Table of Contents
Window 10 là một hệ điều hành mới nhất hiện nay việc cài đặt Win 10 trở nên đơn giản hơn nhờ các thiết bị như USB, Ổ cứng… Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu chi tiết cách cài Win 10 bằng USB xem nó có khó không? Và sau khi cài xong cần thiết lập cấu hinh Win như thế nào?
Tạo USB cài Windows 10
Có rất nhiều cách để cài Win 10 bằng USB tại nhà, tuy nhiên để tạo USB cài Win 10 thì chủ yếu được thực hiện bởi hai phần mềm sau.
Tạo USB Boot Win 10 bằng Media Creation tool
Nói một cách dễ hiểu thì, khi tạo USB Boot Win 10 bằng Media Creation Tool. Đồng nghĩa với việc bạn tự tạo ra một USb dùng để khởi động trên thiết bị sử dụng UEFI. Các bước tạo lập như sau:
Bước 1: Tải phần mềm Media Creation Tool từ Microsoft về máy.
Bước 2: Sau khi tải về thành công, bạn hãy click đúp chuột trái vào file MediaCreationTool.exe để bắt đầu khởi động công cụ này.
Bước 3: Tiếp đó, Click vào Accept.
Bước 4: Sau đó, tìm và chọn mục Create installation media (USB flash drive, DVD, or ISO file) for another PC.
Bước 5: Sau khi nhấp chuột vào Create installation media (USB flash drive, DVD, or ISO file) for another PC. Trên màn hình sẽ hiển thị cho bạn một số lựa chọn như:
- Language (Ngôn ngữ).
- Architecture (Kiến trúc).
Và phiên bản Windows (Edition)… sẽ được chọn tự động dựa trên cấu hình máy tính của bạn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể bỏ chọn Use the recommended options for this PC thay vào đó là những cài đặt khác mà mình muốn.=> Chọn Next.
Bước 6: Tiếp đó, chọn tiếp vào mục USB flash drive => Next.
Bước 7: Việc bạn cần làm ở bước này chính là chọn ổ đĩa thích hợp có trong danh sách xuất hiện. Sau đó click vào Next.
Sau khi thực hiện xong các bước trên, Media Creation Tool sẽ tự động tải các tệp tin này lên. Nhằm thực hiện cài đặt Windows 10, đồng thời tiến hành tạo USB có khả năng Boot được trên các máy tính dùng chuẩn Legacy hay UEFI.
Tạo USB Boot Win 10 bằng Rufus
Để tạo USB Boot cài Win bằng Rufus bạn cần chuẩn bị một số thiết bị như sau:
- File ISO bộ cài đặt Windows mà bạn muốn Boot.
- USB trống với dụng lượng >4GB.
- Tiện ích Rufus.
Các bước tạo USB Boot Win 10 bằng Rufus thực hiện như sau:
Bước 1: Cũng giống như Media Creation Tool, trước tiên bạn cần tải Rufus về máy tính Tại đây.
Bước 2: Sau đó, click đúp chuột vào file Rufus-x.xx.exe để khởi động công cụ này.
Bước 3: Ở dưới mục Device, hãy tìm và chọn ổ USB phù hợp. Tuy nhiên, ổ USB này cần đảm bảo còn trống ít nhất 4GB dung lượng.
Bước 4: Trong mục Partition scheme and target system type => Chọn GPT partition scheme for UEFI.
Bước 5: Ở mục File system và Cluster size, để ở chế độ mặc định (Default).
Bước 6: Tại ô New volume label bạn có thể điền tên tùy thích.
Bước 7: Ở bước này, bạn cần tìm mục Format Options, sau đó chọn tìm và click vào Create a Bootable disk using “ISO image”.
Bước 8: Ở bước này, bạn chỉ cần nhấp chuột vào nút có hình ổ đĩa.
Bước 9: Chọn Windows 10=> Chọn Open.
Bước 10: Nhấp chuột vào nút Start => Click tiếp vào OK.
