Table of Contents
Blockchain là một trong những hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh nhất, lưu trữ các thông tin về tiền điện tử. Với nhiều ưu điểm vượt trội và đi đầu trong sự phát triển thông tin có hệ thống thì ứng dụng của Blockchain là gì? Và cách mà hệ thống này hoạt động ra sao? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Blockchain là gì?
Blockchain là một cơ sở dữ liệu, nó được xem như một chuỗi khối lưu trữ thông tin điện tử dưới dạng kỹ thuật số.
Vai trò quan trọng và nổi bật nhất của hệ thống này thuộc về các giao dịch tiền điện tử, ví dụ như Bitcoin.
Điểm khác biệt giữa Blockchain và cơ sở dữ liệu thông thường là Blockchain sẽ thu thập thông tin và phân thành các tập hợp nhỏ, giữa các khối sẽ có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Chính nhờ cấu trúc xâu chuỗi này mà Blockchain có thể tái tạo và liên tục tạo ra nhiều khối thông tin mang tính liên kết.
Đặc điểm của Blockchain
Cách Blockchain lưu trữ thông tin đã khiến cho cơ sở dữ liệu này có nhiều ưu thế hơn so với cơ sở dữ liệu thông thường.
Hơn thế, giữa các khối dữ liệu còn có sự liên kết với nhau, bằng mật mã riêng. Mỗi khối sẽ có một khả năng lưu trữ và lấp đầy thông tin riêng.
Cũng vì đó mà Blockchain có tính bảo mật rất cao, mỗi người dùng đều có quyền kiểm soát riêng cho dữ liệu của mình.
Một đặc điểm khá độc đáo của chuỗi dữ liệu này là bất kỳ một thông tin nào được nhập vào đều không thể thay đổi được.
Blockchain hoạt động như thế nào
Blockchain được xem như một nền tảng, nơi mà các sổ cái bất biến, các bản ghi của mọi giao dịch đều không thể thay đổi, xóa bỏ.
Quy trình hoạt động của Blockchain về cơ bản sẽ như hình sau.
Phân cấp Blockchain
Chúng ta có thể tưởng tượng một công ty gồm nhiều máy chủ có 10000 máy tính dùng để duy trì cơ sở dữ liệu và các thông tin của khách hàng.
Những chiếc máy tính này được chứa ở nhà kho của công ty và nhà kho sẽ có toàn quyền kiểm soát đối với máy tính mà mình lưu trữ.
Tuy nhiên, rủi ro là nếu kết nối Internet bị ngắt đột ngột và mọi thông tin trở nên hỗn loạn thì sao?
Blockchain thực sự đã giải quyết được bài toán khó này, khi mà mỗi dữ liệu sẽ được giao với nhau tại một số điểm nhất định.
Trong trường hợp có ai đó cố tình làm hỏng hoặc thay đổi các thông tin dù chỉ ở một nút mạng thì các giao điểm thông tin đó sẽ tham chiếu lẫn nhau, xác định ra được thông tin chính xác cần xử lý là gì, chứ không để cho thông tin bị hủy bỏ hay đánh cắp.
Minh bạch
Bạn có thể theo dõi thông tin Bitcoin ở bất cứ đâu bởi tính minh bạch của Blockchain.
Hầu hết các chuỗi khối khác, không chỉ chuỗi khối Bitcoin, bạn có thể vừa khám phá các chuỗi đang diễn ra giao dịch trực tiếp hoặc theo dõi chính thông tin của mình.
Các bản ghi được lưu trữ đã được mã hóa bằng hệ thống mật mã riêng, do đó, chủ sở hữu có thể giải mã các thông tin này để dễ dàng theo dõi.
Blockchain có an toàn không?
Blockchain thực sự an toàn và có tính bảo mật cao.
Mỗi khi bắt đầu chuỗi mới, các chuỗi này sẽ được tuyến tính kết với đuôi của chuỗi trước nó, theo thứ tự thời gian.
Và một khi chuỗi mới đã được thêm vào phần cuối của chuỗi trước nó, chúng ta sẽ không thể chỉnh sửa thông tin của chuỗi trước đó, trừ khi toàn bộ khối chuỗi và hệ thống chấp nhận.
Bởi mỗi chuỗi được mã hóa theo một cách riêng, thuật toán riêng và lưu trữ những thông tin khác nhau theo thứ tự, do đó việc thay đổi là rất khó và tốn kém.
Do đó, các hacker cũng rất dè dặt khi tiếp cận thông tin ở cơ sở dữ liệu này, phần vì đòi hỏi kỹ năng chuyên môn đỉnh cao, phần vì chi phí vô cùng tốn kém.
Bitcoin so với Blockchain
Blockchain lần đầu được phác thảo năm 1991, bởi hai nhà nghiên cứu là Stuart Haber và W.Scott Stornetta. Nhưng phải đến gần hai mươi năm sau, vào tháng 1 năm 2009, Bitcoin mới thực sự ra đời.
