Table of Contents
Hiện nay, nhu cầu nâng cấp RAM đang trở nên cần thiết, đặc biệt là với sự nâng cấp của các phần mềm ứng dụng, đòi hỏi một số lượng RAM lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thông số của RAM để từ đó nâng cấp. Vậy hãy cùng với GhienCongNghe khám phá về các thông số của RAM trong bài viết dưới đây.
Các thông số của RAM mà bạn cần nắm vững
RAM nhìn chung có rất nhiều thông số mà nhà sản xuất quy định, tuy nhiên, đối với các bạn đang có ý muốn nâng cấp RAM hay ép xung thì có 5 yếu tố mà các bạn phải nắm vững.
Nó thuộc loại RAM nào?
Hiện nay trên thị trường có 3 loại RAM phổ biến đó là DRAM, SRAM và cuối cùng là SDRAM. Bạn nên xem xét xem máy tính mình đang dùng loại RAM nào và hiện nay bạn muốn sử dụng theo mục đích gì?
DRAM hay RAM động, là loại RAM chỉ cần nạp điện sau vài mili giây. Dùng trong mục đích lưu trữ dữ liệu tạm thời trong khi chạy ứng dụng. Dữ liệu của nó sẽ mất khi ứng dụng bị đóng hoặc tắt máy. Hiện nay đây là chuẩn RAM được sử dụng rộng rãi với đương cử có RAM DDR3, DDR4,…
SRAM hay RAM tĩnh, là loại RAM lưu trữ dữ liệu trong các pin chứa tụ điện hay bóng bán dẫn. Nó chỉ cần cung cấp nguồn điện chứ không cần nạp như DRAM. Vì nhanh hơn nên nó cũng có giá đắt hơn DRAM và thường được sử dụng như bộ đệm cho CPU.
Cuối cùng là SDRAM hay DRAM động đồng bộ hóa. Nó được đồng bộ hóa với bus của hệ thống do đó có tốc độ xử lý rất nhanh và hầu như không có độ trễ.
Công nghệ DDR
Công nghệ DDR hay Double Data Rate. Nó được dựa trên loại SDRAM ở trên. Nó có tác dụng truyền 2 luồng dữ liệu song song trong mỗi xung nhịp thay vì 1 giống SDR (Single Data Rate) do đó tốc độ truy xuất dữ liệu của nó cực kỳ nhanh.
Kênh truyền dẫn dữ liệu
Bạn đã bao giờ nghe tới Dual Chanel chưa? Đúng rồi đó, đây là thông số đại diện cho việc bạn có thể chạy song song 2 thanh RAM với nhau hay không.
Các thanh RAM hiện nay có độ rộng (Bandwidth) là 64bit. Kênh này như là những con đường, nếu bạn có 1 thì đương nhiên bạn chỉ truyền được 64 bit, nhưng nếu 2 thanh RAM cùng hoạt động, thì cùng 1 lúc bạn có thể truyền gấp đôi số đó.
Tốc độ xung truyền dữ liệu
Tốc độ xung hay bus RAM, Đây có lẽ là thông số mà khiến nhiều bạn chú ý nhất nếu lựa chọn RAM. Nó đại diện cho tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM. Nếu càng cao thì tốc độ truyền tải sẽ càng nhanh.
Một điều bạn nên chú ý là thông số này nhà sản xuất cung cấp là thông số cao nhất mà RAM có thể đạt được, chứ không phải là nó tự động chạy ổn định với xung nhịp như thế. Chú ý nhé.
Băng thông
Thông số cuối cùng trong các thông số của RAM mà bạn nên nắm đó là băng thông. Hiểu nôm na đó là tốc độ đọc/ghi của RAM trong một giây. Và được tính bằng công thức Bandwidth = (Bus Speed x Bus width) / 8. Băng thông càng cao thì tốc độ đọc/ghi dữ liệu càng nhanh, bạn sẽ thấy rõ ràng điều này nếu copy một file nặng mấy Gb trong vài giây.
Một số bài viết liên quan đến RAM có thể bạn quan tâm:
Và trên đây là các thông số của RAM mà bạn nên nắm rõ. Mong rằng những kiến thức này sẽ có ích với bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ mới mẻ mỗi ngày.
Tham khảo HowtoGeek