Sau khi bạn thực hiện thành công các bước trên, Rufus sẽ tự động tạo một USB, có khả năng Boot với sự hỗ trợ đắc lực từ các hệ thống dùng chuẩn UEFI.
Những lưu ý trước khi cài Win 10 tại nhà
Trước khi tiến hành cài Win 10 bằng USB bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Vấn đề dữ liệu trên ổ cứng
Để đảm bảo quá trình cài Win 10 bằng USB được diễn ra suôn sẻ, bạn cần có một USB có dung lượng từ 8GB trở lên. Bởi nếu ổ USB có dung lượng thấp sẽ không thể chứa đủ các file để cài đặt Win 10.
Yêu cầu cấu hình tối thiểu để cài Win 10
- Bộ vi xử lý: Tốc độ tối thiểu là 1 GHz, hỗ trợ PAE, NX và SSE2.
- Dung lượng RAM: Tối thiểu là 1GB (đối với phiên bản 32 bit) và 2 GB (đối với phiên bản 64 bit).
- Bộ nhớ tối thiểu: 16 GB (với bản 32 bit) và 20 GB (với bản 64 bit).
- Card đồ họa: Microsoft DirectX 9 + trình điều khiển WDDM.
Sao lưu dữ liệu cần thiết
Về vấn đề này, bạn cần đảm bảo các file quan trọng của mình trong ổ đĩa C, đã được copy sang một ổ khác nhằm tránh mất dữ liệu trong ổ C khi tiến hành cài Win tại nhà.
Hướng dẫn cài Win 10 từ A đến Z
Cách vào chế độ Boot USB cài Win 10 trên các mẫu máy tính
Đây là một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong việc cài Win 10 bằng USB. Bởi bạn cần nắm bắt được các Boot Options hoặc Boot menu máy tính của mình, để từ đó chọn Boot bằng USB chính xác.
Nếu bạn chưa biết phím tắt để vào Boot Options trên máy tính của mình, có thể tham khảo ngày dưới đây.
- Giả sử bạn muốn cài lại Win 10 bằng USB cho máy ASUS, thì trước tiên bạn cần nhấn ESC hoặc phím 8 để vào chế độ Boot.
- Với máy tính HP là ESC hoặc nhấn phím 9.
- Laptop Acer thì có phần đa dạng hơn là ESC, F12 hoặc F9.
- Máy tính Gigabyte : Vào chế độ Boot F12.
- Máy tính MSI: Chế độ Boot F11.
- Laptop Lenovo: Để vào chế độ Boot bạn chỉ cần nhấn phím 8 hoặc ESC.
- Laptop Samsung: Nhấn phím F2 hoặc ESC.
Sau khi xác định được các phím tắt vào chế độ Boot của máy tính. Sau khi thực hiện khởi động lại máy tính, hãy bấm liên tục vào phím tắt đó để vào giao diện Boot Options.
Khi thấy giao diện của Boot Options, dùng phím mũi tên lên, xuống, và phím enter để chọn USB. Thông thường, những dòng máy Boot chuẩn Legacy – MBR, thì dòng trên USB hoặc dòng có chữ USB đầu. Còn đối với máy tính Boot theo tiêu chuẩn UEFI – GPT thì sẽ có dòng chữ UEFI – trên USB.
Trong trường hợp, Boot vào USB không có dòng chữ Press any key to Boot from CD or USB. Thì bạn cần nhanh tấy ấn bất kỳ một phím nào đó để đồng ý.
Cách cài Win 10 bằng USB khi vào chế độ Boot
Để cài Win 10 bằng USB bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi khởi động USB Boot Windows 10 thành công, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện giao diện cài đặt Windows . Tại dòng Time and currency format =>Nhấp chuột vào Vietnamese, ở dòng Keyboard or input method => Chọn US => Nhấp chuột vào Next.
Bước 2: Sau đó, click vào Install Now
Bước 3: Ở bước này, bạn chỉ cần nhập key đã bạn chọn vào dòng I don’t have a product key.
