Table of Contents
Karen Haslam – cựu chuyên viên truyền thông PR của Apple, chuyên thực hiện các bài phỏng vấn với các lãnh đạo cấp cao của hãng như Steve Wozniak, cũng như từng luận bàn về di sản của Steve Job trên đài BBC. Chủ đề tập trung chủ yếu của bà là máy tính Mac, thế nhưng bà vẫn rất yêu thích các sản phẩm khác của Apple. Trong bài viết này GhienCongNghe sẽ tổng hợp 18 quan điểm của Karen Haslam về cách làm máy Mac chạy nhanh hơn.
1. Tắt bớt các ứng dụng không cần thiết
2. Sử dụng Activity Monitor để xác định ứng dụng ngốn quá nhiều bộ nhớ
Trong các ứng dụng được cài đặt trên máy Mac, có một số ứng dụng không được tối ưu quản lý tốt dẫn đến hiện tượng chiếm dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống. Để xem thông tin sử dụng tài nguyên của các ứng dụng hiện hành, hãy mở ứng dụng Activity Monitor trong thư mục Utilities (hoặc nhấn tổ hợp phím Cmd + Phím cách, nhập ‘activity’ sau đó nhấn Enter để mở nhanh ứng dụng này).
Activity Monitor là ứng dụng theo dõi các tiến trình hoạt động của ứng dụng trên máy Mac (một vài trong số đó không thể hoặc không nên tắt đi vì lý do duy trì ổn định hệ thống). Ở menu trên cùng, click vào View > Windowed Processes trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Sau đó, quay trở về cửa sổ ứng dụng Activity Monitor, click vào 2 nút “CPU Time” và “%CPU” để liệt kê các ứng dụng đang chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống. Bạn cũng có thể theo dõi thông tin sử dụng bộ nhớ RAM, ổ đĩa, băng thông Internet bằng Activity Monitor.
Nếu bạn nhận thấy một ứng dụng nào đó đang có chỉ số %CPU và CPU đang chiếm quá cao, hãy click chuột trái vào ứng dụng sau đó click nút X ở góc trên bên trái cửa sổ Activity Monitor để đóng ứng dụng.
Để ngăn ngừa tình trạng ứng dụng ngốn quá nhiều tài nguyên hệ thống, hãy cân nhắc việc kiểm tra cập nhật thường xuyên để ứng dụng hoạt động hiệu quả hơn.
4. Ngăn chặn ứng dụng khởi động cùng hệ thống
Bước 1: Mở System Preferences, click vào Users & Groups.
Bước 2: Click vào tab Login items để xem ứng dụng nào đang được thiết lập khởi động cùng hệ thống. Click để chọn ứng dụng sau đó bấm nút “–” để vô hiệu hóa tính năng khởi động cùng hệ thống.
5. Kiểm tra dung lượng ổ cứng còn trống
6. Sắp xếp các danh mục file cần đồng bộ hóa
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ iCloud để đồng bộ hóa file giữa nhiều thiết bị, cũng như upload ảnh lên iCloud Photos, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tình trạng giật lag nhẹ khi quá trình đồng bộ hóa đang diễn ra. Nếu bạn đang sử dụng iCloud phiên bản Desktop, hãy hạn chế lưu trữ những loại tài liệu có dung lượng lớn ở khu vực màn hình chính.
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với các file tài liệu một cách trực tiếp từ iCloud với khả năng truy xuất cũng nhanh không kém, biện pháp cũng có thể được coi là cách làm máy Mac chạy nhanh hơn, bởi hệ thống không phải gồng mình thực hiện tác vụ đồng bộ hóa liên tục.
Đối với iCloud Photos trên Mac, bạn nên tắt hẳn ứng dụng khi không sử dụng để tránh tình trạng hệ thống bị chậm khi phần mềm tiến hành đồng bộ hóa ảnh tự động lên iCloud mỗi khi khởi động.
