Table of Contents
Rất khó để một người lần đầu tiên nghe về nghề phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Với định nghĩa phần mềm, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nó là một chương trình chạy trên máy tính hoặc điện thoại nhầm phục vụ cho một mục đích nào đó. Ví dụ, phần mềm Excel được phát triển ra nhằm mục đích thống kê và tính toán số liệu.
Vậy phát triển phần mềm là công việc như thế nào? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu về phát triển phần mềm là gì? Quy trình phát triển phần mềm? Hay mô hình phát triển phần mềm ra sao?… Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Phát triển phần mềm là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì chúng ta cần định nghĩa như thế nào là phát triển phần mềm đã đúng không nào?
Một định nghĩa phổ biến nhất của phát triển phần mềm chính là việc chuyển nhu cầu của khách hàng hay mục tiêu tiếp thị thành sản phẩm phần mềm. Bao gồm các quá trình của kỹ nghệ phần mềm kết hợp với nghiên cứu mục tiêu tiếp thị. Từ đó phát triển những sản phẩm phần mềm của máy tính.
Một cách diễn đạt dễ hiểu hơn thì phát triển phần mềm là quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế, hỗ trợ một phần mềm nào đó. Có 3 loại phát triển phần mềm là Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm độc hại.
Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?
Bây giờ là lúc trả lời cho câu hỏi “Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?”. Với vai trò là một nhà phát triển phần mềm (Software developer) bạn sẽ phải đảm nhận những công việc như sau:
- Xác định vấn đề: Bạn phải định rõ được vấn đề là gì trước khi có thể giải quyết nó.
- Xây dựng / thu thập yêu cầu: Khi đã rõ vấn đề rồi, hãy xác định nhu cầu của người dùng: họ muốn giải quyết vấn đề tới mức như thế nào? chi tiết ra sao? ..v.v.
- Lên kế hoạch thực hiện: Bởi có rất nhiều việc cần làm, bạn phải lên kế hoạch cẩn thận nếu như không muốn tất cả “chỉ là ý tưởng”.
- Thiết kế kiến trúc tổng quan (high-level design): Khi đã xác định vấn đề rồi, bạn cần phải chọn lựa công cụ cần thiết để thực hiện, các bước chính yếu cần xử lý, và tổng quan công việc cần phải làm.
- Thiết kế chi tiết (detailed design): Khi đã hình dung sơ bộ được bộ khung công việc, đã đến lúc xử lý chi tiết từng vấn đề một, bởi vì cùng một mong muốn, nhưng sẽ có nhiều cách khác nhau để thực hiện.
- Viết code và debug: Khi đã biết mình phải làm cụ thể những gì, bắt tay vào code thôi. Đây là phần cụ thể nhất mà ta thường làm, do đó hay bị hiểu nhầm rằng phát triển phần mềm là chỉ có … viết code.
- Kiểm thử phần mềm (Unit test, integration test – test tích hợp,…): Không có điều gì là hoàn hảo, bởi thế không có phần mềm nào mà không có lỗi. Hãy kiểm tra để phần mềm có thể hoạt động đúng yêu cầu.
- Hợp nhất hệ thống: Nếu phần mềm rất lớn và cần chia ra các modules nhỏ để làm song song bởi nhiều người, thì phải hợp nhất lại thành một thể thống nhất.
- Bảo trì hệ thống: Con người hoàn hảo cũng có lúc đau ốm bệnh tật, phần mềm cũng thế, nó cũng cần được bảo trì và chăm sóc thường xuyên.
Với thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì việc phát triển phần mềm đang là một mảnh đất màu mỡ bời tại Việt Nam không có quá nhiều người đi theo lĩnh vực này. Nếu bạn là dân IT hoặc muốn tìm hiểu về phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì hẳn đây sẽ là một lựa chọn không tồi đâu.
Quy trình phát triển phần mềm?
Bên cạnh thắc mắc về phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì quy trình phát triển phần mềm cũng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc này.
- Đặc tả phần mềm: Định nghĩa các chức năng, điều kiện hoạt động của phần mềm.
- Phát triển phần mềm: Bạn sẽ phải xây dựng các đặc tả.
- Đánh giá phần mềm: Đây giống như giai đoạn bạn kiểm tra liệu phần mềm đã đáp ứng hết các yêu cầu của đặc tả khi cho chạy phần mềm trong thực tiễn
- Tiến hóa phần mềm: Đúng như tên gọi, đây là giai đoạn cuối nên bạn cần phải chỉnh sửa nếu cần để bàn giao phần mềm cho khách hàng.