Và đây cũng là ứng dụng thực tế đều tiên của Blockchain trong sứ mệnh bảo mật thông tin điện tử.
Bitcoin sử dụng công nghệ Blockchain để ghi sổ cái minh bạch và đáng tin cậy, bảo mật thông tin về các giao dịch liên quan đến tiền điện tử.
Blockchain so với ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính, Blockchain cũng đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong các giao dịch thanh toán.
Vậy điểm khác biệt giữa ngân hàng và Blockchain là gì?
Bạn có thể tham khảo hình dưới đây.
Blockchains được sử dụng như thế nào?
Những ứng dụng và ngành nghề sử dụng Blockchain là gì?
Hiện nay, đã có khoảng hơn 10000 hệ thống tiền điện tử hoạt động trên cơ sở Blockchain.
Một số giao dịch trong lĩnh vực khác cũng sử dụng Blockchain, có thể kể đến những công ty đã kết hợp các thông tin của mình với Blockchain là: Pfizer, Walmart, Unilever, IBM,…
Những ngành nghề từ ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, đến công nghiệp thực phẩm đã ứng dụng Blockchain và mang lại kết quả vô cùng kinh ngạc.
Họ có thể theo dõi thông tin, tiến trình và tình trạng của thực phẩm, của bệnh nhân mà không cần đi đến từng nhà, gõ từng cửa.
Nhờ đó, các công ty có thể sớm phát hiện ra rủi ro và khắc phục kịp thời.
Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?
Vậy ưu điểm và nhược điểm của Blockchain là gì?
Ưu điểm:
- Nâng cao tính chính xác.
- Giảm bớt chi phí cho quá trình xử lý thông tin.
- Tính phi tập trung của Blockchain khiến cho thị trường khó mà giả mạo.
- Giao dịch an toàn, riêng tư và hiệu quả, minh bạch.
- Có thể là giải pháp thay thế ngân hàng.
Nhược điểm:
- Chi phí công nghệ trong lĩnh vực khai thác bitcoin khá lớn.
- Quy định thay đổi theo thẩm quyền nên vẫn chưa chắc chắn đảm bảo.
- Giới hạn lưu trữ dữ liệu.
Nền tảng Blockchain là gì?
Nền tảng Blockchain là gì? Như đã trình bày là một nơi mà các thông tin được xâu chuỗi với nhau một cách có hệ thống.
Tại đó, người sử dụng có thể tạo ra các cách sử dụng mới cho hệ thống Blockchain hiện có.
Từ đó, mọi việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đặc biệt trong các giao dịch điện tử, tiền điện tử hay kể cả thanh toán.
Có bao nhiêu Blockchains?
Tính đến năm 2021, trên thế giới có khoảng 10000 loại tiền điện tử đang hoạt động dựa trên nền tảng Blockchain. Ngoài ra, còn bao gồm hàng trăm Blockchain về khối giao dịch phi tiền điện tử khác.
Và hiện nay, Blockchain vẫn còn có xu hướng tiếp tục gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nữa.
Sự khác biệt giữa Blockchain riêng tư và Blockchain công khai là gì?
Blockchain công khai, hay còn gọi là Blockchain mở, là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia và thiết lập các nút thông tin cho riêng mình.
Vì tính mở, các Blockchain này sẽ được bảo mật bằng mật mã hệ thống.
Còn Blockchain riêng tư thì được cấp phép rằng, mỗi nút đều phải được phê duyệt trước khi người dùng tham gia. Các nút được xem như đáng tin, vì thế lớp bảo mật cũng không nghiêm ngặt hơn.
Ai đã phát minh ra Blockchain?
Người sáng lập ra Blockchain là ai?
Blockchain lần đầu được phác thảo năm 1991, bởi hai nhà nghiên cứu là Stuart Haber và W.Scott Stornetta. Ý tưởng này mong muốn tạo ra hệ thống lưu trữ và phát triển thông tin không bị giả mạo bởi bất kỳ bên thứ ba nào.
Điều gì tiếp theo cho Blockchain?
Vậy tương lai của Blockchain là gì? Sẽ nở rộ hay lại lùi về để nhường cho công nghệ mới?
Có thể nói, nhờ tính ưu việt và hiệu quả trong việc xử lý và bảo mật thông tin, Blockchain ngày càng được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ áp dụng trong công việc của mình.
Gần 30 năm hình thành và phát triển, Blockchain đã thực sự chứng minh được sức mạnh của mình, và sẽ tiếp tục phát triển như vũ bão trong tương lai.
Xem thêm:
- NFT là gì mà mỗi lần giao dịch toàn nhảy số đến hàng triệu đô
- DeFi là gì? Những điều cần biết trước khi tham gia vào DeFi
- Công nghệ AI là gì? Tại sao AI sẽ là bước tiến quan trọng thay đổi thế giới
Trên đây là một số thông tin về Blockchain là gì mà bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý thông tin hiệu quả vượt bậc này. Đừng quên theo dõi GhienCongNghe để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.