7. Di chuyển ảnh sang nơi lưu trữ khác
Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết được phần lớn dung lượng ổ cứng trên máy Mac được sử dụng để lưu trữ ảnh và video. Một khi ổ cứng gần hết dung lượng, tốc độ vận hành hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, chính vì vậy việc giải phóng dung lượng ảnh cũng có thể được xem như một trong những cách làm máy Mac chạy nhanh hơn.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ lưu trữ iCloud Photo, tuy nhiên có khá nhiều những lầm tưởng xung quanh cách thức hoạt động của dịch vụ này. Nhiều người cho rằng ảnh sẽ tự bị xóa khỏi máy sau khi được đồng bộ lên iCloud, nhưng thực tế không diễn ra như vậy. Nếu bạn xóa ảnh trên Mac, ảnh trên iCloud cũng sẽ mất theo do tính năng đồng bộ hóa tự động với thiết bị.
8. Xóa thùng rác & các file tải về
Đôi khi việc quên xóa thùng rác định kỳ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ của máy Mac. Để làm sạch thùng rác, click chuột phải vào biểu tượng Trash trên thanh dock và chọn Empty Trash.
Thư mục Downloads cũng nên được dọn dẹp thường xuyên bởi dung lượng ổ cứng mà nó chiếm dụng cũng sẽ tăng dần theo thời gian. Để truy cập vào thư mục Downloads, mở Finder sau đó tìm đến thư mục Downloads (thanh menu bên trái), sau đó xóa những file không dùng đến.
Ở các phiên bản MacOS mới, Trash được tích hợp tính năng tự động xóa file sau một khoảng thời gian nhất định.
9. Xóa các file cũ có dung lượng lớn
Bạn có thể xác định file cũ có dung lượng lớn bằng cách thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở Finder, chọn Recents để hiển thị các file được mở hoặc được tải xuống gần đây.
Bước 2: Click vào Size (hình minh họa) để sắp xếp các file theo dung lượng. Sau đó tìm xóa các file cũ có dung lượng lớn và ít được sử dụng.
10. Xóa các phần mềm & widget không cần thiết bằng CleanMyMacX
Gỡ bỏ các ứng dụng ít dùng cũng là một trong những cách làm máy Mac chạy nhanh hơn. Bạn có thể kéo thả ứng dụng không dùng vào Trash, nhưng để gỡ cài đặt một cách triệt để hơn, tác giả khuyên dùng phần mềm CleanMyMac X. Ngoài tính năng gỡ cài đặt ứng dụng một cách chuyên sâu (giữ/không giữ lại các file dữ liệu), phần mềm này còn hỗ trợ gỡ cài đặt các widget không cần thiết cũng như hiển thị thông tin dung lượng ổ cứng để tiện quản lý và rất nhiều tính năng khác bao gồm:
- Xóa cache hệ thống.
- Xóa file cũ có dung lượng lớn.
- Loại bỏ malware.
- Xóa ảnh và rác hệ thống.
11. Đảm bảo hệ thống luôn được cập nhật thường xuyên
Hãy đảm bảo hệ điều hành và các ứng dụng trên máy Mac của bạn luôn được cập nhật thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo duy trì hiệu năng hoạt động của thiết bị. Để kiểm tra và cập nhật MacOS hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở System Preferences. Click vào logo Apple trên menu, chọn System Preferences.
Bước 2: Chọn Software Update.
Bước 3: Click nút Update Now (nếu có) để tiến hành cập nhật. Tiếp tục tick vào Automatically keep my Mac up to date để hệ thống tự động cập nhật mỗi khi có hệ điều hành phiên bản mới.
12. Xóa cache Safari
Liên quan đến khía cạnh trải nghiệm duyệt Web trên MacOS, mà cụ thể là trình duyệt Safari. Sau một khoảng thời gian sử dụng, tốc độ trải nghiệm bị ảnh hưởng bởi cache được tích lũy qua thời gian. Để xóa cache cho trình duyệt Safari, hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở trình duyệt Safari.
Bước 2: Click menu Safari > Preferences.
Bước 3: Click vào tab Privacy.
Bước 4: Click vào Manage Website Data.
Bước 5: Click vào Remove All, sau đó click tiếp Remove Now để xóa cache.
13. Tắt Visual Effects
MacOS có ưu thế về giao diện và hiệu ứng cực kỳ mượt mà chẳng hạn như Magnification (zoom lớn khi rê chuột vào icon trên thanh dock). Tuy nhiên, đôi lúc những hiệu ứng này lại khiến cho hệ thống bị chậm, bạn hoàn toàn có thể tắt chúng đi mà không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.