Bước 4: Lúc này bạn chỉ cần chọn phiên bản Windows muốn cài. Thường thì sẽ là bản Windows 10 Pro => Nhấn Next.
Bước 5: Sau đó, tích chọn I accept the license terms => Chọn Next.
Bước 6: Tiếp theo, bạn chỉ cần tìm và chọn Custom: Install Windows only (advanced).
Bước 7: Đây là bước cực kỳ quan trọng, chọn phân vùng để cài Win. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ được dung lượng ổ C trên máy tính của mình. Sau khi xác định được ổ C chọn tiếp Fomat => Nhấp vào Next.
Bước 8: Lúc này, trên màn hình sẽ diễn ra quá trình cài Win, nên bạn cần chờ trong giây lát nhé.
Bước 9: Sau khi cài đặt xong sẽ xuất hiện 1 thông báo restart sau 10 giây. Lúc này bạn hãy rút USB ra (nếu không rút thì có thể máy restart lại và lại Boot vào USB Boot, lặp lại quá trình từ bước 1. Lỡ như bạn có gặp trường hợp này cũng đừng lo, cứ rút USB ra và restart máy lại bình thường vì Win lúc này đã được lưu trong ổ cứng máy rồi)
Bước 10: Máy tính sẽ tự cài đặt và khởi động lại 2 lần, quá trình này mất tầm từ 5-10′. Sau khi xong sẽ xuất hiện giao diện cài Windows 10 => Chọn Vietnam => Chọn tiếp Yes.
Bước 11: Chọn kiểu bàn phím sử dụng, ta giữ nguyên mặc định là US và nhấn Next.
Bước 12: Chọn bàn phím thứ 2, không cần thiết ta bấm Skip để bỏ qua.
Bước 13: Ở bước này, nếu máy tính của bạn kết nối Internet thì nó sẽ hỏi bạn có muốn tải về bản cập nhật Windows mới hay không? Bạn chỉ cần nhấp chuột vào Skip for now để bỏ qua. Còn nếu máy bạn không có mạng Internet thì sẽ không có bước này.
Bước 14: Tìm và chọn Set up for personal use => Sau đó, click vào Next.
Bước 15: Đến đây nếu máy bạn có Internet nó sẽ tiếp tục hỏi có muốn kết nối account Microsoft hay không? hãy click vào Offline account = > Chọn tiếp Limited experience. (Nếu máy tính của bạn không có internet thì bỏ qua bước này nhé).
Bước 16: Lúc này, hãy điền tên User (viết liền không dấu). Sau đó click vào Next.
Bước 17: Đặt mật khẩu cho User, nếu bạn không cần đặt thì có thể bỏ trống và nhấn Next.
Bước 18: Tiếp đó, click vào Accept.
Bước 19: Ở bước này, bạn cần chờ trong giây lát để Windows tự cài đặt những bước cuối cùng.
Và sau đây là kết quả, ta được một bản Win 10 hoàn toàn mới.
Hướng dẫn thiết lập cấu hình Windows 10 sau khi cài xong
Sau khi cài xong Win 10, bạn cần chú ý tới một số vấn đề. Dưới đây là những điều cần làm sau khi cài Win 10.
Kích hoạt Windows
Tùy vào cách bạn chọn để cài Win 10 bằng USB, thường sẽ có hai phương pháp để kích hoạt nó. Một là nhập mã sản phẩm, hai là cung cấp giấy phép điện tử. Cả hai cách đều yêu cầu bạn tới Settings và click vào nút Activation ở bên trái màn hình. Cụ thể:
- Để kích hoạt máy tính bằng license kỹ thuật số, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Microsoft của mình và hệ điều hành sẽ được kích hoạt tự động.
- Kích hoạt PC bằng mã sản phẩm rất đơn giản. Bạn chỉ cần click nút Change product key, nhập code 25 ký tự bạn nhận được khi mua Windows 10.
