Table of Contents
Khi máy tính quá nóng, thường là do bộ xử lý trung tâm (CPU) quá nóng. Điều này có thể xảy ra vì một số lý do như thiếu thông gió, bụi hoặc các bộ phận bị trục trặc. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy rằng máy tính của mình nóng hơn bình thường, hãy theo dõi bài viết dưới đây của GhienCongNghe để biết cách kiểm tra nhiệt độ CPU nhé.
Tại sao bạn cần kiểm tra nhiệt độ CPU?
CPU được coi như bộ não của máy tính có trách nhiệm chính trong việc khởi chạy máy tính. Khi quá nóng, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho phần cứng của bạn. Bạn nên đo nhiệt độ CPU định kỳ để đảm bảo rằng PC của mình vẫn đang hoạt động bình thường ở mức bình thường.
Nhiệt độ CPU cao do ép xung
Máy tính của bạn có thể quá nóng do bạn đang ép xung CPU. Ép xung là khi bạn sửa đổi bộ xử lý trung tâm của mình để đạt được hiệu suất cao hơn so với ban đầu, nó giống như lắp IC vượt tua trên xe máy vậy. Điều này có thể khiến nhiệt độ của CPU của bạn tăng lên vì nó đang bị buộc phải làm việc nhiều hơn so với tính toán trước đó của nhà sản xuất.
Nhiệt độ CPU tăng cao do máy tính mỏng
Nếu sở hữu một chiếc máy tính mỏng, bạn có thể nhận thấy nó nóng nhanh hơn các máy tính khác. Các nhà sản xuất đã loại bỏ quạt tản nhiệt trên chúng vì muốn có một thiết kế nhỏ gọn hơn. Mặc dù vậy, chúng vẫn có cùng một bộ vi xử lý trung tâm rất mạnh, điều đó sinh ra nhiệt khi sử dụng. Thường thì chủ sở hữu của những máy tính mỏng này thường mua các phụ kiện bên ngoài để làm mát máy tính của họ.
Đo nhiệt độ CPU khi máy tính quá cũ
Sau khi sử dụng thiết bị của bạn trong một thời gian dài, làm bụi tích tụ khiến quạt không thể làm mát CPU. Giữ máy tính của bạn sạch sẽ khỏi bụi bặm có thể giúp kéo dài tuổi thọ của nó dài hơn bình thương. Thực hiện kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên phần cứng của máy tính để đảm bảo quạt luôn sạch sẽ.
Ngoài các bộ phận bẩn hoặc bị ăn mòn, máy tính cũ có nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại cũng có thể làm nóng máy tính của bạn.
Nhiệt độ CPU lý tưởng cho máy tính hoạt động bình thường là bao nhiêu?
Để giữ cho máy tính của bạn ở trạng thái tốt nhất, lý tưởng nhất có thể là bạn nên giữ nhiệt độ CPU dưới 60° C. Bất cứ thứ gì nằm trong khoảng nhiệt độ này thì máy tính của bạn sẽ có thể hoạt động tốt nhất mà không gây ra thiệt hại cho máy tính của bạn.
Nếu sau khi đo nhiệt độ CPU của mình và thấy nhiệt độ thường xuyên nằm trong khoảng từ 60°C đến 80°C, thì có lẽ đã đến lúc cần làm nhiệt độ hạ xuống rồi đó. Hãy nhớ kiểm tra quạt tản nhiệt để đảm bảo rằng nó không bị cản trở hoạt động bởi bụi.
Hãy đảm bảo rằng nhiệt độ CPU của bạn không trên 90°C. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho máy tính bạn. Nếu nhiệt độ CPU quá cao, hãy thay thế quạt tản nhiệt và tắt hết các điều chỉnh ép xung đang hoạt động để đảm bảo cho máy.
Cách kiểm tra nhiệt độ CPU thủ công
Có một số cách mà bạn có thể kiểm tra nhiệt độ CPU theo cách thủ công. Nếu bạn là người dùng Windows, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để đo nhiệt độ CPU trên Windows 10.
Thật không may, không có cách nào dễ dàng để kiểm tra nhiệt độ CPU thủ công mà dễ dàng cả, vì vậy bạn sẽ phải truy cập vào ( Basic input-output system) BIOS. BIOS nằm trên bo mạch chủ và là phần mềm đầu tiên khởi động khi bạn bật nguồn máy tính của mình. Nó chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả phần cứng trong thiết bị đang được bật và hoạt động bình thường.
Nhiều PC mới hoạt động với phần mềm Unified Extensible Firmware Interface (UEFI). Phần mềm mới này chạy nhanh hơn nhiều và có ít hạn chế hơn. Bạn có thể kiểm tra phần mềm BIOS / UEFI của mình khi khởi động lại máy tính. Khi máy tính của bạn khởi động lại, bạn sẽ phải ấn một phím trên bàn phím để có thể truy cập vào đó (thường là: F12, F2, ESC hoặc DEL).
Kiểm tra BIOS/UEFI từ Advanced start menu trong Windows 10:
Bước 1 : Mở Settings lên.
Bước 2 : Di chuyển đến mục Update & Security.
Bước 3: Chọn Recovery phía bên trái cửa sổ.
Bước 4 : Nhấp chọn Restart now trong phần Advanced startup.
Bước 5: Chọn Troubleshoot từ màn hình khởi động lại.
Bước 6: Chọn Advanced options.
Bước 7: Nhấp vào UEFI Firmware Settings.
