Table of Contents
Nếu bạn sử dụng chung máy tính với người khác thì bạn nên nghĩ tới việc bảo mật tài liệu và dữ liệu của mình. Có hàng tá cách để làm điều này phụ thuộc vào phiên bản Windows bạn đang sử dụng. Trong bài viết này, hãy để GhienCongNghe bật mí cho bạn 3 tuyệt chiêu đặt pass cho folder để bảo vệ dữ liệu quý giá của mình nhé!
Bạn nên luôn luôn cài đặt một tài khoản cho mỗi người dùng sử dụng chung một máy tính. Điều này sẽ giúp họ truy cập phần mềm và dữ liệu họ muốn.
Trước khi đi sâu vào từng phương pháp thì dưới đây là một số lưu ý nhỏ:
-
Để đặt pass cho folder thì trước hết bạn sẽ cần mở menu “Properties” của folder đó đã.
-
Không có cách nào để khôi phục pass của folder trong trường hợp bạn lỡ quên đâu nên hãy đảm bảo rằng bạn có ghi chép mật khẩu lại ở đâu đó.
-
Trước khi bạn đặt pass cho folder thì bạn nên sao lưu dữ liệu vào một bộ nhớ ngoài để vẫn có thể truy cập được vào dữ liệu này phòng khi bạn quên mất mật khẩu.
-
Bạn chỉ có thể đặt pass cho folder trên Windows 10 Pro thôi – không thể thực hiện thao tác này trên Windows 10 Home.
Đặt pass cho folder
Cài đặt pass cho folder có nghĩa là bạn cần phải nhập mật khẩu vào để có thể xem các dữ liệu trong folder đó. Bạn cũng có thể đặt pass cho từng file riêng lẻ trong một folder đã được đặt pass hoặc là không. Các bước đặt pass bảo mật cho file hoặc folder đều thao tác giống nhau.
Sử dụng tính năng có sẵn của Windows (Windows 7 và Windows 10 Pro)
- Bước 1: Mở Windows Explorer, chọn folder bạn muốn cài pass và click chuột phải.
- Bước 2: Chọn Properties từ menu hiện ra. Chọn tab General.
- Bước 3: Chọn nút Advanced, sau đó chọn Encrypt content to secure data. Nhấn OK. Tên người dùng và mật khẩu Windows của bạn sẽ được sử dụng.
- Bước 4: Khi trở về cửa sổ chính, chọn Apply.
- Bước 5: Trong cửa sổ Confirm Attribute Changes, bạn có thể chọn Apply changes to this folder only (Chỉ áp dụng thay đổi cho folder này) hoặc Apply changes to this folder, subfolders and files (Áp dụng thay đổi cho cả folder, subfolder và file ở trong).
- Bước 6: Click OK
- Bước 7: Một thông báo hiện lên để hỏi bạn muốn sao lưu mã bảo mật không. Chọn Backup now.
- Bước 8: Cắm USB vào máy tính và làm theo các bước hướng dẫn để tạo chứng nhận bảo mật và xuất ra ổ USB.
Lưu ý: bước cuối cùng không bắt buộc phải làm nhưng nếu bạn bỏ qua thì sẽ có nguy cơ bạn sẽ bị mất pass bảo mật trong tương lai.
Bởi vì Windows 8 và Windows 10 Home không có tính năng đặt pass cho folder nên bạn có thể tải và cài đặt phần mềm thứ ba hoặc sử dụng cách nén folder lại.
Nén folder
Cài đặt pass cho folder đã được nén lại cũng là một phương án thay thế hiệu quả trong trường hợp phiên bản Windows của bạn không hỗ trợ tính năng cài đặt mật khẩu bảo mật. Bạn lưu trữ dữ liệu bạn muốn bảo vệ vào một file nén zip và sau đó có thể cài đặt pass cho file zip đó một cách dễ dàng.
- Bước 1: Mở Windows Explore, chọn và click chuột phải vào các files bạn muốn nén vào một file zip.
- Bước 2: Chọn Send to > Compressed (zipped) folder. Sau đó đặt tên cho file zip mới được tạo.
- Bước 3: Click đôi vào file zip đó, chọn File > Set default password.
- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin và click Apply.
Ẩn folder
Khi bạn ẩn một folder hay file trong Windows thì cái folder hay file đó sẽ không xuất hiện trong danh sách tệp tin, trừ khi bạn không tick vào ô tùy chỉnh Don’t show hidden files, folders, or drives.
Windows 7,8 và 10
- Bước 1: Click chuột phải vào file hoặc folder bạn muốn ẩn. Chọn Properties.
- Bước 2: Chọn tab General, dưới mục Attributes, chọn Hidden.
- Bước 3: Chọn Apply.
Nếu như file hoặc folder đã ẩn mà vẫn còn hiện lên trong danh sách tệp tin thì bạn cần phải kích hoạt một tùy chọn khác:
- Bước 1: Trong Windows Explorer, chọn tab File.
- Bước 2: Chọn Options, sau đó chọn tab View.
- Bước 3: Dưới mục Hidden files and folders, chọn Don’t show hidden files, folders, or drives.
Để xem file hoặc folder bị ẩn thì chỉ cần lặp lại hướng dẫn trên, nhưng lần này hãy click Show hidden files, folders, and drives.
Kết
Mặc dù Microsoft đã loại bỏ tính năng cài đặt pass cho folder rồi nhưng bạn vẫn có thể bảo mật thông tin và dữ liệu riêng tư của bạn bằng cách cài đặt pass cho folder được nén hoặc ẩn file và folder đi để chúng không hiện lên trong danh sách tệp tin.
Vậy là GhienCongNghe đã bật mí cho bạn 3 tuyệt chiêu đặt pass cho folder giúp bảo mật an toàn dữ liệu của bạn. Nếu thấy bài viết này có ích thì hãy chia sẻ và để lại comment cho tụi mình biết nhé!
Theo businessinsider.com và crucial.com