Table of Contents
Bạn đang lo lắng máy tính Win 10 bị treo không tắt được? Đừng lo, bạn vẫn có thể tắt máy tính của mình một cách an toàn bằng bàn phím. Trong bài viết này, GhienCongNghe sẽ hướng dẫn bạn cách tắt máy tính bằng bàn phím trên các thiết bị máy tính khác nhau ra sao nhé.
Cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Windows
Cách tắt máy tính bằng phím tắt trên mọi phiên bản Win
Hướng dẫn chung cách tắt máy tính bằng phím tắt trên mọi phiên bản Win như sau:
Nếu máy tính đang mở phần mềm hay trình duyệt, hoặc bất cứ ứng dụng nào khác cần nhấn tổ hợp phím Windows + D để trở về màn hình Desktop. Tiếp tục nhấn tổ hợp phím Alt + F4 để tắt máy tính nhanh trên các phiên bản Windows và nhấn Enter để tắt máy.
Cách làm từng bước cụ thể:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + D để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở và chuyển sang màn hình nền. Một lời khuyên là nếu bạn có chương trình đang mở, bạn nên thoát từng chương trình để lưu công việc của mình trước khi chuyển sang màn hình nền và tắt máy tính.
Bước 2: Sau đó, bạn nhấn tổ hợp phím Alt + F4 và sử dụng phím mũi tên lên xuống để chọn vào tùy chọn Tắt máy (Shut down).
Bước 3: Cuối cùng nhấn Enter để hoàn tất quá trình tắt
Thao tác cụ thể đối với từng phiên bản trên Windows như thế nào.
Cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Win 10, 11 và 8
Đối với 3 hệ điều hành này sau của Win là Win 10, 11, và 8 sẽ sử dụng chung phím tắt Windows + X rồi nhấn liên tiếp 2 lần U để tắt máy tính.
Cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Win 7
Nếu đang dùng Windows 7 thì người dùng có thể nhấn tổ hợp phím Windows + phím mũi tên phải, rồi nhấn Enter để tắt máy tính là được.
Nếu máy tính Windows XP sẽ dùng tổ hợp phím Ctrl + Esc hoặc Windows và nhấn U liên tiếp 2 lần.
Cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Mac
Đối với những bạn đang sử dụng Mac, cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn nhấn Control + Power để mở bảng lựa chọn, bao gồm: Restart/Sleep/Shutdown.
Bước 2: Tiếp đến sử dụng mũi tên lên xuống để lựa chọn vào Shutdown.
Bước 3: Cuối cùng, bạn nhấn Enter để macOS bắt đầu tiến trình tắt máy.
Cách tắt máy tính bằng bàn phím trên Linux
Trong Windows, bạn có thể sử dụng phím tắt Alt + F4 để tắt máy. Nhưng Linux không có tính năng như vậy. Để có thể tắt máy bằng bàn phím đối với Linux phức tạp hơn nhiều
Bước 1: Mở một thiết bị đầu cuối và nhập lệnh sau. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu.
Bước 2: Bạn vào Cài đặt hệ thống (All settings), chọn Bàn phím (Keyboard Layouts). Trong tab phím tắt, nhấp vào Phím tắt tùy chỉnh (Custom Shortcuts).
Bước 3: Sau đó, nhấn vào nút Thêm phím tắt tùy chỉnh (Add Custom Shortcuts) và một cửa sổ bật lên sẽ mở ra. Trong đó thêm tên là “Shutdown” và lệnh là “shutdown -h now”. Sau đó nhấp vào Thêm (Add).
Bước 4: Sau khi thêm, bạn sẽ nhận được danh sách các phím tắt như hình bên dưới. Chọn vào tổ hợp phím Ctrl + Alt + K để chỉ định phím tắt. Sau này, mỗi lần bạn sử dụng tổ hợp phím này, máy tính của bạn sẽ được tắt nguồn ngay lập tức.
Các câu hỏi thường gặp khác
Cách tắt máy tính khi bị đơ?
Khi máy tính bị đơ, treo máy bạn có một giải pháp hữu hiệu để tắt máy đó là sử dụng tổ hợp phím. Mỗi loại máy tính sẽ có một cách tắt khác nhau ứng với những cách mà GhienCongNghe đã chia sẻ.
Cách restart máy tính bằng bàn phím
Tương tự với cách tắt máy, chỉ khác là khi hộp thoại Restart/Sleep/Shutdown hiện ra, thay vì chọn Shutdown thì bạn chọn Restart. Các thao tác còn lại thực hiện tương tự là được.
Tắt máy tính bằng nút nguồn có tốt không?
Tắt máy bằng cách này sẽ khiến những việc bạn đang làm dang dở sẽ không được lưu lại và có thể gây hư hỏng cho các tập tin hệ thống. Đây là cách không được ủng hộ bởi sử dụng nhiều sẽ gây hư hại cho máy. Tuy nhiên, trong một vài tình huống bất khả kháng, bạn vẫn có thể sử dụng cách này để tắt máy.
Xem thêm:
- UEFI là gì? Đâu là những tính năng vượt bậc của nó so với BIOS truyền thống
- Khắc phục Win 10 không nhận USB đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà
- Bạn cần biết 6 điều này trước khi quyết định có nên update Win 11
Hy vọng với những chia sẻ về cách tắt máy tính bằng bàn phím đã giúp ích cho bạn. Đừng quên Like, Share bài viết để GhienCongNghe có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.