Table of Contents

Taptic Engine là gì? Công nghệ phản hồi rung đỉnh cao của Apple có gì đặc biệt
Khám phá

Taptic Engine là gì? Công nghệ phản hồi rung đỉnh cao của Apple có gì đặc biệt

Dù một số hãng smartphone Android thực sự muốn làm theo công nghệ Taptic Engine nhưng họ cũng khó có thể làm được trải nghiệm phản hồi rung đỉnh như trên các thiết bị Apple. Vậy Taptic Engine là gì? Hãy cùng GhienCongNghe giải đáp thắc mắc ngay bên dưới bài viết này nhé.

Taptic Engine là gì vốn là thắc mắc của khá nhiều người bởi bộ phận này không thể nhìn thấy bên ngoài nhưng nó lại đóng vai trò to lớn đến trải nghiệm người dùng. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu rõ hơn về công nghệ Taptic Engine là gì trong phần nội dung tiếp theo đây nhé.

taptic-engine-la-gi-00

Taptic Engine là gì?

Taptic Engine là động cơ rung phản hồi (Vibration Motor) giúp tái tạo lại cảm nhận khi chạm, ấn, như một trackpad hay phím cứng thông thường. Nhiều người còn gọi nhanh đây là bộ rung iPhone.

Taptic Engine lần đầu được Apple tích hợp trên iPhone 6s và đây là sự khác biệt nếu so với những mẫu máy Android lúc đó. Nó hạn chế tiếng kêu lạch cạch khi bạn dùng một phím Home vật lý truyền thống.

Thực tế, Apple không phải hãng đầu tiên nghĩ ra công nghệ này mà trước đó, Blackberry Storm, Motorola ROKR E8 hay nhiều máy Android khác có thể rung lên khi chạm nhưng Apple lại là hãng đưa công nghệ này lên trải nghiệm tốt nhất. Mức rung mô phỏng của Apple gần như thật và Apple đã phải thử qua 3 loại mô-tơ khác nhau trước khi đưa lên iPhone.

taptic-engine-la-gi-01

Điểm nổi bật của Taptic Engine là gì?

Bạn sẽ cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng đến mãnh liệt một cách chính xác và tinh tế đến từ bộ rung Taptic Engine của Apple thiết kế. Apple đã tinh chỉnh cho Taptic Engine của họ rung động khớp nhất với từng cú chạm, theo từng nhịp điệu của chuông báo. Và do tự thiết kế nó, họ có thể đưa ra những thông số đúng nhất cho từng thiết bị để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong khi đó các hãng Android không thể kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm một cách xuyên suốt nên hiệu quả không thể so sánh. Cho dù phần cứng họ dùng tương đương Apple, phần mềm lại rất hờ hững. API mà họ cung cấp cho các nhà lập trình cũng không chu đáo bằng Apple.

taptic-engine-la-gi-00

LG có thể là hãng cho ra các trải nghiệm này gần giống nhất, đơn cử là LG V30. Bằng cách sử dụng công nghệ HD TouchSense thay vì hai hoặc ba các mẫu rung trên giao diện người dùng, LG thực sự đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tinh chỉnh từng chút một ứng dụng để cố gắng tái tạo lại từng chi tiết những trải nghiệm giống như trên iPhone.

Bí mật đằng sau cách hoạt động của Taptic Engine là gì?

Bí mật nằm ở chỗ bộ rung phản hồi xúc giác Tactic Engine và phần mềm kết hợp một cách chính xác với nhau và tái tạo lại cảm giác chạm hoặc chuyển động của một đối tượng trên màn hình hoặc ít xê dịch như một phím bấm hoặc một bàn rê chuột. Công nghệ Taptic Engine bao gồm một khối rung động, phát ra các giao động cộng hưởng khe khẽ khi bạn ấn hoặc chạm.

Taptic Engine kết hợp cùng với Haptic Touch hoặc 3D Touch đã tạo ra trải nghiệm mà không một thiết bị Android nào tại thời điểm hiện tại có thể làm được điều tương tự. Phản hồi rung đem lại cảm giác giống như bạn đang ấn một bề mặt nổi và với mỗi cú chạm, bạn sẽ cảm nhận được độ sâu của phím bấm.

taptic-engine-la-gi-02

Nơi ứng dụng Taptic Engine

Rung phản hồi xúc giác chính là công nghệ cốt lõi đằng sau phím Home vật lý trên iPhone 7, 8, hiệu ứng Force Touch trên bàn rê chuột MacBook và tính năng 3D Touch hay Haptic Touch trên những chiếc iPhone và Apple Watch mới.

Apple đã giới thiệu công nghệ này lần đầu tiên trên chiếc Apple Watch năm 2014 và sau đó được đưa lên iPhone 6S năm 2015. Ứng dụng của Taptic Engine có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí miễn là ở nơi đó, nhà sản xuất muốn đem tới một trải nghiệm rung thực tế như thật thì Taptic Engine sẽ được trang bị. Và Apple đang là hãng làm được điều này tốt nhất.

Tại sao nói Taptic Engine là công nghệ trong tương lai

Apple là một trong những hãng cực kỳ coi trọng Taptic Engine, khi nó chiếm đến một phần diện tích bên dưới màn hình nhỏ bé của Apple Watch, chiếm cả vào phần không gian dành cho pin của iPhone nhưng Apple vẫn không loại bỏ chi tiết này.

Chứng tỏ đây là một trong những trải nghiệm khác biệt dành cho sản phẩm của Apple so với những sản phẩm khác trên thị trường. Bàn rê Force Touch của MacBook cũng được Apple trang bị tính năng phản hồi xúc giác (Taptic Engine) và kết quả là người dùng phản hồi rất tốt về bàn di chuột mới, cảm giác mà không có bất cứ mẫu laptop nào khác trên thị trường có được.

Một trong các tương lai của Taptic Engine có thể nằm ở việc thay thế các bàn phím của Apple bằng một bàn phím không phím cứng, một màn hình cảm ứng hoàn toàn có thể phát hiện lực bấm, đưa ra phản hồi và chỉnh sửa theo ý muốn. Chúng ta vẫn phải chờ đợi điều này trong tương lai.

Những thiết bị của Apple có trang bị Taptic Engine

Hiện nay trong dải sản phẩm của Apple, những dòng máy tính xách tay Macbook phiên bản từ năm 2015 đến nay đều sẽ trang bị Taptic Engine.

Taptic Engine được trang bị trên tất cả những chiếc iPhone từ phiên bản iPhone 6S trở lên, thiết bị đeo Apple Watch. Ngoài ra, bàn di chuột Magic Trackpad cũng có Taptic Engine của Apple cũng có trang bị công nghệ này.

taptic-engine-la-gi-03

Trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về Taptic Engine là gì, một công nghệ tuyệt vời mà Apple đã thiết kế ra. Taptic Engine thật sự đem lại cho người dùng các thiết bị của hãng một trải nghiệm không hãng nào làm được, điều này khiến cho việc sở hữu các thiết bị của Apple rất đáng giá.

Xem thêm:

Nếu thấy bài viết giải đáp Taptic Engine là gì này hữu ích với bạn, hãy Like và Share để ủng hộ chúng tôi tiếp tục phát triển và ra thêm nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn và hữu ích khác nhé.