Table of Contents
Như vậy là sau bao ngày chờ đợi và mong mỏi, ngày 5/10 Microsoft đã phát hành phiên bản chính thức của Windows 11. Tuy nhiên đối với một số máy khi check thì được báo là không hỗ trợ Win 11. Trong bài viết này, GhienCongNghe sẽ hướng dẫn bạn 3 cách cài Win 11 cho máy không đủ cấu hình đơn giản và dễ hiểu trong bài viết này.
Cách cài Win 11 cho máy không đủ cấu hình
Cập nhật lên Windows 11 cần những gì?
Để có thể nâng cấp lên Win 11 một cách an toàn và hiệu quả nhất, máy tính của bạn phải trải qua bài kiểm tra khắt khe của nhà phát hành. Cụ thể các tiêu chí xét duyệt nâng cấp Windows 11 như sau:
- CPU: CPU được sản xuất từ năm 2019 trở lại đây.
- RAM: 4GB trở lên.
- Ổ cứng: 64GB trở lên.
- Phiên bản BIOS: UEFI, hỗ trợ Khởi động an toàn (Secure Boot).
- Công nghệ Trusted Platform Module (TPM): phiên bản 2.0 trở lên.
- VGA: Tương thích với DirectX 12 trở lên có trình điều khiển WDDM 2.0.
Nếu máy bạn không thỏa một trong các điều kiện trên, hãy thử thực hiện theo cách cài Win 11 cho máy không đủ cấu hình dưới đây. Nhưng chúng sẽ không thể đem lại trải nghiệm tốt nhất như các máy tính đáp ứng đủ điều kiện của Microsoft.
Cài Win 11 bỏ qua TPM 2.0 hay Secure Boot
Cách đơn giản nhất để có thể cài được Win 11 dù máy tính của bạn không đáp ứng đủ điều kiện về TPM chính là sử dụng ISO Program hoặc Windows Insider (Chương trình Người dùng nội bộ).
Dưới đây là cách cài Win 11 cho máy không đủ cấu hình TPM:
Bước 1: Nhấn Shift + F10 để mở Command Prompt (CMD) và chạy lệnh Regedit.
Bước 2: Nhấn chuột phải vào Setup chọn New > Key.
Bước 3: Đặt tên folder mới là LabConfig > Chuột phải vào vùng trống > Chọn DWORD (32-bit) Value.
Bước 4: Đặt tên cho giá trị là BypassTPMCheck và đặt dữ liệu giá trị thành 1.
Bước 5: Tạo một DWORD khác tương tự bước trên và đặt tên là BypassRAMCheck.
Bước 6: Thay đổi dữ liệu giá trị của SecureBootCheck thành 1 > Nhấn OK.
Bước 7: Tạo một DWORD mới có tên là BypassSecureBootCheck.
Bước 8: Thay đổi dữ liệu giá trị của SecureBootCheck thành 1 > nhấn OK.
Bước 9: Đóng Registry Editor và nhấn nút quay lại ở góc trên bên trái khi thiết lập Windows 11 của bạn.
Bước 10: Giờ bạn cài Win 11 sẽ không bị ảnh hưởng bởi không đáp ứng đủ yêu cầu nâng cấp nữa.
Cập nhật lên Win 11 cho máy có CPU hoặc TPM không được hỗ trợ
Nếu PC của bạn không hỗ trợ để được nâng cấp lên Win 11 do CPU không được hỗ trợ và / hoặc thiết bị của bạn chỉ có TPM 1.2 thay vì TPM 2.0, bạn vẫn có thể khắc phục lỗi nhanh một cách đơn giản. Cụ thể như sau:
Bước 1: Mở Regedit bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc gõ Registry trong hộp tìm kiếm của Windows.
Bước 2: Sử dụng thanh địa chỉ để điều hướng đến HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup\MoSetup và kiểm tra xem DWORD “AllowUpgradesWithUnsupportedTPMOrCPU” có nằm ở đó không.
Nếu nó bị thiếu, hãy nhấp chuột phải vào khung bên phải, chọn New > DWORD (32-bit) Value và đặt tên cho DWORD mới là “AllowUpgradesWithUnsupportedTPMOrCPU”.
Bước 3: Nhấp đúp vào AllowUpgradesWithUnsupportedTPMOrCPU, nhập “1” vào Value Data và lưu với OK.
Cách tạo USB cài Win 11 bỏ qua kiểm tra TPM và CPU
Với cách này việc cài đặt Win 11 sẽ trở lên đơn giản hơn, bản tùy chỉnh này đã được lập trình viên lượt bỏ đi các file kiểm tra điều kiện nâng cấp lên Win 11.
Bạn có thể dùng USB cài Win 11 này để nâng cấp trực tiếp hoặc cài đặt sạch lại từ đầu trên máy tính không đủ điều kiện.
Bước 1: Tải về một tập lệnh trên Github tại đây > giải nén tập lệnh này > Chạy MediaCreationTool.bat.
Bước 2: Chọn 11 làm phiên bản MCT.
Bước 3: Bạn lựa chọn tạo USB (Ngoài ra bạn cũng có thể chọn ISO).
Bước 4: Sau khi quá trình tải xuống Windows 11 hoàn tất, Media Creation Tool sẽ tự động đóng và Universal MCT wrapper sẽ tạo file ISO / USB cho phép cài đặt Windows 11 mà không cần TPM.
Bước 5: Chờ chương trình Universal MCT hoàn tất.
Bước 6: Bạn có thể tìm thấy ISO để cài đặt Windows 11 mà không cần TPM trong thư mục.
Bước 7: Bạn sử dụng USB để cài Win 11 về bình thường, không cần kiểm tra TPM và CPU.
Bạn có nên cài đặt Windows 11 cho máy không hỗ trợ không?
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể cài Windows 11 cho máy tính của mình ngay cả khi nó không đảm bảo yêu cầu từ phía nhà phát hành.
Tuy nhiên thực sự nếu bạn làm vậy có thể tiềm ẩn nhưng rủi ro hoặc phiền toái cho sau này. Việc thiếu đi TPM có thể khiến máy tính bạn không thể sử dụng một vài tính năng của Win 11 hoặc dữ liệu của bạn sẽ gặp rủi ro.
Vì vậy, GhienCongNghe khuyên bạn nên cài đặt mô-đun TPM 2.0 rời hoặc đợi và nâng cấp phần cứng của mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn nâng cấp TPM firmware 1.2 lên 2.0 để update Win 11
- Cài Win 11 cho máy không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot
- 3 cách cài Win 11 lên Macbook tưởng không dễ hóa ra dễ thật
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề cách cài Win 11 cho máy không đủ cấu hình. Nếu thấy bài viết chủ đề cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams bổ ích, hãy Like và Share để GhienCongNghe tiếp tục ra thêm các bài viết khác nhé.