Bước 1: Mở System Preferences, click vào Dock.
Bước 2: Bỏ tick các phần tùy chọn sau trong thiết lập Dock.
- Magnification.
- Animate opening Application.
- Automatically hide and show the dock.
Click vào menu xổ xuống bên cạnh dòng ‘Minimize windows using’ và thay đổi Genie Effect thành Scale Effect.
14. Dọn dẹp không gian màn hình chính
Mọi file lưu trữ trên hệ thống MacOS với hình ảnh thumbnail (icon, hình ảnh xem trước…) đều cần sử dụng đến bộ nhớ RAM để có thể hiển thị cho bạn những gì đang có trên màn hình chính. Chính vì vậy, khi bạn lưu trữ quá nhiều file ra ngoài màn hình chính, hệ thống sẽ cần phải sử dụng nhiều RAM hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến hiện tượng chậm đặc biệt là khi đang sử dụng những phần mềm nặng.
Để ngăn ngừa tình trạng máy Mac chậm đi qua thời gian, bạn nên tìm hiểu cách tổ chức sắp xếp các file và thư mục một cách hợp lý, tránh để quá nhiều file ra ngoài màn hình chính.
15. Khởi động lại MacOS thường xuyên
Việc shutdown hay để máy Mac ở chế độ ngủ đã và đang là chủ đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn công nghệ. Ưu thế của máy Mac đó là bạn có thể gập máy để đưa thiết bị về trạng thái sleep, và mỗi khi cần làm việc, bạn lật màn hình lên và máy khởi động vào màn hình chính cực kỳ nhanh chóng.
Xem thêm: MacOS là gì?
Hệ điều hành MacOS sử dụng một phần dung lượng ổ cứng để sử dụng cho bộ nhớ ảo. Một khi số lượng file tạm trong bộ nhớ ảo tăng lên gấp nhiều lần, máy Mac của bạn sẽ chậm đi thấy rõ. Và đây là lúc việc khởi động lại máy phát huy tác dụng, quá trình này sẽ xóa sạch các file cache của ứng dụng và của hệ điều hành, cũng như tắt hẳn ứng dụng…bạn sẽ thấy sau mỗi lần khởi động, tốc độ của thiết bị sẽ nhanh hơn đáng kể.
16. Quản lý Spotlight
Spotlight là công cụ tìm kiếm cực kỳ hữu dụng trên Mac. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nhiều ổ đĩa, quá trình lập chỉ mục của tính năng này sẽ khiến máy Mac chậm đi trông thấy, đặc biệt là các dòng máy cũ.
Câu trả lời cho cách làm máy Mac chạy nhanh hơn đó là giới hạn lại chủ đề lập chỉ mục cho Spotlight trong System Preferences. Hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở System Preferences. Click vào Spotlight.
Bước 2: Click vào tab Privacy trong cửa sổ thiết lập của Spotlight. Sau đó kéo thả file hoặc thư mục muốn loại trừ lập chỉ mục.
Việc loại trừ lập chỉ mục sẽ giúp cải thiện phần nào hiệu suất hoạt động của máy Mac bởi hệ thống không còn phải gồng gánh cho quá trình đánh dấu chỉ mục các file và thư mục không cần thiết.
Tính năng Filevault cho phép bạn mã hóa mọi file lưu trữ trên Mac, giúp ngăn ngừa những kẻ tò mò về dữ liệu riêng tư của bạn. Tuy nhiên tính năng này hao tốn khá nhiều tài nguyên máy cho việc mã hóa, giải mã các file trên.Hãy cân nhắc tắt tính năng Filevault để cải thiện hiệu năng máy Mac. Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Mở System Preferences. Click vào Security & Privacy.
Bước 2: Click vào tab FileVault, click vào biểu tượng khóa, nhập mật khẩu hệ thống, sau đó click vào nút Turn Off FileVault.
18. Cài đặt lại hệ điều hành
- Mac chạy chậm? Có ngay 12 cách tăng tốc MacBook Pro
- Tất tần tật 10 cách khắc phục tình trạng Macbook bị nóng
- Xử lý macOS cannot verify that this app is free from malware
Tham khảo Macworld.