Table of Contents
Việc chia ổ cứng (hay còn gọi là phân vùng) sẽ giúp người dùng tạo một tệp mới với không gian ổ đĩa mới. Thông thường, người dùng Win 10 chia tách hai phân vùng trên cùng một ổ đĩa, với một phân vùng dành cho hệ điều hành và phân vùng còn lại dành cho dữ liệu cá nhân. Nhưng có lẽ việc phân vùng như thế không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu của họ. Vậy làm sao để chia ổ cứng Win 10? Tham khảo ngay 7 bước cực dễ cùng từ GhienCongNghe với bài viết dưới đây.
Cách chia ổ cứng Win 10
Trước khi phân vùng ổ cứng Win 10, hãy đảm bảo rằng bạn đã sao lưu dữ liệu của ổ cứng chuẩn bị phân vùng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu trong quá trình phân tách. Chia ổ cứng Win 10 gồm 6 bước:
1. Nhấn tổ hợp Windows+R trên bàn phím để mở tính năng Run hoặc tìm kiếm nó trong Menu Start.
2. Nhập “diskmgmt.msc” và nhấn OK. Bạn cũng có thể sao chép và dán nội dung đó từ bài viết này để thuận tiện hơn.
3. Một menu sẽ xuất hiện với danh sách tất cả các ổ cứng của bạn. Nhấp chuột phải vào ổ cứng bạn muốn phân vùng và chọn Shrink Volume.
4. Bạn sẽ được hỏi bạn muốn ổ đĩa thu nhỏ bao nhiêu. Chọn mức dung lượng bạn mong muốn tại ô “Enter the amount of space to shrink”. Dòng “Total size after shrink” sẽ là không gian còn lại trong phân vùng ban đầu của ổ cứng bạn chọn.
5. Vẫn ở hộp thoại Disk Management, hãy nhấp chuột phải vào hộp thoại ở cuối cửa sổ Unallocated, hộp thoại cho bạn biết không gian còn lại của ổ cứng, chọn New Simple Volume.
6. Làm theo hướng dẫn trong “New Simple Volume Wizard” để thiết lập kích thước của phân vùng và ký tự mà nó sẽ được gán.
Cuối cùng, bạn có thể được hỏi bạn muốn phân vùng ở định dạng nào. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên chọn NTFS. Trong một số trường hợp khác, chẳng hạn như nếu bạn đang phân vùng ổ cứng flash USB, bạn hãy chọn FAT32.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong 6 bước để chia ổ cứng Win 10! Tuy nhiên, bạn có thể phân vùng dữ liệu chỉ với 3 bước bằng cách sử dụng Partition Wizard.
Chia ổ cứng bằng Partition Wizard
Đối với người dùng Windows 10, bạn có thể sử dụng trình quản lý phân vùng miễn phí – MiniTool Partition Wizard để tạo phân vùng dễ dàng chỉ trong 3 bước.
- Bạn có thể tải về phần mềm phân vùng ổ cứng Partition Wizard tại đây
1. Chọn một trong hai cách dưới đây để kích hoạt Create Partition.
- Nhấp vào Create Partition từ menu bên trái sau khi chọn không gian chưa được phân bổ.
- Nhấp chuột phải vào không gian chưa được phân bổ và chọn tùy chọn Create từ trình đơn thả xuống.
2. Trong giao diện này, bạn sẽ xác nhận các thông số bao gồm Partition Label, Partition Type, Drive Letter, File System, Cluster Size, Partition Volume, Partition Location và Partition Alignment Method.
3. Nếu bạn không có thay đổi nào ở đây, tất cả các thông số này được giữ theo mặc định. Sau đó, nhấn nút OK để quay lại giao diện chính của phần mềm.
4. Người dùng có thể xem trước một phân vùng mới sẽ được tạo. Nhấp vào nút Apply để xác nhận việc tạo.
Vậy là bạn đã có thể chia ổ cứng Win 10 một cách dễ dàng rồi đó. Vậy làm thế nào khi muốn gộp dữ liệu ổ cứng Win 10? Cùng tìm hiểu tiếp phần nội dung sau đây.
Cách gộp ổ cứng Win 10
Tương tự như chia ổ cứng Win 10, để gộp ổ cứng Win 10, chúng ta chỉ cần sử dụng công cụ Disk Management có sẵn trên máy tính.
