Table of Contents

DDOS là gì? Tìm hiểu ngay 7 điều cần biết xoanh quanh DDOS
Khám phá

DDOS là gì? Tìm hiểu ngay 7 điều cần biết xoanh quanh DDOS

Cùng khám phá xem DDOS là gì ngay trong bài đăng dưới đây của GhienCongNghe để có thể “bỏ túi” thêm cho mình kiến thức về định nghĩa này bạn nhé!

Câu hỏi DDoS là gì có thể sẽ là câu hỏi mà bấy lâu nay bạn vẫn thắc mắc mà chưa thể tìm được lời giải đáp. Vậy còn chần chừ gì mà chưa đọc ngay bài viết này của GhienCongNghe? Bạn không những sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về loại tấn công này mà còn biết được cách để ngăn chặn nó!

DDoS là gì?

DDoS là cụm từ viết tắt của Distributed Denial of Service, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Khi thực hiện tấn công DDoS, có nghĩa là hacker đang nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó với traffic từ nhiều nguồn.

DDOS là gì

Khi thực hiện DDoS, kẻ tấn công có thể sử dụng máy tính của bạn để tấn công vào các máy tính khác. Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng về bảo mật cũng như sự không hiểu biết, kẻ này có thể giành quyền điều khiển máy tính của bạn.

Sau đó chúng sử dụng máy tính của bạn để gửi số lượng lớn dữ liệu đến một website hoặc gửi thư rác đến địa chỉ email nào đó.

So sánh DoS và DDoS

Để biết được sự khác biệt giữa DoS và DDoS là gì, bạn cần nắm được khái niệm của DoS. DoS là cụm từ viết tắt của Denial of Service, dịch ra tiếng Việt là từ chối dịch vụ. Tấn công từ chối dịch vụ DoS là cuộc tấn công nhằm làm sập một máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ/mạng đó.

DDOS là gì
Nạn nhân của tấn công DoS thường là máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, công ty truyền thông, các trang báo, mạng xã hội…
Tóm lại, tấn công DoS nghĩa là một máy tính gửi một lượng lớn lưu lượng truy cập đến máy tính của nạn nhân và đánh “sập” nó. Tấn công DoS là một cuộc tấn công trực tuyến được sử dụng để làm cho trang web không khả dụng với người dùng, khi được thực hiện trên một trang web.

Còn trong cuộc tấn công DDoS, các cuộc tấn công được thực hiện từ nhiều địa điểm khác nhau bằng cách sử dụng nhiều hệ thống.

Tấn công DDoS hoạt động như thế nào?

Một cuộc tấn công DDoS đòi hỏi kẻ tấn công có khả năng kiểm soát được mạng của các thiết bị online để thực hiện một cuộc tấn công. Các máy tính và các thiết bị máy móc khác các con bot và sau đó kẻ tấn công sẽ kiểm soát từ xa một nhóm các con bot này, hay còn gọi là kiểm soát botnet.

DDOS là gì

Một khi kết nối từ xa tới botnet đã được thiết lập, kẻ tấn công có khả năng điều khiển trực tiếp các con bot này bằng cách gửi các dòng lệnh tới mỗi con bot thông qua cơ chế kiểm soát.

Khi địa chỉ IP của nạn nhân trở thành mục tiêu, có khả năng khiến cho server hay network bị tấn công bị tràn lưu lượng, dẫn đến việc bị từ chối dịch vụ cho các lưu lượng truy cập bình thường.

Cách xác định một cuộc tấn công DDoS

Để xác định được một cuộc tấn công DDoS là gì, bạn có thể tham khảo 4 “triệu chứng” dưới đây. Mặc dù trên lý thuyết thì những điều này cũng có thể xảy ra do lỗi của máy chủ, hoặc do đường truyền mạng,… nhưng nhìn chung, đây cũng chính là những điều phổ biến nhất xảy ra khi có tấn công DDoS:

  • Thực thi mạng chậm một cách không bình thường (mở file hay truy cập website).
  • Không vào được website bạn vẫn thường xem.
  • Không thể truy cập đến bất kỳ một website nào.
  • Số lượng thư rác tăng một cách đột biến trong tài khoản email của bạn.

Các hình thức tấn công DDoS

Trong một cuộc tấn công DDoS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác (server ảo). Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, hacker có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn.

Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gửi các dữ liệu hay các yêu cầu với số lượng lớn vào một trang web hoặc gửi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể.

DDOS là gì

Đây cũng chính là lý do mà tên gọi của hình thức tấn công này là “tấn công phân tán”, vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.

Lý do của cuộc tấn công DDoS là gì?

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc tấn công DDoS không đem lại lợi ích gì cho hacker, nhưng bạn đã nhầm! Việc tấn công DDoS đem lại nhiều hơn những gì bạn nghĩ cho chính những kẻ tấn công. Vậy những “lợi ích” từ cuộc tấn công DDoS là gì?

  • Về tài chính: Tấn công DDoS thường được kết hợp với tấn công Ransomware. Những kẻ tấn công thường là một phần của một nhóm tội phạm có tổ chức. Thậm chí, các doanh nghiệp đối thủ cũng có thể thực hiện tấn công DDoS để có được lợi thế cạnh tranh.
  • Về bất đồng về ý thức hệ: Các cuộc tấn công thường nhắm vào các cơ quan quản lý hay các nhóm biểu tình áp bực trong chính trị. Những cuộc tấn công này thường được tiến hành để hỗ trợ một hệ thống chính trị hay tôn giáo cụ thể.
  • Về chiến thuật: Trong trường hợp này, tấn công DDoS thường chỉ là một phần trong các chiến dịch lớn. Đôi khi, các chiến dịch còn kết hợp với tấn công vật lý hay tấn công phần mềm.
  • Về thương mại: Tấn công DDoS có thể thu thập được những thông tin hoặc gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp cụ thể. Lấy ví dụ, các cuộc tấn công vào Sony, British Airways…khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào cả ngành công nghiệp ấy.
  • Về mục đích tống tiền: Các cuộc tấn công có thể được sử dụng cho các lợi ích cá nhân, hoặc thậm chí tống tiền.
  • Về việc tấn công do nhà nước: Một số cuộc tấn công DDoS được tiến hành nhằm gây rối loạn trong quân sự cũng như người dân.

Cách ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS

Hiện nay, chưa có bất kỳ một biện pháp cụ thể hoặc tối ưu nào để có thể ngăn chặn hoàn toàn được các cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để giảm thiểu được tối đa những tổn thất do cuộc tấn công này đem lại. Vậy những cách để ngăn chặn cuộc tấn công DDoS là gì?

  • Cài đặt và duy trì phần mềm chống virus.
  • Cài đặt tường lửa (Microsoft Defender Firewall) và cấu hình nó để giới hạn lưu lượng đến và đi từ máy tính của bạn.
  • Làm theo các hướng dẫn thực hành an toàn về phân phối địa chỉ email của bạn.
  • Dùng các bộ lọc email để giúp bạn quản lý lưu lượng không mong muốn.

Xem thêm:

Với những thông tin trên của GhienCongNghe xoay quanh vấn đề DDoS là gì, chắc chắn bạn đã phần nào hiểu được những lý do của cuộc tấn công này cũng như cách ngăn chặn nó. Hãy thực hiện những biện pháp được gợi ý bên trên để luôn được an toàn bạn nhé.