Cài đặt cập nhật
Để PC hoạt động ổn định thì sau khi cài đặt Win 10, bạn cần liên tục cập nhật hệ điều hành đang chạy.Cách thực hiện như sau:
Bạn vào Settings => Windows Updates => click nút Check for updates. Khi hoàn tất việc kiểm tra, nó sẽ cung cấp cho bạn bản cập nhật có sẵn mới nhất.
Đây cũng là nơi tốt để bắt đầu sắp xếp theo thời gian, cách thức và chọn bản update muốn hệ thống cài tự động hoặc theo cách thủ công.
Kiểm tra phần cứng
Khi cài Win 10 xong người dùng cũng cần kiểm tra lại phần cứng. Vì hệ điều hành này luôn cho phép người dùng kiểm tra lại chức năng của phần cứng trong hệ điều hành để kịp thời phát hiện và xử lý.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào mục Settings => Sau đó click vào Systems kiểm tra âm thanh, đồ họa và bộ nhớ.
Tuy nhiên, trong quá trình cài đặt bạn cần đảm bảo mạng và Internet cần ổn định. Để cập nhật và kích hoạt Windows một cách tốt nhất. Trong trường hợp, xảy ra sự cố trong quá trình cài đặt bạn có thể quay lại phần System và tới cài đặt Network để kiểm tra sự cố nếu có.
Khởi động System Restore
Mặc định tính năng này sẽ bị tắt đi sau khi bạn hoàn thành việc cài đặt Win 10. Vì thế, nếu không may xảy ra lỗi bạn không thể khôi phục lại máy tính về trạng thái như trước. Do đó, bạn cần kích hoạt trở lại System Restore bằng cách vào System Properties => chọn thẻ System Protection. Trong mục Protection Settings => Chọn ổ đang cài đặt hệ điều hành => Sau đó Apply.
Giao diện System Protection for Local (C:) xuất hiện, tick vào ô Turn on system protection để khởi động lại System Restore => Sau đó OK để hoàn tất.
Tùy chọn đồng bộ hóa
Sau khi cài đặt xong Win 10 hệ thống sẽ tự đồng bộ tất cả các cài đặt cũ. Từ mật khẩu, tên tài khoản đến các tùy chọn khác mà bạn đã thực hiện. Mục đích của việc đồng bộ này giúp người dùng thấy thuận tiện hơn khi chỉ dùng một tài khoản mà đăng nhập và sử dụng trên nhiều máy tính khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy như thế là không cần thiết thì bạn hoàn toàn có thể tùy chọn bất kỳ thứ gì mà bạn muốn hoặc không muốn đồng bộ, bằng cách truy cập vào Settings => Accounts => Sync.
Thiết lập lại thông báo
Trong quá trình sử dụng Win 10 sẽ thông báo cho bạn bất kỳ khi nào có thông tin mới về các bản cập nhật, các tiện ích… Nếu như bạn không cần hoặc thấy bị làm phiền vì những thông báo đấy thì hãy tắt chúng theo cách dưới đây:
Cách thực hiện: Settings => System => Notification & Actions. Sau đó chuyển các thông báo từ ON sang OFF.
Chỉnh tùy chọn đăng nhập
Dùng Win 10 bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn bởi hệ điều hành này cung cấp các tùy chọn đăng nhập nhiều hơn so với các phiên bản Windows trước đó. Bạn có thể chọn đăng nhập bằng cách sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và dấu vân tay mang tên Windows Hello thay vì mật khẩu đơn thuần như trước.
Cá nhân hóa trình duyệt Internet
Hầu như người dùng nào cũng biết Microsoft Edge là trình duyệt web của Win 10. Nhưng nếu bạn cảm thấy không quen, không thích hay là vì lý do nào đó mà trình duyệt này không làm bạn cảm thấy hài lòng. Thì bạn có thể hoàn toàn sử dụng các trình duyệt cũ mà bạn đang dùng trước đó như Google Chrome, Cốc Cốc hay Safari, Opera… để được thuận tiện hơn trong quá trình làm việc và sử dụng Win 10 của bạn.
