Table of Contents

Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager – bạn đã biết chưa? (phần 2)
Windows

Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager – bạn đã biết chưa? (phần 2)

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã đều tìm tới Task Manager của Windows mỗi khi một phần mềm nào đó bị đơ hay máy bị giật lag. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ ngọn ngành về công cụ Task Manager này chưa? Xin mời tới cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager.

Trong bài viết trước, GhienCongNghe đã gửi tới các bạn cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager phần 1. Chúng ta đã cùng nói sơ qua về chức năng của từng loại tab trong Task Manager và tìm hiểu kĩ về tab Processes, cũng là tab phổ biến nhất đối với người dùng phổ thông. Trong phần 2 này, ta sẽ cùng tìm hiểu về các tab Performance, App History, StartupUsers nhé!

Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager (Phần 2)

Xem thông tin hiệu suất (Performance)

Windows task managerTab Performance cung cấp các biểu đồ thời gian thực thể hiện mức sử dụng tài nguyên hệ thống như là CPU, bộ nhớ, ổ đĩa, mạng, và GPU. Nếu bạn có nhiều ổ đĩa, thiết bị mạng hay GPU thì chúng sẽ được biểu hiện riêng từng cái.

Bạn sẽ thấy các biểu đồ nhỏ ở bên tay trái, bấm vào mỗi cái để xem biểu đồ lớn hơn ở bên tay phải. Biểu đồ này cho thấy mức sử dụng tài nguyên trong vòng 60 giây vừa qua.

Xem thêm:

Ngoài ra, tab Performance còn cho biết thông tin phần cứng hệ thống:

  • CPU: Hiển thị tên và số hiệu CPU của bạn, tốc độ và số nhân của nó. Nó còn hiển thị thời gian “uptime” của hệ thống, nghĩa là khoảng thời gian máy bạn đã chạy kể từ khi được bật lên.
  • Memory: Hiển thị mức RAM bạn có, tốc độ của nó và số lượng khe RAM đang được sử dụng. Bạn cũng có thể xem lượng bộ nhớ bị lấp đầy bởi dữ liệu đệm. Dữ liệu này sẽ được sẵn sàng sử dụng nếu hệ thống của bạn cần đến nó, nhưng Windows sẽ tự động xóa dữ liệu đệm và giải phóng bộ nhớ nếu hệ thống cần thêm bộ nhớ để chạy task khác.
  • Disk: Tên và số hiệu của ổ đĩa của bạn, kích cỡ và tốc độ đọc và ghi hiện tại.
  • Wi-Fi hoặc Ethenet: Windows sẽ hiển thị tên và địa chỉ IP của adapter mạng.
  • GPU: Hiển thị các biểu đồ khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau. Ví dụ, 3D với encode hoặc decode video. GPU có bộ nhớ riêng của nó, vì thế nó còn biểu hiện mức sử dụng bộ nhớ GPU. Bạn cũng có thể thấy tên và mã hiệu của GPU của bạn và phiên bản driver của nó tại đây.Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager - bạn đã biết chưa? (phần 2)

Bạn cũng có thể thu nhỏ cửa sổ tab Performance lại nếu bạn muốn nó hiển thị mọi lúc trên màn hình máy tính. Bạn chỉ cần click đôi vào bất kì chỗ trống nào ở bảng điều khiển bên phải, và tab Performance sẽ được thu nhỏ thành 1 cửa sổ luôn nằm ở trên các cửa sổ khác. Bạn cũng có thể click phải vào biểu đồ và chọn “Graph Summary View” để kích hoạt chế độ này.

Nút “Open Resource Monitor” ở dưới cùng dùng để mở công cụ Resource Monitor, có tác dụng cung cấp thêm các thông tin chi tiết về mức sử dụng GPU, bộ nhớ, ổ đĩa và mạng của từng tiến trình riêng biệt.Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager - bạn đã biết chưa? (phần 2)

Thăm dò App History

Tab App History chỉ áp dụng cho các ứng dụng Universal Windows Platform (UWP). Nó không hiện thông tin về các ứng dụng máy tính Windows thông thường, vì thế nó cũng không quá hữu ích với nhiều người.Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager - bạn đã biết chưa? (phần 2)

Ở phần trên cùng cửa sổ, bạn sẽ thấy ngày Windows bắt đầu thu thập dữ liệu sử dụng tài nguyên. Danh sách này hiển thị các ứng dụng UWP và thời gian hoặc động CPU và mạng được sử dụng bởi các ứng dụng kể từ ngày đó. Bạn có thể click chuột phải vào tiêu đề để kích hoạt thêm vài tùy chọn giúp tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kết nối mạng:

  • CPU Time: Lượng thời gian CPU mà chương trình đã sử dụng trong khung thời gian này.
  • Network: Tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua mạng bởi các phần mềm trong khung thời gian này.
  • Metered Network: Tổng lượng dữ liệu được truyền tải qua mạng Metered Network. Bạn có thể cài đặt chọn metered network để có thể lưu dữ liệu trên đó. Tùy chọn này dùng cho kết nối mạng bị giới hạn dung lượng, như mạng điện thoại.
  • Tile Updates: Lượng dữ liệu mà phần mềm đã tải để hiển thị live tile đã được update trên Start Menu của Windows 10.
  • Non-metered Network: Lượng dữ liệu được truyền tải qua mạng non-metered network.
  • Downloads: Lượng dữ liệu được tải xuống bởi các phần mềm.
  • Uploads: Lượng dữ liệu được tải lên bởi các phần mềm.

