trên Thunderbolt hoặc Thunderbolt 2 nếu không có bộ chuyển đổi.

Một số điểm lợi trên Thunderbolt 3:

  • Truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 40Gbps, tùy thuộc vào cấu hình.
  • Xuất video ra hai màn hình 4K ở 60Hz.
  • Sạc điện thoại thông minh và hầu hết các máy tính xách tay với công suất lên đến 100 watt.
  • Kết nối với GPU bên ngoài, tùy thuộc vào cấu hình.

Bạn có đang dùng cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 hay không, nếu có biểu tượng tia chớp nhỏ bên cạnh cổng kết nối để phân biệt nó với cổng USB-C tiêu chuẩn.

Lịch sử của công nghệ Thunderbolt

Công nghệ Thunderbolt bắt đầu vào cuối những năm 2000 dưới một dự án của Intel có tên là Light Peak, nhằm bổ sung truyền dữ liệu quang học vào truyền dữ liệu truyền thống được sử dụng với các thiết bị ngoại vi. Các kỹ sư sớm phát hiện ra rằng các nguyên mẫu của họ với hệ thống dây cùng tiêu chuẩn đã đạt được kết quả mà Intel mong muốn nhưng với chi phí thấp hơn nhiều.Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết

Advertisements

Sản phẩm mới này sau đó được phát hành với tên gọi Thunderbolt vào đầu những năm 2010 và lúc đầu chỉ có trên các thiết bị của Apple, được thiết kế để trở thành một kết nối cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt.

So với các loại cáp trôi nổi hồi đó, đây là một sự sáng tạo ấn tượng phù hợp với nhiều mục đích. Nó đặc biệt hứa hẹn cho các nhà thiết kế hoặc kỹ sư đang sử dụng máy tính xách tay nhưng vẫn cần kết nối công suất cao với bộ nhớ ngoài, màn hình độ phân giải cao và các phụ kiện tương tự.

Sự xuất hiện của Thunderbolt 2 vào tháng 6 năm 2013 đã mang lại một số thay đổi đáng kể cho công nghệ Thunderbolt. Thunderbolt 2 và Thunderbolt 1 có tốc độ truyền dữ liệu tương ứng là 20Gbps và 10Gbps. Mặc dù băng thông tổng thể không thay đổi, nhưng ở thế hệ thứ hai này nhanh chóng cho thấy hiệu suất tốt hơn bất kỳ loại cáp ngoại vi phổ biến nào khác.Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết

Một thay đổi đáng kể khác là khả năng tương thích với các tiêu chuẩn DisplayPort mới nhất và 4K, đi trước thời đại. Tiêu chuẩn Thunderbolt 3 đã được công bố vào tháng 6 năm 2015 sau đó những thiết bị đầu tiên hỗ trợ ra mắt vào tháng 12.

Advertisements

Những phát triển mới nhất của Thunderbolt

Thunderbolt 3 đã trở nên phổ biến hơn và khả năng tương thích hỗ trợ cả USB 3.2 mới nhất. Thunderbolt có thể sẽ mất vị trí số một với tư cách là kết nối nhanh nhất từ ​​trước đến nay. Công nghệ mới như chuẩn USB 4 đang đạt được kết nối ấn tượng lên đến 40Gbps trong khi đó USB 3.2 Gen2 chỉ đạt 10Gbps.Thunderbolt 3 là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết

Dữ liệu tốc độ cao đi kèm với một số mối đe dọa bảo mật có thể xảy ra mà bạn cần lưu ý. Các chuyên gia gần đây đã tuyên bố lỗ hổng “Thunderclap” cho phép các thiết bị ngoại vi độc hại tấn công bộ nhớ của máy Mac.

Thunderbolt 3 có khả năng tương thích với hầu hết các sản phẩm Mac, bao gồm MacBook Pro, Air, iMac và Mac Mini. Có nghĩa là máy Mac có nhiều nguy cơ nhiễm vi-rút hơn chúng ta thường nghĩ.

Mới nhất, Intel đã giới thiệu Thunderbolt 4. Sự thật, Thunderbolt 4 không phải là cú nhảy vọt gì so với Thunderbolt 3, mà chỉ đơn giản là bản nâng cấp về sự ổn định trong đường truyền.

Advertisements

Nếu như trước đây, Thunderbolt 3 không thể ổn định với những dây cáp dài 2m, hoặc chí ít muốn ổn định thì phải trả một khoản phí vô cùng đắt đỏ để mua được loại cáp hỗ trợ hoàn toàn, thì Thunderbolt 4 đã khắc phục được điều đó. Ngoài điểm đó ra, tốc độ truyền tải 40GB/s, khả năng xuất 2 màn hình 4K/60FPS, vẫn được giữ nguyên.

Trên đây là chia sẻ của GhienCongNghe để bạn đọc hiểu rõ Thunderbolt 3 là gì. Có thể bạn sẽ muốn xem thêm các bài viết liên quan bên dưới.

Nếu thấy bài viết hữu ích hãy để lại Like & Share để ủng hộ GhienCongNghe đưa thêm nhiều bài viết khác đến bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi.

Tham khảo Digitaltrends

Advertisements