Tự thiết lập các ứng dụng mặc định
Như ở bên trên đã nói nếu người dùng muốn thay đổi các thiết lập mặc định và sử dụng cài đặt ngoài. Ví dụ như Cốc Cốc làm trình duyệt mặc định, dùng Adobe làm trình đọc PDF cố định thì cần phải thiết lập chúng như những ứng dụng được mặc định của Windows.
Cách làm như sau: Truy cập vào Settings => System => Default. Sau đó chọn theo ý muốn.
Thu gọn Search trên Taskbar
Để người dùng thấy thuận tiện, thao tác nhanh và đơn giản hơn trong quá trình làm việc và sử dụng thì bạn chỉ cần đưa mọi thứ ra Taskbar. Tuy nhiên, vấn đề với Win 10 ở đây lúc này là diện tích của hộp thoại tìm kiếm Search khá lớn. Nó chiếm một khoảng không nhỏ màn hình và cả thanh Taskbar. Vì thế, hãy thu nhỏ nó lại bằng cách: Click chuột phải vào Taskbar => Chọn Search / Show search icon hoặc ẩn nó đi bằng tùy chọn Hidden.
Kiểm tra Windows Defender
Cũng giống như Windows 8.1, Windows 10 được trang bị sẵn tính năng bảo vệ Windows Defender. Đây là một hệ thống được xây dựng và tích hợp vào hệ thống Windows 10 để người dùng có thể tiết kiệm tiền và được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm virus một cách cơ bản nhất.
Để kiểm tra Windows Defender bạn chỉ cần vào Settings / Update & Security / Windows Defender. Để xem nó có đang ở trạng thái bật (ON) hay không. Nếu có, nghĩa là bạn đang không được bảo vệ.
Thiết lập OneDrive
Có một điểm khác biệt với Win 8.1 đó là Win 10 sẽ thực hiện việc đồng bộ và tải tất cả các dữ liệu trên tài khoản OneDrive về máy tính. Tuy nhiên, để tránh tải và đồng bộ các dữ liệu không cần thiết thì bạn nên lọc ra và tự mình lựa chọn những thứ cần đồng bộ.
Cách thực hiện như sau: Nhấn vào biểu tượng OneDrive ở trên thanh Taskbar và làm theo các bước hướng dẫn khá đơn giản bên trong đó.
Tắt chức năng chia sẻ Wi-Fi
Hệ điều hành Windows 10 có một hệ thống thiết lập khá tiện ích và thú vị đó là việc chia sẻ kết nối internet của người dùng qua Wifi. Đây là một tính năng hay nhưng đồng thời cũng là một tính năng nguy hiểm nếu bạn không cần dùng tới. Nếu bạn muốn an toàn hãy tắt chức năng này ngay từ đầu nhé.
Cách thiện: Đầu tiên bạn cần truy cập vào mục Settings => Change Wifi settings => Click vào Manage Wifi settings. Bỏ dấu tích ở tất cả các ô vuông dưới dòng chữ For network I select, share them with.
Xem thêm:
- Cách Cài Mật Khẩu Máy Tính Win 10 Chỉ Với Vài Cú Click Chuột
- Cách Chia ổ Cứng Win 10 Cực Dễ Tại Nhà Cho Bất Kỳ Ai, Không Lo Mất Các Dữ Liệu Quan Trọng
- Microsoft Visual C++ Là Gì? Tại Sao Lại Có Nhiều Bản Microsoft Visual C++ Trong Máy Tính?
Trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về cách cài Win 10 bằng USB đơn giản và chi tiết nhất dành cho cả những bạn mù công nghệ cũng có thể làm theo.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích với bạn, hãy Like và Share để ủng hộ GhienCongNghe trong thời gian tới và tạo động lực cho chúng tôi phát triển và đưa ra thêm nhiều tips và thủ thuật công nghệ khác nhé.