1. Nhấn tổ hợp Windows+R trên bàn phím để mở tính năng Run hoặc tìm kiếm nó trong Menu Start.
2. Nhập “diskmgmt.msc” và nhấn OK. Bạn cũng có thể sao chép và dán nội dung đó từ bài viết này để thuận tiện hơn.
3. Một menu sẽ xuất hiện với danh sách tất cả các ổ cứng của bạn.
- Hộp thoại sẽ xuất hiện cho thấy chúng ta có tổng cộng volume C / D / E. Bạn chỉ có thể gộp các ổ đĩa liền kề. Ví dụ từ ổ đĩa E vào ổ đĩa C, từ ổ đĩa D vào ổ đĩa E. Chẳng hạn ở đây bạn gộp ổ đĩa D vào ổ đĩa E.
- Lưu ý: Bạn cần sao lưu dữ liệu từ ổ đĩa bạn muốn gộp trước khi bước sang bước 4 để đảm bảo không bị mất dữ liệu trong quá trình gộp ổ cứng Win 10.
4. Nhấp vào ổ cứng bạn muốn gộp vào. Bạn nhấp vào ổ đĩa D, chọn Delete, hộp thoại chuyển sang màu đen “Unallocated” như hình.
5. Nhấp chuột phải vào ổ đĩa E, chọn Extend Volume.
6. Khi đó, hộp thoại Extend Volume Wizard xuất hiện, bạn chỉ cần tiếp tục làm theo hướng dẫn cho đến bước “Finish”.
Tuy nhiên, trước khi gộp hoặc chia ổ cứng Win 10, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi dưới đây để lưu ý tránh mất những dữ liệu quan trọng.
Những câu hỏi liên quan đến chia ổ cứng Win 10
Chia thêm dung lượng cho ổ C Win 10 được không?
Bạn hoàn toàn có thể chia thêm dung lượng cho ổ C Win 10 bằng cách sử dụng Disk Management. Tuy nhiên, hãy đảm bảo gần không gian ổ cứng chưa được cấp phát nằm liền kề bên phải ổ cứng C mà bạn muốn mở rộng cũng như tùy chọn “Extend Volume” chỉ hỗ trợ cho phân vùng NTFS và phân vùng FAT32, phân vùng exFAT không được hỗ trợ.
Chia ổ cứng Win 10 không mất dữ liệu có được không?
Khi tiến hành chia ổ cứng Win 10 sẽ không lo mất dữ liệu với 3 bước đơn giản bằng Partition Wizard mà GhienCongNghe đã chia sẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn có thể sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành các bước chia ổ cứng Win 10.
Chia ổ cứng SSD trong Win 10 có gây hỏng không?
Nếu ổ cứng HDD sử dụng đĩa từ làm bộ lưu trữ thì SSD sử dụng bộ nhớ để lưu trữ. Vì vậy, để dễ dàng khi sử dụng, bạn hoàn toàn có thể chia ổ cứng SSD trong Win 10 mà không lo hư hỏng. Tuy nhiên, do dung lượng của SSD thường thấp hơn HDD, bạn nên xem xét nếu dung lượng SSD của máy dưới 128 GB!
Có thể xóa và gộp dung lượng ổ Recovery được không?
Ổ đĩa Recovery là một phân vùng riêng trên ổ cứng máy tính của bạn hoặc ổ SSD dùng để khôi phục lại hoặc cài đặt lại hệ điều hành trong trường hợp hệ thống bị lỗi. Vì vậy, không thể xóa và gộp dung lượng ổ Recovery.
Các ổ cứng Win 10 không những là nơi lưu trữ dữ liệu mà còn giúp bạn sắp xếp công việc. Vì vậy, những cách chia ổ cứng Win 10 trên đây của GhienCongNghe sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiếc máy tính của mình mà không lo mất dữ liệu.
Xem thêm:
- Tất Tần Tật 20 Phương Pháp Tối ưu Win 10 Không Phải Ai Cũng Biết
- Top 5 Phần Mềm Tăng Tốc Máy Tính Tốt Nhất Năm 2021
- Nguyên Nhân Gây Ra Lỗi Màn Hình Xanh đáng Sợ Trên Windows Và Cách Khắc Phục
Nếu thấy bài viết hướng dẫn chia ổ cứng Win 10 này hữu ích, hãy để lại Like & Share cũng như bình luận nếu có bất kì thắc mắc hay góp ý nào thêm cho bài viết.
Tham khảo Businessider