Mô hình phát triển phần mềm là gì?
Sau khi hiểu được khái quát phát triển phần mềm là công việc như thế nào? Bạn cần hiểu thêm về mô hình phát triển phần mềm xác định các giai đoạn trong xây dựng phần mềm.
Hiện nay có 6 loại mô hình phát triển phần mềm phổ biến như sau:
- Mô hình đầu tiên là mô hình Waterfall (mô hình thác nước). Mô hình này được thiết kế theo tầng với quá trình phát triển giống như dòng chảy thác nước. Áp dụng quy trình tuần tự từ phân tích, dự báo đến hiện thực, thử nghiệm, thực hiện, hỗ trợ.
Cả quá trình được thiết lập, theo dõi nghiêm ngặt. Được xác định trước với những tính năng được mong đợi. Loại mô hình phát triển phần mềm này thường thích hợp cho các dự án có thời gian ngắn vì tính kém linh hoạt của nó.
- Mô tả Mô hình V là một phần mở rộng của mô hình thác nước và được dựa trên sự kết hợp của một giai đoạn thử nghiệm cho từng giai đoạn phát triển tương ứng.
Với V model thì công việc test được tham gia ngay từ đầu, từ lúc lấy yêu cầu là có thể test bằng cách review tài liệu yêu cầu, rồi cho tới review đặc tả chi tiết, các bản thiết kế, review code rồi cuối cùng là test ở mức thấp nhất – từng module, chức năng, màn hình, đến test tích hợp rồi kiểm thử hệ thống.
Như vậy, với mô hình này, bạn sẽ bám khá sát những đặc tả phần mềm và check khả năng sử dụng của nó.
- Tiếp theo là mô hình mẫu (prototype), quy trình được bắt đầu bằng việc thu thập yêu cầu với sự có mặt của đại diện của cả phía phát triển lẫn khách hàng nhằm định ra mục tiêu tổng thể của hệ thống phần mềm sau này.
Mô hình này giúp người sử dụng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống. Tuy nhiên, nó cũng thường được làm nhanh do vậy có thể thiếu sự phân tích đánh giá một cách cẩn thận tất cả khía cạnh liên quan đến hệ thống cuối cùng.
- Mô hình Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt và được xem như là sự cải tiến so với những mô hình cũ như mô hình “Thác nước (waterfall)” hay “CMMI”.
Phương thức phát triển phần mềm Agile là một tập hợp các phương thức phát triển lặp và tăng dần trong đó các yêu cầu và giải pháp được phát triển thông qua sự liên kết cộng tác giữa các nhóm tự quản và liên chức năng.
- Mô hình Spiral hay còn gọi là mô hình xoắn ốc. Spiral là sự kết hợp giữa hai mô hình prototyping và mô hình thác nước. Mô hình với điểm nhấn quan trọng là có thể phân tích rủi ro. Bao gồm các bước thiết lập mục tiêu, đánh giá, giảm thiểu rủi ro. Phát triển sản phẩm và lập kế hoạch phát triển.
- Scrum là thuộc họ agile khá linh hoạt. Nguyên tắc chủ đạo trong mô hình này là chia nhỏ module cần phát triển. Lấy ý kiến của khách hàng, thay đổi cho phù hợp với quá trình phát triển.
Đảm bảo sản phẩm release có thể đáp ứng mọi vấn đề khách hàng mong muốn. Mô hình chia dự án thành các vòng lặp có tên là các sprint. Mỗi sprint sẽ phải mất khoảng 30 ngày để hoàn thành. Nếu dự án bạn cần thường xuyên update thì đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
- Cuối cùng trong danh sách này chính là mô hình phần mềm Iterative (mô hình tiếp cận lặp). Quá trình phát triển phần mềm này bắt đầu tùy vào chức năng, yêu cầu riêng biệt.
Cũng có thể được mở rộng sau đó. Quá trình lặp lại cho phép tạo ra được những phiên bản mới cho mọi chu kỳ của sản phẩm. Thời gian lặp lại kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Bao gồm phát triển thành phần riêng biệt trong hệ thống. Sau đó được thêm vào chức năng mà trước đó đã phát triển.
Xem thêm:
- Thiết kế website chuyên nghiệp tại công ty Miko Tech Q3 HCM
- Backend là gì và tầm quan trọng của Backend trong lập trình website
- Lập trình Android là gì, liệu có kiếm được nhiều tiền không?
Vậy bạn đã tìm được câu trả lời “phát triển phần mềm là công việc như thế nào” chưa ? Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì đừng quên Like và Share để GhienCongNghe có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.