Quản lý các phần mềm Startup (Tự động khởi động khi bật máy tính)

Tab Startup là công cụ quản lý các phần mềm startup (phần mềm tự động chạy khi bật máy) của Windows 10. Nó liệt kê ra tất cả phần mềm tự động chạy khi bạn đăng nhập vào tài khoản người dùng.Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager - bạn đã biết chưa? (phần 2)

Để vô hiệu hóa một phần mềm startup, click chuột phải vào nó và chọn Disable hoặc bấm nút Disable nằm ở dưới danh sách. Để tái kích hoạt thì bấm nút Enable. Bạn cũng có thể dùng Settings > Apps > Startup Interface để quản lý các phần mềm startup.

Trên góc phải của cửa sổ, bạn sẽ thấy dòng “Last BIOS time” trên một vài hệ thống. Nó sẽ hiển thị lượng thời gian cần thiết để BIOS của bạn khởi động phần cứng trong lần khởi động PC gần đây nhất.

Như các tab khác, bạn cũng có thể click chuột phải vào tiêu đề cột bất kì để thêm các cột khác vào:

  • Name: Hiển thị tên của phần mềm
  • Publisher: Tên nhà phát hành phần mềm.
  • Status: Nếu phần mềm nào được phép tự khởi động khi bật máy tính thì sẽ được ghi là “Enabled”. Còn nếu đã vô hiệu hóa thì sẽ ghi “Disabled”.
  • Startup Impact: Ước lượng mức sử dụng tài nguyên CPU và ổ đĩa của phần mềm. Phần mềm nhẹ thì sẽ hiển thị là “Low” còn phần mềm nặng là “High”. Phần mềm đã bị vô hiệu hóa thì sẽ ghi là “None”. Bạn có thể tăng tốc độ khởi động máy bằng cách vô hiệu hóa phần mềm với mức “High” thay vì phần mềm mức “Low”.
  • Startup Type: Hiển thị loại startup do “Registry” hay do nằm trong thư mục startup (“Startup”).
  • Disk I/O at Startup: Đo lường hiệu năng của phần mềm trên ổ đĩa khi được khởi động, được hiển thị dưới dạng MB. Windows đo và lưu lại
  • CPU at Startup: Thời gian CPU tiêu tốn để một phần mềm khởi động khi bật máy, hiển thị dưới dạng ms.
  • Running Now: Nếu 1 phần mềm startup đang chạy thì ở đây sẽ ghi “Running”. Nếu là ô trống thì có nghĩa là phần mềm này đã bị tắt.
  • Disabled Time: Nếu bạn đã vô hiệu hóa một phần mềm startup thì ngày giờ lúc bạn vô hiệu hóa sẽ được ghi ở đây.
  • Command Line: Cột này hiển thị đầy đủ đường dẫn của phần mềm startup.

Kiểm tra người dùng (Users)

Cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager - bạn đã biết chưa? (phần 2)Tab Users hiển thị danh sách các người dùng đã đăng nhập vào máy và các tiến trình đang chạy của họ. Nếu bạn là tài khoản duy nhất đăng nhập vào máy tính tính thì nó sẽ chỉ hiển thị tài khoản của bạn thôi. Nếu người dùng khác đã đăng nhập vào và khóa phiên làm việc của họ lại nhưng vẫn chưa đăng xuất thì ở đây sẽ ghi là “Disconnected”. Tab này cũng sẽ hiển thị lượng CPU, bộ nhớ, ổ đĩa, mạng, và các tài nguyên hệ thống khác được sử dụng bởi các phần mềm đang chạy dưới mỗi tài khoản người dùng Windows khác nhau.

Bạn có thể ngắt kết nối một tài khoản bằng cách click chuột phải vào và chọn “Disconnect” hoặc đăng xuất bằng cách click chuột phải và chọn “Sign Off”. Tùy chọn “Disconnect” sẽ ngắt kết nối tài khoản với máy tính, nhưng các phần mềm vẫn còn chạy và người dùng có thể đăng nhập vào lại để sử dụng tiếp. Còn “Sign Off” sẽ tắt hết tất cả tiến trình, giống như đang xuất ra khỏi máy tính vậy.

Tại đây bạn cũng có thể quản lý tiến trình của các tài khoản người dùng khác.

Nếu bạn click chuột phải vào tiêu đề của cột bất kì, bạn sẽ thấy các loại cột như sau:

  • ID: Mỗi tài khoản được đăng nhập vào thì sẽ có số ID riêng của nó. Số “0” để chỉ các dịch vụ của hệ thống. Bạn không cần phải để ý tới những con số này nên theo mặc định thì cột này sẽ được ẩn đi.
  • Session: Hiển thị loại phiên làm việc. Nếu nó ghi là “Console” thì nghĩa là nó đang truy cập vào hệ thống nội bộ của bạn. Tính này chủ yếu sử dụng cho các hệ thống máy chủ điều khiển máy tính từ xa.
  • Client Name: Nếu đang điều khiển máy tính từ xa thì tên hệ thống khách hàng đang truy cập vào máy sẽ được hiện ở đây.
  • Status: Tình trạng của phiên làm việc. Ví dụ, nếu một người dùng đã khóa phiên làm việc của họ lại thì ở đây sẽ ghi là “Disconnected”.
  • CPU: Tổng lượng CPU đang được sử dụng bởi các tiến trình của người dùng.
  • Memory: Tổng lượng bộ nhớ đang được sử dụng bởi các tiến trình của người dùng.
  • Disk: Tất cả hoạt động trên ổ đĩa của tiến trình người dùng.
  • Network: Tất cả hoạt động mạng của tiến trình người dùng.

Vậy là chúng ta đã xong phần 2 của cẩm nang toàn tập về Windows Task Manager của GhienCongNghe, hãy đón chờ các phần sau của tụi mình nhé. Nếu có thắc mắc hay góp ý gì thì các bạn hãy để lại comment cho GhienCongNghe biết nha!

Theo howtogeek.com