Bước 8 : Bấm Restart để truy cập cào cài đặt UEFI.
Sau đó, bạn sẽ được đưa đến một màn hình khác nơi bạn có thể tìm thấy nhiệt độ CPU của mình trong phần PC Health Status hoặc System Hardware Monitor.
Cách đo nhiệt độ CPU bằng phần mềm Core Temp
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách đơn giản và nhanh chóng hơn cách trên để kiểm tra nhiệt độ CPU của mình. Đó là sử dung phần mềm chuyên dụng để đo nhiệt độ CPU trên cả thiết bị Windows và Mac. Một trong những phần mềm tốt nhất để theo dõi nhiệt độ của tất cả các bộ vi xử lý trên máy tính của bạn đó là phần mềm Core Temp .
Làm theo các bước sau để kiểm tra nhiệt độ CPU với Core Temp:
Bước 1: Tải về, cài đặt và mở nó từ desktop của bạn.
Bước 2: Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ CPU của bạn ở cuối cửa sổ.
Bước 3: Di chuyển xuống cuối thanh tác vụ và chọn “hiển thị các biểu tượng ẩn” để truy cập nhanh Core temps.
Nếu bạn đang muốn kiểm tra nhiệt độ CPU cho macOS thì bạn có thể tải xuống Fanny Widget cho phép bạn theo dõi quạt và nhiệt độ CPU ngay từ thanh menu. Để kiểm soát nhiều hơn, bạn thậm chí có thể tải xuống SpeedFan, cho phép bạn điều khiển tốc độ của quạt theo cách thủ công. Đối với các game thủ và những người muốn truy cập thêm thông tin, bạn có thể tải xuống HWMonitor để có bố cục chi tiết hơn.
5 mẹo để giảm nhiệt sau khi kiểm tra nhiệt độ CPU
Giữ cho máy tính của bạn không bị tổn hại bên trong lẫn bên ngoài là công thức tốt nhất để kéo dài tuổi thọ thiết bị. Hãy thử một số mẹo và phương pháp sau đây để giữ cho nhiệt độ CPU nằm trong khoảng lý tưởng khi hoạt động nhé:
1. Làm sạch PC của bạn
Dùng dẻ lau bụi hoặc chổi quét để loại bỏ những bụi bặm lâu ngày bám trên trong và ngoài PC, hãy chú ý kĩ đến quạt tản nhiệt vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt độ CPU nóng đấy, bạn cũng có thể dùng máy hút bụi để hút chúng nhưng hãy cẩn thận với các linh kiện nhỏ nhé.
2. Tra keo tản nhiệt
Đôi khi vấn đề quá nhiệt có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách lau đi lớp keo tản nhiệt cũ và thêm một lớp keo mới. Đây là tác nhân truyền nhiệt từ CPU của bạn sang bộ làm mát và khi khi sử dụng quá lâu, mất đi chức năng giảm nhiệt CPU của bạn sẽ lại dễ tăng nhiệt độ hơn.
3. Mua cụm tản nhiệt CPU mới
Sau khi sử dụng một thời gian lâu có thể quạt tản nhiệt bị giảm hiệu năng đi nhiều khiến nó hoạt động không còn tốt như ban đâu, việc thay một cụm tản nhiệt mới để đảm bảo CPU được làm mát một cách tốt nhất.
4. Sử dụng chân đế cho máy tính xách tay
Một cách hiệu quạt tản nhiệt có thể đưa gió ra ngoài và bảo vệ thiết bị của bạn là sử dụng giá đỡ máy tính xách tay. Bề mặt cứng và phẳng là cách tốt nhất để giữ cho máy tính xách tay của bạn không bị ngột ngạt. Để máy tính có độ hở so với mặt bàn là cách tốt nhất để gió của quạt tản nhiệt có thể được đẩy ra ngoài và làm mát thiết bị của bạn cũng như CPU.
5. Giữ cho máy tính xách tay của bạn không có phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại là phần mềm được viết với mục đích gây hại cho bạn và thiết bị của bạn. Phần mềm độc hại có thể được các chính phủ sử dụng để tấn công các hệ thống chính phủ nước ngoài khác. Nó có thể được sử dụng để theo dõi thông tin cá nhân, phá hủy tệp, đe dọa và gửi quảng cáo cho bạn, đa số các phần mềm này được chạy ngầm, ép xung và ngốn rất nhiều tài nguyên trên máy tính. Cài đặt phần mềm chống vi-rút là cách hiệu quả nhất để giữ an toàn cho máy tính cũng như thông tin cá nhân của bạn.
Nếu bạn có một máy tính cũ liên tục chạy quá nóng, có thể đã đến lúc thực hiện một số kiểm tra cơ bản trên để bảo vệ cũng như gia tăng tuổi cho cho máy tính của mình. Đo nhiệt độ CPU thường xuyên có thể ngăn ngừa được nhiều hậu quả đnág tiếc cho máy tính của bạn. Nếu các cách trên vẫn không thể giảm đi nhiệt độ của CPU thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thay một PC mới để đạt được hiệu xuất làm việc tốt nhất.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách kiểm tra nhiệt độ CPU và cách khác phục khi nhiệt độ máy tính lên quá cao. Cảm ơn bạn đã theo dõi và quan tâm bài viêt. Nếu có bất kì thắc mắc gì về bài viết hãy để lại bình luận phía dưới để GhienCongNghe giúp bạn giải đáp nhé.
Tham khảo: pandasecurity.com