Table of Contents

Vừa trơn vừa dễ vỡ và đâu là lý do đằng sau thiết kế kính lưng của iPhone?
iOS

Vừa trơn vừa dễ vỡ và đâu là lý do đằng sau thiết kế kính lưng của iPhone?

Ngay cả với tín đồ trung thành nhất với Apple cũng phải đồng ý kính lưng của iPhone khá bất tiện vì trơn trượt và dễ vỡ. Nhưng đây mới là lý do mà Apple vẫn trung thành với thiết kế kính cho lưng sau của iPhone. cùng GhienCongNghe tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Kính lưng của iPhone rất nặng, mỏng manh và làm giảm tông màu sắc. Vậy tại sao Apple tiếp tục sản xuất chúng? GhienCongNghe chia sẻ ngay sự thật thú vị cho thiết kế này. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì nguyên nhân đằng sau đó.

Vừa trơn vừa dễ vỡ và đâu là lý do đằng sau thiết kế kính lưng của iPhone?
Với những phiên bản đầu tiên, mặt sau của iPhone được thiết kế bằng nhôm và nhựa. Từ iPhone 4, thiết kế được thay đổi với viền thép và mặt sau bằng kính, dẫn lối cho phong cách thiết kế có phần nặng nề và dễ vỡ. Có vẻ Apple đã nhận định lại và hợp lý hóa thiết kế cho iPhone 5,6 và 7 bằng nhôm nhẹ, mỏng nhưng chắc chắn. Nhưng từ iPhone 8 trở đi, chúng ta lại quay trở lại với nghịch lý mặt lưng bằng kính.

Thủy tinh thì có gì sai?

Vấn đề lớn nhất ở đây là thủy tinh thì dễ vỡ. Nếu màn hình iPhone của bạn bị nứt, bạn chỉ cần chạm là có thể cảm nhận được vết nứt. Nếu là mặt sau thì bạn chỉ khó có thể cảm nhận, nên bạn có thể lựa chọn là bỏ qua hoặc bọc bằng ốp lưng là xong rồi phải không? Nhưng tốt hơn hết thì đừng có cái gì đổ vỡ.

Thay kính lưng cũng rất phức tạp. Tùy vào dòng mày mà bạn có thể phải tháo rời hoàn toàn để có thể thay (trừ khi có can thiệp của máy móc).

Advertisements

Blog Broken Back Glass cho hay mặt kính lưng của các dòng iPhone 8, X, XR và 11 được thiết kế chắc chắn với vỏ máy và các thành phần bên trong của điện thoại. Apple sử dụng keo epoxy và các mối hàn nhỏ để gắn các mạch và linh kiện vào mặt sau. Vì vậy mà việc thay kinh lưng rất phức tạp và còn khó hơn thay màn hình.

Nhược điểm khác của kính là sức nặng. Không chỉ nặng hơn nhựa mà còn nặng hơn cả nhôm mỏng. Kết hợp với viền thép của những chiếc iPhone cao cấp kể từ Xs, thiết kế này được đánh giá là nặng và cồng kềnh.

Và cuối cùng là về yếu tố thẩm mỹ. Ví dụ như chiếc iPhone 12 màu đỏ tinh tế và rực rỡ với lớp vỏ nhôm. Nhưng với mặt sau bằng kính thì màu sắc trở nên nhạt nhòa. Mặt kính trên trông không quá tệ nhưng lớp phủ mờ của phiên bản Pro lại khá trơn trượt. Thêm lớp ốp lưng nữa thì quá là nặng nề.

Vậy lý do cho kính lưng của iPhone là gì?

Lý so duy nhất ở đây cho kính lưng của iPhone chính là tính năng sạc Qi, hay còn gọi là sạc không dây. Bộ sạc Qi sử dụng cảm ứng để truyền điện vào điện thoại. Mặt sau bằng kim loại sẽ không đáp ứng được tính năng này, mặc dù nhựa cũng có thể giải quyết được vấn đề.

Advertisements

Ngoài yêu cầu vật liệu truyền dẫn là kính, Qi có nhiều nhược điểm khác nữa. Tính năng không hiệu quả so với sạc trực tiếp và sẽ còn giảm hiệu quả nếu bạn không đặt điện thoại khớp với đế sạc. Bạn cũng không thể cầm và sử dụng điện thoại khi đang sạc. Quá là bất tiện so với sạc dây đúng không?Vừa trơn vừa dễ vỡ và đâu là lý do đằng sau thiết kế kính lưng của iPhone?

Đây là nhận định dưới góc độ chủ quan, nhưng ở mức độ vĩ mô và toàn cầu, việc này ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường. Trong khi Apple đã ngừng đặt bộ sạc USB trong hộp iPhone với lý do vì môi trường.

So sánh giữa Qi và công nghệ mới Magsafe cho iPhone 12, việc sạc pin cho iPhone 12 dường như trở nên không mấy hiệu quả. Nếu bạn là một người không mấy mặn mà với kính, hãy chuẩn bị tinh thần để sống chung với những vết nứt hoặc đơn giản là sắm một chiếc ốp lưng.

GhienCongNghe hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn cho thiết kế kính lưng của iPhone. Đừng quên để lại bình luận để cùng chia sẻ ý kiến với GhienCongNghe bên dưới mục comment nhé.

Advertisements

Tham khảo Lifewire